Nấm âm đạo ít gây nguy hiểm tính mạng nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ khiến nấm lan rộng và gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Theo các nghiên cứu được công bố bởi Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI)(1), có khoảng hơn 75% phụ nữ trên toàn thế giới có nguy cơ mắc phải nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời.

Đây là căn bệnh phổ biến nhất ở phái nữ, đặc biệt là đối với những phụ nữ đã kết hôn hoặc đã có gia đình. Mặc dù phổ biến là vậy nhưng nhiều người vẫn dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa do khác và tự ý điều trị sai cách dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Vậy, nấm âm đạo là bị gì, làm sao để nhận biết nấm âm đạo? Cách để điều trị nấm âm đạo hiệu quả? Hãy cùng Dược sĩ nhà Lavima tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé! 

Nấm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Nhiễm nấm âm đạo là gì? Cách điều trị như thế nào?

I. Nhiễm nấm âm đạo là gì?

Theo định nghĩa của Cleveland Clinic(2), Nấm âm đạo (hay nấm vùng kín, nấm phụ khoa) là tình trạng viêm nhiễm âm đạo do sự phát triển quá mức của nấm (thường gặp nhất là nấm Candida albicans) gây kích ứng, ngứa vùng kín và đau rát.

Khi bị nấm âm đạo, vùng kín nữ thường ngứa ngáy, khó chịu, sưng đỏ, dịch tiết có màu trắng vón cục, thường có mùi hôi. Nấm âm đạo có thể do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó, nhiễm nấm Candida albicans là nguyên nhân chủ yếu nhất.

Ở điều kiện bình thường, nấm tồn tại trong cơ thể con người ở dạng bào tử, tuy nhiên khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng sẽ giúp cho nấm tăng sinh và gây bệnh. Thực tế, hầu hết phụ nữ đều bị nhiễm trùng nấm men ít nhất 1 lần trong đời.

Nấm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Loại nấm âm đạo thường gặp nhất ở phụ nữ là do nấm Candida gây ra, chiếm đến 90%

Thông thường, âm đạo của phụ nữ thường được cân bằng tự nhiên giữa vi khuẩn và nấm men, giữ cho môi trường này lành mạnh. Trong đó, hormone estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi gọi là Lactobacilli.

Những vi khuẩn này có chức năng bảo vệ khỏi sự xâm nhập của các sinh vật gây hại và duy trì sự lành mạnh của âm đạo. Tuy nhiên, khi sự cân bằng này bị xáo trộn, một loại nấm có tên Candida có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát và gây ra việc nhiễm trùng nấm men.

Vậy, có thể thấy nhiễm nấm âm đạo không phải là bệnh lây qua đường tình dục, nhưng việc quan hệ không an toàn vẫn có thể lây nhiễm nấm cho nhau, kể cả quan hệ bằng miệng. Bệnh nhiễm nấm âm đạo có thể điều trị bằng thuốc, tuy nhiên hiệu quả điều trị nấm âm đạo nhanh hay chậm, nấm âm đạo tái phát hay không phụ thuộc vào tình trạng và phác đồ điều trị của mỗi người.

Nấm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Hình ảnh bệnh nhiễm nấm phụ khoa gây ra bởi Candida albicans.

>> Xem thêm: Hình ảnh nấm Candida và cách thử nấm đơn giản bạn cần biết

II. Các dấu hiệu bị nấm vùng kín âm đạo

Nấm Candida thường xuất hiện chủ yếu ở âm đạo, nhưng cũng có thể gây nhiễm bệnh ở miệng, họng, móng tay và nhiều vị trí khác. Ngoài ra, nấm candida ở nam giới cũng là tình trạng phổ biến đáng lưu ý. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh, các triệu chứng lâm sàng có thể biến đổi, những dấu hiệu bị nấm vùng kín thường thấy bao gồm(3):

  • Ngứa ngáy và cảm giác khó chịu là dấu hiệu điển hình.
  • Đỏ, sưng, cảm giác nóng rát âm đạo và âm hộ (phần ngoài của bộ phận sinh dục nữ). 
  • Đau rát khi đi tiểu.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Khí hư ra nhiều bất thường, dịch tiết âm đạo màu trắng đục vón cục như phô mai, có mùi khó chịu.
  • Khí hư thường gắn chặt vào thành âm đạo, có lúc tiết dịch tiết dịch trắng đục hoặc không tiết dịch.
Nấm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Tình trạng viêm âm đạo do nhiễm nấm âm đạo
  • Vùng âm đạo có thể bị sưng đỏ, phù nề, xuất hiện các vết trầy da và trong trường hợp nặng hơn, triệu chứng có thể lan rộng ra cả vùng bẹn, đùi.
  • Đặc biệt, các triệu chứng và dấu hiệu của nấm âm đạo thường gia tăng vào tuần trước khi kinh nguyệt đến.

Các triệu chứng nhiễm nấm âm đạo tương tự như các bệnh khác bao gồm nhiễm khuẩn âm đạo và bệnh lây truyền qua đường tình dục, khiến chúng ta rất dễ nhầm lẫn. Do đó, nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào như trên, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

III. Các nguyên nhân gây nhiễm nấm phụ khoa

Tác nhân phổ biến nhất gây viêm nấm phụ khoa là nấm Candida, trong đó loài thường gặp nhất là C. albicans, C.glabrata và C. tropicalis. Các chủng khác như C. turolosis, C. krusei, C. stellatoide cũng có thể gây bệnh nhưng ít gặp hơn và có thể khó điều trị hơn.

Nấm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Tác nhân gây viêm nấm âm đạo phổ biến nhất là Candida albicans.

Hiện nay, bệnh viêm nấm phụ khoa ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân đa dạng, có 6 nguyên nhân bị nấm vùng kín chủ yếu gồm:

  • Rối loạn nội tiết tố: Những thay đổi hormone do mang thai, cho con bú, mãn kinh hay dùng thuốc tránh thai có thể làm thay đổi sự cân bằng môi trường âm đạo, từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
  • Bệnh đái tháo đường: Sự gia tăng lượng đường trong màng nhầy của âm đạo tạo ra môi trường thuận lợi cho nấm men phát triển.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Nếu bạn nhiễm HIV hoặc một số bệnh lý khác như ung thư, đái tháo đường, hội chứng thận hư,… làm suy giảm hệ thống miễn dịch sẽ tạo điều kiện cho nấm âm đạo phát triển.
  • Quan hệ tình dục: Nấm âm đạo vẫn có thể truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm nấm, đặc biệt là khi quan hệ bằng miệng.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Kháng sinh có thể làm tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại, từ đó làm xáo trộn sự cân bằng của môi trường âm đạo, nấm men phát triển lấn át và gây viêm nhiễm âm đạo.
  • Thói quen vệ sinh vùng kín: Việc thụt rửa sâu vào âm đạo hay sử dụng các dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn cao có thể làm thay đổi sự cân bằng hệ vi sinh và pH trong âm đạo.
Nấm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Thụt rửa âm đạo có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm vùng kín.

IV. Bị nấm âm đạo khi nào nên gặp bác sĩ?

Nấm âm đạo tuy không gây nguy hiểm tính mạng, không phải là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dễ gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Bởi thế, bạn cần đi khám ngay nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Đây là lần đầu tiên bạn có triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo, bạn không chắc mình có bị đang nhiễm nấm âm đạo hay không và muốn xác định.
  • Bạn đã nhiễm nấm âm đạo và các triệu chứng không thuyên giảm sau khi điều trị đủ liều thuốc kháng nấm (loại thuốc không kê đơn).
  • Triệu chứng của bạn bị nặng hơn hay xuất hiện thêm các triệu chứng mới gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống phụ nữ.
Nấm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Bạn nên đi khám ngay khi gặp các triệu chứng đặc trưng của nấm âm đạo.

V. Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị nấm âm đạo tốt nhất

1. Phương pháp chẩn đoán

Khi tiến hành thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin liên quan đến triệu chứng, tiền sử bệnh cũng như các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ có thể kiểm tra pH âm đạo cũng như thăm khám khu vực âm đạo để tìm các dấu hiệu viêm nhiễm như nổi mẩn đỏ, sưng tấy, khí hư trắng đục vón cục,…

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu dịch tiết tại âm đạo và soi tươi dưới kính hiển vi hoặc cấy dịch để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, để từ đó có các biện pháp điều trị phù hợp.

2. Cách điều trị nấm âm đạo hiệu quả và tốt nhất

Khi bạn có nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của bản thân, hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng kín, hãy đến thăm khám các chuyên gia phụ khoa đáng tin cậy để đảm bảo được chẩn đoán và điều trị chính xác bởi bác sĩ.

Trong đó, đễ chữa nấm âm đạo hiệu quả nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất nhiễm nấm của người bệnh. Nếu triệu chứng nhẹ đến trung bình và tần suất tái lại ít, bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc trị nấm candida âm đạo như sau:

  • Kháng nấm ngắn hạn: Bác sĩ có thể chỉ định kem bôi hoặc thuốc đặt kháng nấm không kê đơn chứa miconazole hoặc clotrimazole trong 1 – 7 ngày.
  • Thuốc uống đơn liều: Kê đơn thuốc uống Itraconazol 100mg (dùng 2 viên/ngày, uống trong 3 – 5 ngày) hay dùng fluconazole 150mg với liều duy nhất. Lưu ý phụ nữ có thai không nên dùng fluconazole đường uống.

Nếu việc điều trị không hiệu quả, triệu chứng nặng hoặc tái phát nhiều lần (≥ 4 lần/năm), bạn cần đi tái khám để bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị thích hợp:

  • Kháng nấm kéo dài: Bác sĩ kê toa thuốc chống nấm hàng ngày trong tối đa hai tuần, sau đó mỗi tuần một lần trong sáu tháng.
  • Thuốc uống đa liều: Bác sĩ có thể kê đơn kháng nấm đường uống 2 – 3 liều thay cho thuốc bôi hay đặt âm đạo, tuy nhiên phương pháp này không khuyến nghị cho phụ nữ mang thai.
  • Acid boric: Thuốc dạng viên nang đưa vào âm đạo, dùng trong trường hợp nấm kháng với các thuốc kháng nấm thông thường. Lưu ý, tuyệt đối không dùng acid boric bằng đường uống.
Nấm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Để điều trị bằng thuốc kháng nấm hiệu quả cần tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ.

VI. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm âm đạo do nấm

Một số lưu ý chị em cần nắm khi sử dụng thuốc điều trị nấm âm đạo:

  • Những loại thuốc nêu trên không được khuyến cáo dùng để chữa nấm âm đạo khi mang thai, nhất là cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng. 
  • Có thể xảy ra tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là khi sử dụng liều cao hoặc không đúng cách. Do đó, nếu nhận thấy có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ điều trị.
  • Thận trọng ở những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, bị suy gan hoặc suy thận nặng, thiếu máu cục bộ.
  • Ngưng thuốc ngay khi phát sinh tác dụng phụ có liên quan đến hệ thần kinh trung ương. 
  • Tránh mang thai trong và sau 2 tháng dùng thuốc.
  • Điều trị cho cả bạn tình nếu bạn bị tái nấm quá nhiều lần.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, bởi điều này sẽ có thể làm nhờn thuốc và càng khó điều trị dứt điểm hơn.

VII. Cách ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo cho phụ nữ

Để hạn chế nguy cơ nhiễm nấm âm đạo, các chị em nên lưu ý:

  • Tránh mặc quần bó sát, nên sử dụng quần lót có chất liệu thoáng mát
  • Tránh thụt rửa âm đạo.
  • Vệ sinh sạch sẽ và giữ cho vùng kín luôn được khô thoáng, có thể sử dụng gel phụ khoa như gel rửa Lavima hoặc gel bôi Lavima Antimic để hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Không nên tắm nước quá nóng.
  • Không lạm dụng kháng sinh khi không thực sự cần thiết.
  • Không nên để quần áo, khăn tắm ẩm ướt trong thời gian dài.
  • Chế độ ăn uống nhiều rau xanh, giảm lượng đường, bổ sung lợi khuẩn, tăng sức đề kháng như ăn sữa chua không đường hoặc dùng viên uống lợi khuẩn vùng kín như Lavima Biotic.
Nấm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Quần áo ẩm ướt trong thời gian dài dễ tạo điều kiện cho nấm phát triển.

VIII. Bị nấm vùng kín có nguy hiểm không? Biến chứng

Giải đáp cho câu hỏi “Bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không”, theo các bác sĩ, bệnh viêm nhiễm nấm âm đạo – âm hộ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như: Nấm lan ra các bộ phận xung quanh gây viêm vùng chậu, viêm đường tiết niệu,… có thể dẫn đến vô sinh, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung…

Ngoài ra, nấm còn gây ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng, tăng nguy cơ sanh non và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí của chị em. Tuy nhiên, nhiễm nấm âm đạo có thể được điều trị khỏi bằng việc sử dụng thuốc theo đúng phác đồ kết hợp giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm nấm phát triển.

Nấm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Bị nấm âm đạo có nguy hiểm không? Có khỏi được không?

IX. Các đối tượng dễ bị nhiễm nấm âm đạo? 

Theo nghiên cứu, có tới 75% phụ nữ trải qua ít nhất một lần trong đời vấn đề về nấm âm đạo, nhất là những nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ cao bao gồm:

  • Người bị tiểu đường.
  • Người có hệ thống miễn dịch yếu như bệnh nhân ung thư, đái tháo đường, HIV/AIDS,…
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người đang sử dụng kháng sinh rộng phổ.
  • Người đang sử dụng thuốc corticosteroid.
  • Phụ nữ đang sử dụng các công cụ tránh thai bên trong tử cung (ví dụ như vòng tránh thai).
  • Những người có lối sống không lành mạnh và quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình.
  • Người không biết cách vệ sinh âm đạo đúng cách.
  • Bệnh nấm âm đạo thường không phổ biến ở phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh. Hơn nữa, những người đang sử dụng liệu pháp hormone toàn thân cũng ít khi gặp phải vấn đề này trong lĩnh vực phụ khoa.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng và nguyên nhân của viêm âm đạo, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và những điều cần lưu ý khi điều trị. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về tình trạng này.

Trong đó, nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ thêm về cách chăm sóc sức khỏe vùng kín khi bị nấm âm đạo thì có thể liên hệ đến hotline 0963 910 188 để đội ngũ Dược sĩ Đại học nhà Lavima.vn hỗ trợ tận tâm và tốt nhất!

Nguồn tham khảo: 

(1)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4438529/

(2)https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/5019-vaginal-yeast-infection

(3)https://www.healthline.com/health/vaginal-yeast-infection#symptoms

5/5 - (1 bình chọn)
Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok