Viêm lộ tuyến cổ tử cung là căn bệnh phổ biến ở nữ giới đã từng quan hệ hoặc trải qua thời kỳ sinh đẻ. Thực chất, bệnh là tình trạng tuyến tiết ở bên trong cổ tử cung xâm lấn ra bên ngoài, tạo thành mảng hồng sần sùi. Giai đoạn đầu bệnh chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt bởi khí hư ra nhiều, thi thoảng gây ngứa.
Nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp thì sẽ tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe chị em: viêm nhiễm nặng lan rộng ra cả âm đạo, cổ tử cung và các bộ phận xung quanh; đau buốt khi đi tiểu; đau vùng bụng dưới, vùng eo và vùng chậu. Lúc này vùng lộ tuyến đã lan rộng hơn 1 cm (viêm lộ tuyến cấp độ 2, độ 3). Để điều trị trị viêm lộ tuyến bị chảy máu hiệu quả, cần can thiệp các thủ thuật ngoại khoa để trực tiếp loại bỏ gốc rễ bệnh – các tế bào lộ tuyến. Tuy nhiên, nói thì đơn giản như thế nhưng diệt tuyến xong đâu đã xong.
Vì cần thời gian để các vết đốt này liền sẹo và cổ tử cung trở lại tình trạng như ban đầu. Thời gian này, cả 10 người diệt tuyến thì 10 người đều thấy xuất hiện dịch vàng ra liên tục và có cả máu. Lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc tình trạng bệnh nhưng đa phần sẽ sinh ra tâm lý lo ngại cho chị em. Nhìn thấy máu có mấy ai không tròn mắt giật mình. Vậy trị viêm lộ tuyến bị chảy máu có nguy hiểm không?
Đọc thêm:
+ Cách chữa viêm cổ tử cung hiểu quả nhất
+ Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
+ Chữa viêm lộ tuyến bằng đốt điện
Trị viêm lộ tuyến bị chảy máu là do đâu?
Khi diệt tuyến bằng thủ thuật nào đi chăng nữa thì cũng sẽ để lại tổn thương hở tại bề mặt cổ tử cung. Bạn cứ tưởng tượng một vết thương ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đâu nói lành là lành luôn được: đầu tiên là chỗ vết thương chảy máu, mưng mủ, sưng đau. Lớp da chết bong đi, lại chảy máu, sau đó vết thương dần dần mới khô, ăn da non và đóng vảy. Vết đốt cổ tử cung cũng thế, sau khi loại bỏ hẳn 1 phần tế bào của cổ tử cung thì việc hồi phục cũng kéo dài theo đúng quy trình ấy.
+ Đầu tiên: Lớp tế bào lộ tuyến sẽ hoại tử dần, bề mặt cổ tử cung sẽ sưng và chảy dịch màu vàng ra từ âm đạo. Giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 1 tuần.
+ Sang tới tuần lễ thứ 2: các tế bào chết bắt đầu bong đi, các tế bào lành ở phía trong sẽ lộ ra ngoài bề mặt tử cung và chảy máu. Quá trình loại bỏ và tái tạo mô xảy ra đồng thời nhưng rất chậm. Trong tuần lễ thứ 2 thường bạn sẽ chỉ thấy dịch chảy ra có màu hơi hồng kèm tróc vảy. Mấy ngày sau đó khi các tế bào bong ồ ạt thì lượng máu sẽ chảy ra nhiều và liên tục hơn. Đây chính là lý do trong khi trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bị chảy máu. Thông thường nó kéo dài 2-4 tuần hoặc hơn. Cho tới khi bề mặt cổ tử cung “ăn da non”, thì hiện tượng chảy máu mới chấm dứt, và cổ tử cung cũng hồi phục hoàn toàn.
Vậy trị viêm lộ tuyến bị chảy máu bất thường khi nào?
Là quá trình hồi phục sinh lý của cơ thể và thông thường sẽ không gây nguy hiểm cho chị em. Lượng máu mất do chảy máu dài ngày thì cơ thể có cơ chế tái tạo máu tự bù đắp lại để nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh. Trị viêm lộ tuyến bị chảy máu này chỉ thực sự gây nguy hiểm khi trong các trường hợp:
Xuất hiện triệu chứng: Máu chảy ra màu nâu đen, vón cục, có thể có mùi hôi hay không. Kèm theo đó là hiện tượng đau âm ỉ vùng bụng dưới.
Mặc dù bạn đã kiêng khem và giữ gìn vệ sinh nhưng tình trạng vẫn diễn ra. Đây chính là một trong những biến chứng xấu của việc đốt diệt tuyến. Vết đốt quá sâu và rộng khi lành để lại sẹo. Sẹo bít hẹp cổ tử cung, khiến máu và tróc vảy bị ứ đọng. Tạo thành ổ trú ngụ cho vi khuẩn, gây viêm nhiễm vết đốt. Lâu ngày máu bị thâm và vón cục.
Đây là một dấu hiệu cảnh báo cho bạn ảnh hưởng xấu tới sau này. Lỗ tử cung hẹp không chỉ gây ứ đọng kinh nguyệt, chứa đựng mầm mống vi khuẩn và nấm, khiến viêm lộ tuyến tái phát mà còn có thể cản trở đường đi của tinh trùng. Một vấn đề gặp phải nữa là độ đàn hồi của cổ tử cung cũng giảm, gây khó khăn cho việc sinh đẻ sau này.
2.2. Một số trường hợp trị viêm lộ tuyến bị chảy máu quá nhiều, bị ngất
Thực tế tôi đã gặp trường hợp bệnh nhân Lê Anh Thư 31 tuổi ở Hà Nội sau khi diệt tuyến được 2 tuần, nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, da mặt tái mét, người lạnh toát. Bệnh nhân này chẩn đoán là trợt tử cung, khiến máu chảy ồ ạt, dẫn tới sốc do mất máu.
Cuối cùng là trường hợp bệnh nhân vốn đã yếu, mất máu dài ngày, lại không bổ sung ăn uống đủ chất, dẫn tới cơ thể suy nhược, mệt mỏi
Sức đề kháng kém không chỉ làm viêm nhiễm vùng kín nặng hơn, việc hồi phục kéo dài có khi cả 2 tháng mà không dứt. Mà còn gây viêm sâu lan tới các cơ quan khác: viêm vòi trứng, viêm tử cung, viêm nội mạc… Sức khỏe phụ khoa của bạn bị đe dọa nguy hiểm hơn lúc nào hết.
Vì thế, trong quá trình trị viêm lộ tuyến bị chảy máu thấy có 3 biểu hiện như trên, đừng trì hoãn mà nên tới ngay bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh biến chứng xấu có thể xảy ra. Liên hệ với các dược sĩ để có lời khuyên cho bạn nhé!
Từ khóa liên quan:
- Dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến
- Đốt điện lộ tuyến ngày thứ 11 bị ra máu
- Chi phí điều trị viêm lộ tuyến cấp độ 3
- Đốt viêm lộ tuyến bị chảy máu bao lâu
- Viêm lộ tuyến độ 3 có nên đốt không
- Viêm lộ tuyến độ 3 có nguy hiểm không
- Đốt viêm lộ tuyến bao lâu thì có kinh nguyệt
- Review đốt viêm lộ tuyến
DSĐH. Ng Thảo