Thực tế rất nhiều chị em khi thấy mình ra khí hư ra nhiều làm khô cứng quần lót nhưng lại tặc lưỡi cho qua, để rồi sau đó ngứa ngáy, khó chịu, đi khám mới biết mình đã bị bệnh phụ khoa. Thế nên, việc xử trí ngay từ khi thấy hiện tượng này là rất quan trọng và cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bài viết này sẽ mách bạn cách nhận biết bất thường và xử trí khí hư làm khô cứng quần lót.
Hiện tượng khí hư ra nhiều làm cho đũng quần con ẩm ướt, sau đó khiến các thớ vải ở đũng quần trở nên khô cứng. Có điều, khi đã giặt sạch với xà phòng và mang phơi thì vẫn thấy đũng quần cứng, thô ráp chứ không trở lại tính mềm mại của vải. Khi gặp hiện tượng khí hư làm khô cứng quần lót như vậy, chị em cần phải lưu tâm để xử trí kịp thời nhé.
Mục Lục
I. Tìm hiểu về hiện tượng khí hư làm khô cứng quần lót
Khí hư hay huyết trắng, dịch tiết âm đạo chính là chất nhầy được tiết ra từ vùng kín, xuất hiện khi chị em bước vào tuổi dậy thì. Hiện tượng khí hư làm khô cứng quần lót là một hiện tượng bất thường của khí hư. Thông thường, khí hư sẽ có màu trắng trong dạng lòng trắng trứng, hơi dai, không có màu hoặc có mùi tanh nhẹ. Khí hư bình thường sẽ thấm một chút vào đáy quần lót chị em và không làm khô cứng quần lót cũng như không khô rời giống như bột.
Khí hư mang dấu hiệu bệnh lý chính là “thủ phạm” làm quần lót bị khô cứng. Vậy làm thế nào để nhận biết được khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý của chị em ngay từ khi khí hư được đẩy ra khỏi cơ thể?
1. Nhận biết khí hư sinh lý
Khí hư sinh lý có giống màu trắng trứng, hơi dai, không mùi hoặc tanh nhẹ. Lượng khí hư sinh ra ít hay nhiều phụ thuộc vào lượng hormone nội tiết tố estrogen ở từng thời điểm khác nhau của phụ nữ và tùy thuộc vào mỗi người.
Vào thời điểm trước kỳ kinh nguyệt, khi mang thai hoặc khi xuất hiện các kích thích về tình dục thì khí hư sẽ xuất hiện nhiều hơn. Khí hư sinh lý bình thường chính là một trong những dấu hiệu báo cho bạn biết cơ thể đang khỏe mạnh.
2. Nhận biết khí hư bệnh lý
Khí hư bệnh lý xuất hiện do nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do bệnh lý và cũng có nhiều hiểu biết khác nhau như sau:
- Khí hư có màu đỏ hoặc nâu đỏ, kèm mùi hôi khó chịu và có thể có các tia máu.
- Khí hư tiết ra số lượng nhiều có máu vàng, xanh, bên trong nhìn như mủ, có kèm theo mùi hôi hoặc mùi tanh rất khó chịu.
- Khí hư có màu trắng đục và bám vào từng mảng đi kèm các hiện tượng ngứa rát khó chịu.
- Khí hư màu trắng đục hoặc vàng, có mùi tanh, hôi,…
- Các loại khí hư bệnh lý như trên này sau khi ra khỏi cơ thể sẽ đọng lại ở đáy quần, qua một thời gian có thể sẽ khô lại làm khô quần lót, và thậm chí có thể bóp và tan như bột. Tuy là một dấu hiệu bệnh lý nhiều chị em gặp phải nhưng nhiều người rất chủ quan không đi kiểm tra, thăm khám để biết liệu mình có đang mắc bệnh lý nào hay không.
| Có thể bạn quan tâm:
- Huyết trắng ra nhiều do đâu và các dấu hiệu báo động
- Top 5+ cách chữa khí hư ra nhiều tại nhà hiệu quả nhất
- Vì sao huyết trắng làm rách quần và hướng khắc phục
II. Khí hư làm khô cứng quần lót có phải dấu hiệu bệnh không?
Sau khi dậy thì, âm đạo phái nữ vẫn luôn tiết dịch mỗi ngày để giữ ẩm niêm mạc, cuốn những bụi bẩn và xác vi khuẩn, nấm bên trong “cô bé” trôi ra ngoài. Việc điều tiết này không những giúp bảo vệ cô bé không bị khô rát tổn thương mà còn tránh được việc tích tụ vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa.
Tuy nhiên dịch tiết sinh lý này dai dính, không mùi, lại có số lượng ít nên hiếm khi làm quần con ướt nhẹp sau đó khô cứng. Thường chỉ cần giặt sạch là các thớ vải đáy quần nhỏ lại trở về mềm như ban đầu. Thế nên nếu như chị em gặp phải tình trạng khí hư làm khô cứng quần lót thì đây rất có thể là dấu hiệu cầu cứu gửi tới bạn và cảnh báo “cô bé” đã bị viêm nhiễm.
Là phụ nữ, chúng ta cần học cách “đọc” những dấu hiệu cầu cứu này để biết “cô bé” của mình đang gặp phải vấn đề gì bạn nhé. Và đừng lo, sau đây tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn:
- Trường hợp khí hư có màu vàng, trắng xám và có mùi hôi, tanh, kèm theo ngứa ngáy và nóng rát vùng kín: cảnh báo nguy cơ bạn đang bị viêm phụ khoa do tạp khuẩn.
- Trường hợp khí hư màu màu trắng đục, tạo thành mảng bám như váng sữa, bã đậu dính chặt quần con, có thể có mùi hôi kèm theo ngứa rát vùng kín, đau khi quan hệ: cảnh báo nguy cơ bạn đang nhiễm phụ khoa do nấm Candida.
- Trường hợp khí hư màu vàng xanh nhưng loãng có bọt, ra nhiều, tiểu buốt thì có thể bạn đang nhiễm phụ khoa gây ra bởi trùng roi Trichomonas vaginalis.
- Trường hợp khí hư ra màu trắng đục hoặc vàng, ra nhiều, hôi kèm đau lưng, đau bụng dưới rõ rệt, đau khi quan hệ thì nghi ngờ mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung, bạn nên đi khám sớm để kiểm tra cụ thể.
III. Giải đáp: Khí hư làm khô cứng quần lót có nguy hiểm không?
Khí hư xuất hiện làm khô cứng quần lót có thể là dấu hiệu cảnh báo về những bệnh lý nguy hiểm như:
1. Viêm âm đạo
Đây là bệnh lý phổ biến ở chị em phụ nữ, đi kèm với cảm giác ngứa ngáy khó chịu và ra khí hư màu trắng đục, bám mảng, có thể làm khô cứng quần lót và thủng cả quần lót. Vi khuẩn, nấm và trùng roi khi xâm nhập vào âm đạo sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, trong đó nấm candida là tác nhân nguy hiểm của viêm âm đạo. Điều trị kịp thời và chính xác là cần thiết để tránh tái phát và nguy cơ viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn.
2. Các bệnh về tử cung
Khí hư được tiết ra từ tuyến ở cổ tử cung, do đó bất kỳ tổn thương nào ở khu vực tử cung cũng sẽ ảnh hưởng đến khí hư, gây ra các hiện tượng khí hư bất thường bao gồm cả khí hư làm khô cứng quần lót. Khí hư bất thường có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tử cung như viêm tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung,…
3. Các bệnh về viêm phần phụ
Viêm phần phụ có thể là các bộ phận buồng trứng, ống dẫn trứng, các dây chằng quanh cổ tử cung. Do vi khuẩn và trùng roi lây nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn, sinh đẻ ở môi trường không vô khuẩn, thủ thuật nạo hút thai không an toàn,… gây ra viêm phần phụ. Khí hư bất thường xuất hiện có mùi, đóng cục, màu vàng, xanh, làm khô cứng quần lót,…
4. Các bệnh lây qua đường tình dục
Khí hư làm khô cứng quần lót, nhiều khí hư có màu, đi kèm với các triệu chứng như đau khi quan hệ, nóng rát khi đi tiểu,… có thể là dấu hiệu của các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu hoặc chlamydia. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên là cần thiết để phát hiện kịp thời và chữa trị các bệnh tiềm ẩn.
5. Ung thư cổ tử cung
Tuy hiếm gặp nhưng khí hư có màu nâu còn có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Các triệu chứng khác của ung thư cổ tử cung bao gồm đau khi quan hệ, ra máu giữa các kỳ kinh, kinh nguyệt nhiều và kéo dài hơn. Kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm hình ảnh là cần thiết để xác định và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Nếu được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm hình ảnh để xác định giai đoạn bệnh. Sau đó, có một số phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.
IV. Gợi ý cách chữa khí hư làm khô cứng quần lót bằng thuốc kháng sinh
Mấu chốt của việc chữa khí hư làm khô cứng quần lót là diệt các tác nhân gây viêm. Chỉ khi cô bé hết viêm, khỏe mạnh thì mới chấm dứt hoàn toàn được tình trạng sinh khí hư làm khô cứng quần lót. Để diệt nấm khuẩn gây viêm nhiễm, bản chất vẫn là dùng các kháng sinh kìm hãm hoặc phá vỡ cấu trúc của hại khuẩn, ngăn cản sự phát triển và sinh sôi của chúng.
Thông thường để diệt khuẩn, người ta sử dụng các thuốc Tây uống hoặc đặt có phổ tác dụng rộng và đặc trị trên 1 dòng nấm hoặc khuẩn hoặc trùng nhất định để cho tác dụng hiệu quả nhất. Hay sử dụng hơn cả là một số kháng sinh như:
1. Viên đặt kháng khuẩn Polygynax
– Thành phần: Với thành phần gồm 3 loại kháng sinh Nystatin, Polymyxin B và Neomycin giúp điều trị bệnh viêm âm đạo do nấm, khuẩn gây ra nhanh chóng, hiệu quả và an toàn cho cả phụ nữ có thai, cho con bú.
– Liều dùng: đặt 1 viên duy nhất vào sâu trong âm đạo trước khi đi ngủ và sử dụng liên tục trong 12 ngày.
2. Viên đặt kháng nấm Neo-tergynan
– Thành phần: Với thành phần gồm Neomycin sulfate, Metronidazole, Nystatin nên cho khả năng kháng nấm rất tốt.
– Liều dùng: Tùy mức độ viêm nhiễm, bác sĩ chỉ định đặt từ 1-2 viên/ngày. Và lưu ý nhúng thuốc vào một chút nước trước khi đặt để làm ẩm viên thuốc.
3. Viên đặt diệt trùng roi Metronidazol
– Thành phần: Viên đặt diệt trùng roi Metronidazol hay các kháng sinh thuộc nhóm nitro – 5-imidazol nói chung đều cho hiệu quả đặc hiệu giúp điều trị viêm nhiễm do trùng roi và các khuẩn kỵ khí nhanh chóng.
– Liều dùng: Metronidazol 2g dùng một liều duy nhất/ ngày.
*Thận trọng: Việc sử dụng các thuốc đặt trên cần tuân thủ theo chỉ định, liều lượng của bác sĩ điều trị và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
V. Phải làm gì khi khí hư khô cứng quần lót?
Đầu tiên, bạn tuyệt đối không được chủ quan nếu phát hiện tình trạng khí hư làm khô cứng quần lót. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám ngay khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác và hướng dẫn phác đồ điều trị nhanh nhất, hiệu quả.
1. Thăm khám bởi bác sĩ có chuyên môn và uy tín
Thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ là cách thường được áp dụng. Trong trường hợp bệnh chỉ ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc phụ khoa và sử dụng dung dịch vệ sinh để điều trị.
Nếu bệnh tiến triển thành mức độ nặng, bệnh nhân có thể cần phải tiếp tục các biện pháp can thiệp kỹ thuật khác. Dù được chỉ định điều trị nào, chị em cũng cần kiên trì và tuân theo phác đồ đã được đề ra. Điều này sẽ giúp tình trạng khí hư làm khô cứng quần lót sớm được chữa trị triệt để và biến mất hoàn toàn.
2. Vệ sinh cá nhân đúng cách
Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vùng kín, đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp điều trị hiệu quả khí hư làm khô cứng quần lót và các bệnh lý liên quan như:
- Vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày bằng nước ấm, nước muối loãng hoặc dung dịch vệ sinh được bác sĩ chỉ định. Trong đó, vệ sinh đúng cách, thường xuyên, đảm bảo loại bỏ các dịch tiết khí hư, không để tồn đọng lại ở đáy quần. Sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng như Lavima để vừa giữ ẩm vùng kín không khô rát cũng vừa đảm bảo sạch khuẩn.
- Tránh sử dụng những loại dung dịch vệ sinh có mùi hoặc chứa nhiều hóa chất mà không được bác sĩ khuyên dùng.
- Bảo đảm quan hệ tình dục an toàn và vệ sinh kỹ sau mỗi lần quan hệ (trong quá trình điều trị, nên tránh quan hệ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất).
- Loại bỏ những chiếc quần lót đã bị khô cứng, ố màu hoặc toàn bộ số quần con: vì vi khuẩn, vi nấm có thể tồn tại ở đũng quần mà mắt thường không thấy được nên cần phải thay mới quần con, không dùng lại quần cũ chứa tác nhân gây bệnh thì bệnh mới chữa được dứt điểm.
- Tăng cường sức đề kháng, bổ sung các lợi khuẩn cho cơ thể bằng cách ăn sữa chua ít đường hoặc không đường mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung viên uống Lavima Biotic với hàng tỷ lợi khuẩn có lợi, bảo vệ sức khỏe vùng kín tốt nhất.
- Quan hệ an toàn để tránh lây nhiễm chéo. Tốt nhất nên rủ bạn tình vệ sinh chung bằng các sản phẩm rửa vệ sinh chuyên dụng.
- Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, nên giảm đường và hạn chế các chất kích thích.
3. Hỗ trợ điều trị huyết trắng bất thường bằng các mẹo dân gian
Bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh huyết trắng như: cây trinh nữ hoàng cung, cây trầu không, cây diếp cá, rễ cây cỏ tranh, lá chè xanh, lá lốt, lá ngải cứu, gừng,…
Tuy nhiên, bạn cần phải thận trọng và lưu ý chỉ nên tham khảo điều trị sau khi đã thăm khám và tìm ra nguyên nhân khí hư bất thường từ bác sĩ Đông y và được hướng dẫn cụ thể. Không tự ý sử dụng các mẹo, các bài thuốc dân gian tại nhà khi chưa tham khảo bác sĩ, chuyên gia.
4. Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh stress
Tình trạng căng thẳng, stress có thể làm cho huyết trắng bất thường, bao gồm cả khí hư làm khô cứng quần lót. Vì vậy, việc giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái trong công việc và cuộc sống sẽ giúp cho quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
5. Tạo những thói quen sinh hoạt khoa học
Các thói quen như thức khuya, ít vận động, ăn uống không đủ chất,… đều góp phần làm tăng nguy cơ bệnh lý. Chị em nên xây dựng những thói quen lành mạnh như ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và ăn uống đủ chất.
Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ xuất hiện tình trạng khí hư làm khô cứng quần lót, đồng thời tăng cường hiệu quả và nhanh chóng trong việc điều trị.
6. Dùng quần lót và sản phẩm hỗ trợ đúng cách
Hãy ưu tiên chọn quần lót rộng rãi, thoáng mát, và làm từ chất vải cotton để thấm hút mồ hôi tốt. Sau khi sử dụng, hãy giặt ngay và phơi ở nơi có nắng để khô hoàn toàn, tránh để quần ẩm hoặc sử dụng quần ẩm để hạn chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
Nên sử dụng băng vệ sinh, tampon,… mà ít có hương thơm, tránh việc lạm dụng các sản phẩm có quá nhiều mùi thơm. Không lạm dùng băng vệ sinh hàng ngày, luôn giữ vùng kín khô, thông thoáng và thoải mái nhất.
Ngoài ra để phòng ngừa và điều trị tốt nhất tình trạng khí hư làm khô cứng quần lót, chị em nên đặt lịch thăm khám phụ khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần. Khám phụ khoa sẽ giúp chị em theo dõi sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất và phát hiện sớm các bệnh lý nếu có xuất hiện.
Như vậy, vừa xong là tất cả các thông tin bạn cần phải biết về tình trạng khí hư làm khô cứng quần lót và những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ, chuyên gia. Nếu bạn cần hỗ trợ, tư vấn về tình trạng phụ khoa của mình có thể liên hệ ngay hotline 0963 910 188 để được đội ngũ Dược sĩ của Lavima.vn hỗ trợ miễn phí và tận tâm nhất.