Nổi mụn nước đau rát là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như mụn rộp sinh dục, chốc lở, viêm da cơ địa. Tìm hiểu ngay!
Nổi mụn nước đau rát là tình trạng có thể gặp ở mọi độ tuổi, gây cảm giác khó chịu cho cả nam giới lẫn nữ giới. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và đôi khi cũng cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.
Vậy nổi mụn nước đau rát liên quan đến bệnh lý nào và làm sao để phòng ngừa, hãy cùng dược sĩ Lavima tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
+ Nguyên nhân của ra khí hư nhiều nhưng không ngứa
+ Cách chữa ngứa rát sưng đỏ vùng kín
+ Hướng dẫn cách trị vùng kín bị ngứa và nổi hạt

Mục Lục
I. Nổi mụn nước đau rát cảnh báo bệnh gì?
Nổi mụn nước đau rát có thể tự khỏi sau vài ngày nếu chúng xuất hiện do dị ứng hóa chất, mỹ phẩm. Tuy nhiên, những trường hợp do bệnh lý thì cần được điều trị đúng cách. Vậy nổi mụn nước đau rát cảnh báo bệnh lý nào?
1. Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục là bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Hầu hết những người mắc bệnh đều không có triệu chứng hay có triệu chứng rất nhẹ.

Trong đó, các triệu chứng thường xuất hiện sau 2 – 12 ngày tiếp xúc với virus, bao gồm ngứa ngáy và nổi mụn nước đau rát quanh bộ phận sinh dục, đau đớn khi đi tiểu, tiết dịch âm đạo bất thường, xuất hiện các vết loét sau khi mụn nước vỡ ra,…(1)
2. Viêm da cơ địa gây nổi mụn đau rát ở vùng kín
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da mãn tính đặc trưng bởi các mảng da khô gây viêm ngứa, phát ban và nổi mụn nước. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành(2).
Đặc biệt, vùng da của bạn có thể trở nên dày và cứng hơn, xuất hiện mảng bám đen sạm dạng Lichen hóa hay chảy dịch khi mụn nước vỡ ra.
3. Bệnh chốc lở
Chốc lở là một bệnh lý nhiễm trùng do tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus và liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, phổ biến nhất đối với trẻ từ 2 – 5 tuổi(3).

Khi đó, người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng như chảy dịch màu vàng khi mụn nước vỡ ra, da khô, phát ban, sưng hạch bạch huyết,…
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để loại trừ tác nhân gây bệnh và thuốc bôi ngoài da giúp làm khô vết thương.
4. Bỏng lạnh
Bỏng lạnh là hiện tượng lớp biểu bì và các mô dưới da bị tổn thương do tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Các dấu hiệu khi bị bỏng lạnh bao gồm da tê tái, ngứa râm ran ở bề mặt da, xuất hiện các vết phồng rộp không ngứa, đau rát, cứng cơ bắp và cứng khớp,…
Khi nhận thấy có triệu chứng tê cóng, bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để chẩn đoán và điều trị.
5. Bệnh Pemphigus
Pemphigus là bệnh lý tự miễn gây bọng nước và tổn thương nghiêm trọng ở niêm mạc da, thậm chí đe dọa tính mạng. Những mụn nước này có thể hình thành ở mắt, mũi, miệng, cổ và cả ở bộ phận sinh dục(4).

Tùy thuộc vào loại Pemphigus mắc phải mà bạn sẽ có các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như xuất hiện các vết mụn nước gây đau nhưng không ngứa, da bong tróc thành từng lớp,…
6. Bệnh tự miễn Pemphigoid
Pemphigoid là một rối loạn miễn dịch hiếm gặp, có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Bệnh gây ra mụn nước không ngứa ở chân, tay, bụng, mắt, miệng và bộ phận sinh dục(5).
Các triệu chứng phổ biến nhất khi mắc bệnh là phát ban đỏ, nổi mụn nước chứa máu hay chất lỏng bên trong, đau rát khi mụn vỡ,…
7. Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, tình trạng nổi mụn nước đau rát có thể xuất phát do các nguyên nhân sau:
- Dị ứng hóa chất, mỹ phẩm: một số chị em có thể nổi mụn nước phồng rộp khi tiếp xúc với hóa chất độc hại hay mỹ phẩm chứa các thành phần gây kích ứng.

- Dị ứng thuốc: khi bạn chuyển sang dùng một loại thuốc mới hay dị ứng với thành phần nào đó trong thuốc cũng là nguyên nhân gây nổi mụn nước đau rát.
- Nhiễm trùng da: một số bệnh lý như bệnh zona, thủy đậu, loét da cũng có thể gây ra mụn nước ở vùng kín.
- Di truyền: một số bệnh lý di truyền cũng gây nổi mụn nước không ngứa khắp cơ thể.
II. Các cách phòng ngừa nổi mụn nước không ngứa
Khi bị mụn ngứa ở vùng kín, tốt nhất chị em đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:
- Không mặc quần áo bó sát, ẩm ướt hay tránh mặc đồ làm từ chất liệu dễ gây kích ứng như sợi tổng hợp hay len mà cần lựa chọn quần áo có chất liệu thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi như cotton.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm để hạn chế hiện tượng viêm da và tránh tổn thương do ma sát.

- Sau khi tiếp xúc với các chất có khả năng gây kích ứng thì bạn phải tắm rửa sạch sẽ ngay.
- Tránh cào gãi hay sử dụng các dụng cụ chà xát mạnh lên da.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thật nhiều kiến thức bổ ích về hiện tượng nổi mụn nước đau rát. Bạn cần tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ khi gặp tình trạng này, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà.
Bên cạnh đó, chị em cần tư vấn về cách chăm sóc vùng kín thì có thể liên hệ hotline 0963 910 188 để đội ngũ dược sĩ Đại học tại nhà Lavima.vn hỗ trợ tận tâm và tốt nhất!
Nguồn tham khảo:
(1)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/genital-herpes/symptoms-causes/syc-20356161
(2)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-2035327
(3)https://www.verywellhealth.com/impetigo-child-infection-basics-2633391#toc-types-and-symptoms-of-impetigo
(4)https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21130-pemphigu
(5)https://www.healthline.com/health/bullous-pemphigoid