Hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai và trẻ sơ sinh an toàn nhất, lưu ý cần biết. Và có nên dùng dung dịch vệ sinh cho bé trai không?

Mặc dù việc vệ sinh bao quy đầu cho bé trai không phức tạp nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết thực hiện đúng cách. Thậm chí, có nhiều cha mẹ còn bỏ qua bước này hoặc thực hiện sơ sài khi tắm rửa cho con dễ dẫn đến các vấn đề về bao quy đầu cho bé.

Bài viết dưới đây của Lavima sẽ hướng dẫn cho các bậc phụ huynh cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai và trẻ sơ sinh chuẩn nhất!

Hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai đúng cách
Cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai như thế nào là đúng và giúp vùng kín sạch sẽ, tránh viêm nhiễm?

I. Tìm hiểu về cấu tạo bao quy đầu

Bao quy đầu là phần da bao phủ dương vật, có cấu trúc bao gồm hai lớp cơ trơn. Ở trẻ sơ sinh nam, bao quy đầu thường chưa tách rời hoàn toàn khỏi phần đầu dương vật, không thể dễ dàng kéo xuống.

Khi trẻ phát triển đến độ tuổi thiếu niên, bao quy đầu có thể tự tuột xuống mà không có mốc thời gian cố định, vì quá trình này có thể khác nhau đối với từng cá nhân.  

Hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai đúng cách
Cấu tạo bao quy đầu có tác dụng bảo vệ và giữ ẩm tránh khô rát cho dương vật.

Bao quy đầu đóng vai trò quan trọng với sức khoẻ sinh lý và sinh sản của nam giới, bao gồm:  

  • Bảo vệ dương vật, giúp nam giới có khả năng thực hiện hoạt động tình dục một cách an toàn và dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm ma sát dương vật với quần áo và ngăn ngừa bụi bẩn xâm nhập từ bên ngoài.
  • Bao quy đầu giúp duy trì sự ẩm ướt tại khu vực đầu dương vật, tránh khô gây bong tróc da.
  • Có vai trò quan trọng trong việc tăng cường khoái cảm khi nam giới có kích thích tình dục, đảm bảo chất lượng cuộc sống tình dục thăng hoa hạnh phúc.

II. Hậu quả khi không vệ sinh bao quy đầu cho bé trai đúng cách?

Nếu cha mẹ không chú trọng đến việc vệ sinh bao quy đầu cho bé trai đều đặn và đúng cách, có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe sau đây: 

  • Viêm bao quy đầu hoặc viêm dương vật: Có thể xảy ra khi bao quy đầu tiếp xúc lâu dài với tã bẩn, da bé không phù hợp với loại bỉm hoặc bao quy đầu bị ép rút xuống gây nhiễm trùng bao quy đầu. Nếu không được khắc phục kịp thời, viêm bao quy đầu có thể bị viêm mạn tính khó trị.
  • Hẹp bao quy đầu: Bao quy đầu có thể bị hẹp và không thể co rút lại một cách bình thường.  
  • Paraphimosis: Đây là hiện tượng bao quy đầu tuột lên khỏi đầu dương vật nhưng không thể tuột xuống được.  
  • Chấn thương dây hãm trên bao quy đầu.  
  • Có thể hình thành khối u ở vùng kín của trẻ và đa phần trường hợp này là khối u ác tính, có thể là dấu hiệu của ung thư dương vật.
Hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai đúng cách
Những tình trạng bất thường của bao quy đầu có thể gặp ở trẻ.

III. Hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai

Dưới đây là các hướng dẫn quan trọng mà cha mẹ cần tuân thủ khi vệ sinh bao quy đầu cho bé:

1. Cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, vệ sinh bao quy đầu rất đơn giản nhưng phải đúng cách để tránh ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của bé.

Trước hết, cha mẹ cần làm sạch bao quy đầu bằng nước ấm. Bạn nên thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, không rửa mạnh tay hay chà xát liên tục, không nên sử dụng các sản phẩm chứa chất tẩy rửa mạnh hoặc xà phòng để vệ sinh dương vật.

Hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai đúng cách
Cha mẹ chỉ nên dùng nước ấm để rửa hoặc lau nhẹ nhàng vùng kín của bé sơ sinh.

2. Cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai từ 1 tuổi

Khi trẻ đã đủ 1 tuổi, bao quy đầu thường đã bắt đầu tách ra một phần. Lúc này, bạn có thể nhẹ nhàng lật bao quy đầu và sử dụng nước ấm để làm sạch. Một số trẻ đến giai đoạn dậy thì mà bao quy đầu vẫn chưa tự tuột ra khỏi đầu dương vật.

Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến phát triển của dương vật sau này.

3. Cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai đã nong hoặc đã lột bao quy đầu

Nếu trước khi trẻ vào giai đoạn dậy thì, bao quy đầu đã tự tuột xuống hoặc đã được nong trước đó thì việc vệ sinh sẽ đơn giản hơn. Khi trẻ đã lớn và có khả năng tự vệ sinh, bạn có thể hướng dẫn bé thực hiện theo các bước sau để vệ sinh vùng kín phù hợp:

  • Bước 1: Nhẹ nhàng kéo bao quy đầu ra khỏi phần đầu dương vật.
  • Bước 2: Sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên biệt cho trẻ em hoặc dùng nước ấm để làm sạch phần dưới của bao quy đầu. 
  • Bước 3: Sau đó rửa lại dương vật của bé bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô sạch.
  • Bước 4: Sau khi vệ sinh xong, bố mẹ từ từ đặt bao quy đầu trở lại vị trí ban đầu.

>> Xem thêm: Có nên dùng dung dịch vệ sinh cho bé? Top 5 loại tốt nhất

IV. Lưu ý khi vệ sinh bao quy đầu cho bé trai

  • Khi bé đã lớn, cha mẹ hãy hướng dẫn cho bé tự làm và dặn bé hãy vệ sinh sạch sẽ vùng kín đúng cách.
  • Trong quá trình vệ sinh, cha mẹ cũng cần đảm bảo bé luôn mặc đồ lót sạch sẽ và nên thay thường xuyên, nhất là khi trẻ đang còn mặc tã hoặc sau các hoạt động vận động nhiều.
  • Cần chú ý lựa chọn quần áo làm từ vải thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để làm đồ lót cho trẻ.
Hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai đúng cách
Nên chọn “quần sịp” có khả năng thấm hút tốt và thoáng mát giúp bé thoải mái, tránh hầm bí.

>> Xem thêm: Những Cách Chữa Ngứa Vùng Kín Ở Trẻ Em Mẹ Nên Biết

V. Câu hỏi thường gặp khi vệ sinh bao quy đầu cho bé trai

Các câu hỏi giải đáp thắc mắc khi vệ sinh bao quy đầu cho bé trai mà bạn có thể tham khảo:

1. Tại sao cần vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai?

Vùng kín là khu vực rất nhạy cảm nên việc vệ sinh dương vật cẩn thận là điều rất quan trọng cho sức khỏe sinh sản của trẻ trong tương lai. Cha mẹ nên quan tâm và hướng dẫn cho con cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai đúng cách để phòng ngừa các vấn đề như nhiễm trùng, hăm tã, kén bã và nhiều bệnh khác.

>> Xem thêm: Tất tần tật về nấm Candida ở nam giới: Dấu hiệu và Cách chữa

2. Bé bao nhiêu tuổi thì có thể bắt đầu vệ sinh bộ phận sinh dục?

Khi còn sơ sinh, bao quy đầu thường chưa tách ra khỏi đầu dương vật. Bạn cần sử dụng khăn sạch, nước ấm và xà phòng nhẹ để vệ sinh vùng da bên ngoài dương vật cho bé. Khoảng 5 tuổi, da bao quy đầu thường tự tuột ra.

Ở thời điểm này, các mẹ nên tìm hiểu cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai một cách an toàn, phù hợp hơn và có thể hướng dẫn bé cách tự vệ sinh để bé có thể bảo vệ sức khỏe của mình.

Vậy nên, ở trên là các cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai rất quan trọng mà các cha mẹ nên hiểu rõ và lưu ý cẩn thận khi thực hiện. Hy vọng những thông tin bổ ích trên đây của Lavima.vn đã giúp bạn có được những kỹ năng cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe vùng kín tốt nhất cho bé nhà mình.

Ngoài ra, trong quá trình vệ sinh, nếu bao quy đầu của các bé trai có xuất hiện những biểu hiện lạ thì bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế khám sớm để được điều trị và tư vấn bởi bác sĩ.

| Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok