Viêm phụ khoa là một trong những bệnh lý rất phổ biến ở phụ nữ, gây ra nhiều sự tự ti, phiền toái trong cuộc sống hằng ngày. Sở dĩ, bệnh này không chỉ xuất hiện các triệu chứng làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu không được điều trị kịp thời. Khi gặp tình trạng trên, chắc hẳn có nhiều rất người sẽ thắc mắc: “Viêm phụ khoa uống thuốc gì nhanh khỏi?” hoặc “Thuốc uống cho người viêm phụ khoa” nào hiệu quả nhất? Trong bài viết này, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu các loại thuốc điều trị viêm phụ khoa dựa trên nguyên nhân gây bệnh, cũng như những lưu ý cần thiết khi sử dụng chúng nhé!
Mục Lục
1. Thuốc điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial Vaginosis – BV) là một vấn đề rất phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe phụ khoa của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ khi sinh. Tình trạng này thường gặp nhất ở độ tuổi từ 15 đến 44, do cơ thể trải qua nhiều quá trình thay đổi nội tiết tố và dẫn đến dễ bị mất cân bằng vi khuẩn âm đạo.
Thống kê cho thấy, khoảng 35% phụ nữ sẽ trải qua viêm âm đạo do vi khuẩn ít nhất một lần trong đời. BV gây ra các triệu chứng rất khó chịu, điển hình như xuất hiện khí hư bất thường với màu trắng đục, vàng hoặc xanh lục, kèm theo mùi tanh khó chịu đặc biệt hôi rõ sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, BV còn có thể gây kích ứng âm đạo tạo cảm giác khó chịu, một số người còn cảm thấy nóng rát khi đi tiểu.
Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này và bị viêm phụ khoa uống thuốc gì? Một số loại kháng sinh dùng trong điều trị BV bao gồm:
1.1. Thuốc kháng sinh uống
- Metronidazole (Flagyl): Đây là thuốc kháng sinh đường uống, thường được chỉ định bởi bác sĩ. Có thể dùng liều 500mg, 2 lần/ngày trong 7 ngày. Metronidazole giúp tiêu diệt vi khuẩn yếm khí gây ra bệnh BV.
- Tinidazole (Tindamax): Đây là lựa chọn thay thế Metronidazole, dùng liều 2g một lần/ngày trong 2 ngày hoặc liều 1 g x 1 lần/ngày trong 5 ngày. Lưu ý: không dùng tinidazol cho phụ nữ có thai và cho con bú.
1.2. Thuốc kháng sinh dạng đặt âm đạo
- Clindamycin (Cleocin): Kem đặt âm đạo hoặc viên đặt, sử dụng mỗi ngày trong vòng 7 ngày. Thuốc này phù hợp với những người bị chống chỉ định với thuốc kháng sinh đường uống.
1.3. Lưu ý khi sử dụng
- Tránh sử dụng rượu trong thời gian điều trị: Metronidazole và Tinidazole có thể gây tác dụng phụ nếu uống chung với rượu như buồn nôn, chóng mặt và đau bụng.
- Hoàn thành liệu trình điều trị: Ngay cả khi các triệu chứng đã giảm, bạn cần tuân thủ liệu trình đầy đủ thoe chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tái phát hoặc kháng thuốc.
trong trường hợp viêm âm đạo do vi khuẩn, nếu bạn đang cân nhắc “viêm phụ khoa uống thuốc gì” thì Metronidazole và Tinidazole là những lựa chọn khá phổ biến của các bác sĩ khi kê đơn
2. Thuốc điều trị viêm âm đạo do nấm
Viêm âm đạo do nấm, phổ biến nhất là nấm Candida gây ra các triệu chứng ngứa, nóng rát, khí hư đặc như váng sữa và đôi khi đau khi quan hệ. Bệnh rất dễ tái phát nếu không điều trị đúng cách.
2.1. Thuốc kháng nấm đường uống
- Fluconazole (Diflucan): Thuốc này được sử dụng phổ biến nhất, với liều uống một viên duy nhất 150mg. Trong trường hợp tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định dùng liên tục trong 4-12 tháng.
- Itraconazole: Dùng 200mg/ngày trong 3-5 ngày. Loại thuốc này được sử dụng khi bệnh nhân bị viêm âm đạo do nấm nhưng bị kháng Fluconazole hoặc trong các trường hợp nặng.
2.2. Thuốc kháng nấm dạng đặt âm đạo
- Clotrimazole: Viên đặt âm đạo dùng trong khoảng 7 ngày.
- Miconazole (Monistat): Có dạng kem hoặc viên đặt âm đạo, dùng trong khoảng 7 ngày sẽ giúp loại bỏ nấm Candida rất hiệu quả.
2.3. Lưu ý khi điều trị viêm âm đạo do nấm
- Tránh mặc quần áo bó sát: Môi trường ẩm ướt và chật chội là điều kiện lý tưởng cho nấm phát triển. Hãy ưu tiên đồ lót thoáng khí và chất liệu cotton.
- Không tự ý sử dụng thuốc: Bạn cần được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định thuốc phù hợp, đặc biệt khi bệnh tái phát nhiều lần.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Thức ăn chứa nhiều đường chính là môi trường lí tưởng cho nấm men phát triển, thay vào đó hãy chọn những thực phẩm lành mạnh hơn như sữa chua, trái cây,…
Khi đối mặt với viêm âm đạo do nấm, triệu chứng chúng mang lại thường cực kì ngứa và khó chịu. Vậy để giải đáp câu hỏi “viêm phụ khoa uống thuốc gì?”, cụ thể là viêm do nấm dùng gì thì Fluconazole chính là một trong những lựa chọn hiệu quả mà bác sĩ thường dùng khi kê đơn.
3. Thuốc điều trị viêm âm đạo do ký sinh trùng Trichomonas
Ký sinh trùng Trichomonas gây viêm âm đạo thường lây qua đường tình dục. Các triệu chứng gồm khí hư màu vàng xanh, loãng có bọt, có mùi hôi nồng và có thể gây ngứa và đau khi đi tiểu. Đối với vấn đề này, bác sĩ thường kê đơn 1 số loại thuốc sau:
3.1. Thuốc kháng sinh đường uống
- Metronidazole (Flagyl): Dùng liều 2g uống một lần duy nhất hoặc 500mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày.
- Tinidazole (Tindamax): Có hiệu quả tương tự, dùng với liều 2g uống một lần duy nhất.
3.2. Điều trị đồng thời cho bạn tình
Cả bạn và bạn tình đều cần phải tuân thủ liệu trình điều trị và tránh quan hệ tình dục trong thời gian sử dụng thuốc thì mới có thể ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm.
3.3. Lưu ý khi điều trị Trichomonas
- Tái khám sau khi điều trị: Sau khi hoàn tất liệu trình, cần tái khám để đảm bảo bệnh đã được điều trị dứt điểm.
- Tránh uống rượu: Metronidazole hoặc Tinidazole có thể gây ra 1 số tác dụng phụ khi kết hợp với rượu.
Với tình trạng viêm âm đạo do ký sinh trùng, nếu bạn còn thắc mắc “viêm phụ khoa uống thuốc gì” thì Metronidazole và Tinidazole là lựa chọn hiệu quả cho bạn đó.
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm phụ khoa
Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc tái phát liên tục. Sau đây là những lưu ý quan trọng mà bạn nhất định phải biết:
4.1. Phải đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân
Không nên tự ý mua thuốc mà không có sự tư vấn từ bác sĩ. Viêm phụ khoa có nhiều nguyên nhân khác nhau (vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng), trong đó mỗi loại bệnh lại cần phương pháp điều trị riêng. Việc tự ý sử dụng sai thuốc có thể khiến bệnh không những không khỏi mà còn trầm trọng hơn.
4.2. Tuân thủ đúng liệu trình
- Không ngưng thuốc giữa chừng: Dù các triệu chứng thường thuyên giảm sau vài ngày dùng thuốc, bạn vẫn cần hoàn thành nốt liệu trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tái phát và kháng thuốc.
- Không tự ý tăng liều: Nhiều người thường có suy nghĩ tăng liều sẽ giúp mang lại hiệu quả điều trị nhanh hơn, nhưng đây là một quan niệm sai lầm vì tăng liều sẽ khiến thuốc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
4.3. Kết hợp điều trị và thay đổi lối sống
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Nên sử dụng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không thụt rửa sâu.
- Ăn uống lành mạnh: Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua để cân bằng hệ vi sinh âm đạo khỏe mạnh, có thể bổ sung thêm viên uống men vi sinh chuyên dùng cho vùng kín để tăng cường bổ sung lợi khuẩn giúp phòng hỗ trợ ngừa tái phát.
- Giữ vùng kín khô thoáng: Nên tránh mặc đồ ẩm ướt hoặc bó sát nhất là trong thời gian điều trị.
4.4. Kiểm tra và ngăn ngừa tái phát
- Sau khi điều trị, cần tái khám để đảm bảo bệnh đã khỏi hoàn toàn. Duy trì tái khám định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các vấn đề về phụ khoa
- Nên sử dụng biện pháp bảo vệ như dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm.
Việc điều trị viêm phụ khoa đúng cách không chỉ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau. Đối với thắc mắc của chị em về việc “Viêm phụ khoa uống thuốc gì”, câu trả lời là tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây bệnh (vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng) bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh để đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với các trường hợp tái phát nhiều lần, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé!