Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai chị em không thể bỏ qua như âm đạo đỏ tím, ra nhiều khí hư trắng đục,… Tìm hiểu ngay!
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi nếu người mẹ không điều trị đúng cách. Vậy dấu hiệu viêm phụ khoa khi mang thai là gì? Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa và loại bỏ viêm nhiễm? Hãy cùng dược sĩ Lavima tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
I. Các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà khi bị viêm nhiễm phụ khoa thai phụ có thể bắt gặp các triệu chứng sau đây:
- Viêm phụ khoa do vi khuẩn: ngứa ngáy quanh âm đạo, tiết nhiều khí hư màu trắng xám hay vàng có mùi hôi tanh, loãng kèm theo bọt và vùng kín bị sưng đỏ hay viêm tấy, đau rát khi đi tiểu…
- Viêm phụ khoa do vi nấm: ngứa ngáy dai dẳng quanh bộ phận sinh dục, tiết khí hư màu trắng đục bám quanh thành âm đạo, âm đạo sưng đỏ hay có màu đỏ tím, tiểu rát buốt, đau khi giao hợp,…
- Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas: niêm mạc âm đạo sưng đỏ, tiết khí hư có màu xanh như mủ kèm theo mùi hôi khó chịu,…
II. Cần làm gì để loại bỏ viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai?
Mẹ bầu cần sớm loại bỏ các tác nhân gây bệnh để bệnh không gây tác động xấu đến thai nhi. Do đó, khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín thai phụ cần đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với mức độ và tình trạng viêm nhiễm.
Trong quá trình điều trị, mẹ bầu phải tuân thủ tuyệt đối liều lượng, cách dùng cũng như đường dùng thuốc, đặc biệt chị em không được tự ý tăng, giảm liều hay mua thuốc về điều trị tại nhà mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc đặt âm đạo cho phụ nữ mang thai để điều trị viêm phụ khoa.
III. Biện pháp phòng ngừa viêm phụ khoa khi mang thai
Mẹ bầu là một trong những đối tượng rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa và cũng rất dễ tái phát nhiều lần bởi những thay đổi cả về tâm lý và sinh lý. Chính vì vậy, để hạn chế và phòng ngừa viêm phụ khoa, mẹ bầu cần lưu ý các điều sau đây:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách 2 – 3 lần mỗi ngày từ trước ra sau để hạn chế các tác nhân gây bệnh từ hậu môn. Tuyệt đối không thụt rửa sâu vào bộ phận sinh dục và không dùng dầu gội, sữa tắm hay xà phòng để làm sạch vùng kín mà cần dùng dung dịch vệ sinh an toàn, lành tính cho vùng kín như bộ đôi Gel rửa và gel bôi Lavima chứa 100% thảo dược tự nhiên.
- Sử dụng quần con có chất liệu cotton hay sợi tự nhiên thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi. Chị em nên phơi khô quần áo dưới ánh nắng mặt trời, thay quần lót thường xuyên, trong trường hợp khí hư ra nhiều thì cứ cách 2 giờ thay một lần và tránh mặc đồ ẩm ướt hay bó sát vùng kín.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh để tăng cường vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Ngoài ra, chị em còn có thể ăn sữa chua không đường, sữa chua Hy Lạp để tăng cường lợi khuẩn cho vùng kín.
- Luyện tập yoga hay vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu một chỗ vì sẽ gây bí bách và tiết nhiều khí hư. Đồng thời, mẹ bầu có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, hạn chế thức khuya cũng như tránh căng thẳng và stress kéo dài.
- Tái khám đúng lịch hẹn và thăm khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và đảm bảo sức khỏe vùng kín luôn ở trong trạng thái tốt nhất.
Hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn có thật nhiều kiến thức bổ ích về dấu hiệu, cách loại bỏ và phòng ngừa viêm phụ khoa khi mang thai. Khi thấy bất cứ dấu hiệu nêu trên, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với đội ngũ dược sĩ nhà Lavima.vn bằng số hotline 0963 910 188 để được tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe vùng kín một cách toàn diện nhé!
| Có thể bạn quan tâm:
- Mẹ bầu bị đau rát vùng kín có nguy hiểm không?
- Top 10+ cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà hiệu quả
- Top 5+ thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu và các lưu ý khi dùng