Top 05 nguyên nhân viêm âm đạo thường gặp nhất ở chị em là gì? Dấu hiệu và cách chăm sóc sao cho mau khỏi bệnh. Tìm hiểu ngay!
Viêm âm đạo có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân như thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách, do rối loạn nội tiết tố hay giao hợp không an toàn,… Hiểu rõ về các nguyên nhân gây bệnh giúp chị em điều trị sớm khỏi bệnh và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Trong bài viết dưới đây, dược sĩ nhà Lavima sẽ chia sẻ thật chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách chăm sóc sức khỏe vùng kín khi bị viêm âm đạo.
I. Biểu hiện viêm âm đạo
Thông thường, chị em sẽ bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời(1). Khi đó, chị em có thể bắt gặp một trong các triệu chứng hoặc cũng có thể xuất hiện cùng lúc nhiều dấu hiệu sau đây(2):
- Sưng đỏ tại vùng kín: sưng đỏ tại môi bé, môi lớn và cả vùng chậu là dấu hiệu phổ biến khi chị em bị viêm âm đạo.
- Ngứa ngáy khó chịu: viêm âm đạo có thể gây ngứa ngáy theo từng đợt, ngứa dữ dội vào ban đêm hay ngứa dai dẳng kéo dài cả bên trong lẫn bên ngoài âm đạo.
- Tiết dịch âm đạo bất thường: dịch âm đạo có thể thay đổi từ màu trắng trong sang trắng đục, xám, vàng, xanh,… trở nên vón cục, có bọt hay kèm theo mùi vị cực kỳ khó chịu.
- Đau rát khi quan hệ tình dục: tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương vùng kín, từ đó khiến cho chị em cảm thấy đau rát, khó chịu mỗi khi gần gũi với người ấy.
- Xuất huyết âm đạo khác thường: chảy máu âm đạo ngoài kỳ kinh, khi giao hợp hay máu kinh vón cục, chuyển sang màu đen đậm thì đó cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh viêm phụ khoa.
- Khó chịu khi đi tiểu: chị em có thể đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt hay tiểu gắt khi bị viêm phụ khoa.
II. Top 5 nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa, dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp nhất:
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: dùng dầu gội, sữa tắm rửa vùng kín, thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, dùng dung dịch vệ sinh chứa tẩy rửa mạnh hay các thành phần gây kích ứng, dị ứng vùng kín.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh hay thuốc tránh thai: dùng thuốc ngừa thai và kháng sinh sai cách trong thời gian dài sẽ gây mất cân bằng pH và hệ vi sinh vật âm đạo, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn và vi nấm phát triển gây viêm âm đạo.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu: bệnh nhân tiểu đường, HIV/AIDS hay người bệnh ung thư dễ bị viêm âm đạo hơn vì môi trường âm đạo dễ bị thay đổi dưới tác động của các tác nhân gây bệnh.
- Rối loạn nội tiết tố: phụ nữ mang thai, chị em khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Do hoạt động tình dục bừa bãi, sai cách: việc quan hệ với người đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ với nhiều người, quan hệ thô bạo, không dùng bao cao su bảo vệ hay dùng các dụng cụ tình dục không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa.
III. Viêm phụ khoa có nguy hiểm không? Cách chăm sóc
Viêm âm đạo kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa khác như viêm tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng,… Thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em, mẹ dễ sinh non, sảy thai còn trẻ nếu sinh ra sẽ dễ mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa.
Do đó, khi bị viêm âm đạo, tốt nhất chị em nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có cách chữa trị phù hợp. Bên cạnh đó, chị em cần tuân thủ thực hiện các cách sau:
- Không cào gãi vùng kín: việc cào gãi vùng kín không giúp loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh mà còn làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: vệ sinh từ trước ra sau để tránh nhiễm tác nhân gây bệnh từ hậu môn, dùng dung dịch vệ sinh chứa thành phần dịu nhẹ, lành tính như bộ đôi Gel rửa và gel bôi Lavima không chỉ giúp làm sạch mà còn ngăn ngừa viêm phụ khoa cực kỳ hiệu quả.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ: chị em cần đến gặp bác sĩ phụ khoa mỗi 3 – 6 tháng để phòng tránh mắc các bệnh lý phụ khoa.
- Quan hệ tình dục đúng cách: không quan hệ với nhiều bạn tình cũng như không giao hợp với người bị mắc bệnh truyền nhiễm đường tình dục, dùng các biện pháp bảo vệ, quan hệ nhẹ nhàng.
- Bổ sung lợi khuẩn vùng kín: chị em nên ăn sữa chua không đường hay sữa chua Hy Lạp để tăng cường sức đề kháng cho cả cơ thể và vùng kín. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm men vi sinh phụ khoa Lavima Biotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường kín.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh giàu vitamin, chất xơ để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ cũng như chất kích thích.
Hy vọng qua bài viết này, chị em đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về dấu hiệu, nguyên nhân và các cách phòng ngừa khi bị viêm âm đạo. Để tránh trường hợp này xảy ra, chị em nên đến phòng khám phụ khoa 6 tháng một lần.
Ngoài ra, chị em cần tư vấn thêm về cách chăm sóc vùng kín thì có thể nhờ Đội ngũ Dược sĩ Đại học nhà Lavima.vn hỗ trợ miễn phí, tận tâm và chi tiết bằng cách gọi ngay đến hotline 0963 910 188.
Nguồn tham khảo:
(1)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9329880/
(2)https://www.medicalnewstoday.com/articles/175101#symptoms