Que thử viêm nhiễm phụ khoa hay que thử viêm âm đạo là gì, nguyên lý hoạt động? Có nên dùng không và dùng có cho ra kết quả chuẩn xác? 

Hiện nay trên rất nhiều trang mạng, người bán hàng thường quảng cáo về tính nhanh, gọn tiện lợi cũng như khả năng phát hiện tình trạng và nguyên nhân viêm âm đạo của que thử viêm nhiễm phụ khoa.

Thực hư chuyện này ra sao, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau từ chia sẻ của Dược sĩ Đặng Thanh Huyền bạn nhé!

Sự thật về que thử viêm nhiễm phụ khoa (que thử viêm âm đạo)
Cùng chuyên gia giải đáp: Que thử viêm nhiễm phụ khoa là gì? Tác dụng và có nên dùng?

I. Dược sĩ giải đáp: Que thử viêm nhiễm phụ khoa là gì? Có tốt không?

Que thử viêm nhiễm phụ khoa bản chất là 1 mảnh giấy quỳ, có khả năng kiểm tra độ pH âm đạo, kèm theo đó sẽ có 1 bảng màu được cung cấp từ phía nhà sản xuất để chị em có thể so và biết độ pH âm đạo của mình đang nằm trong khoảng nào. Từ đó có thể giúp chị em sàng lọc các bất thường ở vùng kín.

Sự thật về que thử viêm nhiễm phụ khoa (que thử viêm âm đạo)
Que thử viêm nhiễm phụ khoa là gì?

II. Cách hoạt động của que thử viêm nhiễm phụ khoa? Tại sao pH âm đạo lại quan trọng?

Nguyên lý hoạt động của que thử viêm nhiễm phụ khoa là dựa trên việc phân tích độ pH của dịch âm đạo. 

Độ pH của âm đạo đóng vai trò quan trọng vì nếu mất cân bằng — tức là quá axit hoặc không đủ axit — thì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của âm đạo.

Do đó, âm đạo cần duy trì một mức độ axit nhất định để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và các sinh vật gây nhiễm trùng như nấm men. Độ pH âm đạo quá cao hoặc quá thấp có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng viêm và nhiễm trùng xâm nhập.

Sự thật về que thử viêm nhiễm phụ khoa (que thử viêm âm đạo)
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các que thử viêm nhiễm phụ khoa.

Khi độ pH của dịch âm đạo thường cao hơn hoặc thấp hơn bình thường, que thử viêm nhiễm phụ khoa chỉ báo màu để cho phép người dùng nhận biết bất thường có thể có trong âm đạo. Tuy nhiên, chị em cũng cần lưu ý:

  • Mỗi que thử viêm nhiễm phụ khoa chỉ sử dụng một lần.
  • Không nên dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa trong thời kỳ hành kinh. Chỉ nên dùng sau khi hết kinh nguyệt ít nhất 3 ngày.
  • Que thử viêm nhiễm phụ khoa sẽ cho kết quả chính xác nhất vào thời điểm sáng sớm.
  • Trong trường hợp không dùng bao cao su, không sử dụng que thử trong vòng 24h sau khi có quan hệ tình dục.

III. Cách dùng que thử viêm nhiễm phụ khoa đúng cách

1. Khi nào cần kiểm tra độ pH âm đạo?

  • Bạn có thể kiểm tra độ pH âm đạo nếu gặp các triệu chứng bất thường như ngứa, rát, mùi khó chịu hoặc tiết dịch âm đạo bất thường.
  • Việc tự test pH âm đạo tại nhà có thể giúp bạn chắc chắn về tình trạng nhiễm bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tự kiểm tra tại nhà không thể chẩn đoán được các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) như HIV, chlamydia, mụn rộp, lậu, giang mai hoặc liên cầu khuẩn nhóm B…. và một số bệnh phụ khoa khác.

2. Hướng dẫn cách sử dụng que thử viêm âm đạo

Dưới đây là các hướng dẫn khi sử dụng que thử viêm âm đạo đúng cách tại nhà:

  • Bước 1: Chị em cần rửa sạch tay
  • Bước 2: Dùng tay cầm để lấy que đo pH ra khỏi gói, tránh để giấy pH chạm vào bất kỳ vật gì.
  • Bước 3: Nắm tay cầm tăm bông giữa ngón cái và ngón trỏ, hướng que thử về phía ngón cái, sử dụng bàn tay còn lại để mở rộng môi âm hộ.
  • Bước 4: Chèn miếng gạc vào âm đạo, nghiêng để đảm bảo miếng giấy tiếp xúc đầy đủ với thành âm đạo và giữ trong 5 giây.
  • Bước 5: Rút que ra cẩn thận, tránh chạm vào giấy. Sau đó so sánh màu của giấy với các màu trên biểu đồ để đọc kết quả.
Sự thật về que thử viêm nhiễm phụ khoa (que thử viêm âm đạo)
Các bước sử dụng que thử viêm nhiễm phụ khoa đúng cách

3. Giải thích kết quả test que thử viêm nhiễm phụ khoa

*Giải thích kết quả(1):

Độ axit/kiềm âm đạo thường được đo trên thang điểm từ 1 đến 14. Độ pH bình thường của âm đạo thì chỉ nằm trong khoảng 3,8 – 4,5 và có tính axit nhẹ. Khi giá trị nằm ngoài phạm vi này, có thể xuất hiện 2 trường hợp: cao hơn, biểu hiện tính kiềm tăng và thấp hơn, biểu hiện tính axit cao.

Như vậy, sự thay đổi về độ pH âm đạo có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo, tuy nhiên, không phải mọi bệnh nhiễm trùng âm đạo đều gây thay đổi độ pH. Kết quả xét nghiệm pH âm đạo trong phạm vi bình thường không đồng nghĩa với việc không mắc nhiễm trùng âm đạo.

  • Trong trường hợp độ pH âm đạo cao hơn bình thường, có thể đây là dấu hiệu viêm âm đạo do vi khuẩn (BV), không phải nhiễm trùng nấm âm đạo. Điều này có nghĩa là việc sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng nấm âm đạo sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, bạn cần thăm bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
  • Nếu độ pH âm đạo trong khoảng bình thường hoặc thấp hơn mức bình thường, bạn đã từng mắc nhiễm nấm âm đạo trước đó (đã được bác sĩ chẩn đoán), thì khả năng là bị tái phát nấm.

*Kết luận: Các loại que thử viêm nhiễm phụ khoa khi dùng chỉ cho thấy có sự chuyển màu (thay đổi về độ pH). Lúc này bạn cần hiểu rằng pH âm đạo của mình đang có thể gặp bất thường, do đó cần tìm hiểu nguyên nhân thay đổi pH hoặc thăm khám phụ khoa để được chẩn đoán chính xác và biện pháp điều trị viêm âm đạo kịp thời. 

IV. Que thử viêm nhiễm phụ khoa có chính xác không? Có nên tin hoàn toàn vào kết quả test?

Theo Dược sĩ Đặng Thanh Huyền, que thử viêm nhiễm phụ khoa thực chất như mẫu giấy test pH quỳ tìm, sản phẩm chỉ test nhanh độ pH âm đạo của bạn ở mức nào chứ không nên dựa vào đó mà đánh giá có bệnh hay không có bệnh vì bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà que thử không thể test được.

Sự thật về que thử viêm nhiễm phụ khoa (que thử viêm âm đạo)
Que thử viêm nhiễm phụ khoa có chính xác không? Có nên tin hoàn toàn?

Tóm lại, chị em có thể dùng que thử kiểm tra độ pH của mình, nếu có mức pH thấp hoặc cao bất thường, chị em cần đi khám phụ khoa ngay vì có thể là đã bị viêm nhiễm phụ khoa(2).

Trường hợp, que test cho thấy âm đạo có pH bình thường thì chị em cũng không nên chủ quan cho rằng không viêm nhiễm mà cần căn cứ thêm nhiều dấu hiệu chuyên khoa khác, cần được bác sĩ thăm khám cụ thể.

Lưu ý rằng: Không có bất kỳ que thử nào có thể thử được viêm âm đạo, nó chỉ có thể có thể giúp bạn tham khảo xem vùng kín liệu có đang gặp bất thường hay không mà thôi.

V. Khi nào nên đi khám phụ khoa?

Thông thường, những trường hợp viêm nhiễm phụ khoa sẽ có biểu hiện như khí hư bất thường (tiết quá nhiều, đổi sang màu vàng/xanh, vón bã đậu,..), vùng kín ngứa ngáy khó chịu, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu khó, chảy máu âm đạo,… Đây là lúc báo hiệu đỏ, chị em cần bắt buộc đi khám để có thể phát hiện nguyên nhân viêm âm đạo và chữa trị kịp thời.

Sự thật về que thử viêm nhiễm phụ khoa (que thử viêm âm đạo)
Khi nào nên đi khám phụ khoa sau khi dùng que thử âm đạo?

Bệnh tật luôn là một trong những mối nguy hiểm, đe dọa đến sức khoẻ mà con người ta, cuộc sống này không bao giờ muốn đối mặt, do đó việc phòng bệnh hơn chữa bệnh là điều quan trọng nhất.

Việc chúng ta cần làm là phải ngăn ngừa bệnh trước, chứ không phải để bệnh xảy ra rồi mới tìm kiếm giải pháp chữa bệnh. Đối với vấn đề phụ khoa, các chị em vẫn nên chủ động đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần theo lời khuyên của chuyên gia trước khi xuất hiện các triệu chứng trên.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về que thử viêm nhiễm phụ khoa, công dụng và các thông tin liên quan mà chị em cần biết.

Trong đó, nếu chị em cần Dược sĩ chuyên về phụ khoa nhà Lavima.vn tư vấn cách chăm sóc vùng kín tốt nhất thì có thể liên hệ hotline 0963 910 188 để được hỗ trợ miễn phí.

| Có thể bạn quan tâm:

Nguồn tham khảo:

(1):https://www.verywellhealth.com/testing-vaginal-ph-at-home-3522670

(2):https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8363453/

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok