Nhiều chị em thắc mắc liệu rằng viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không? Khi đó cần làm gì? Tìm hiểu ngay! 

Chậm kinh không chỉ là dấu hiệu cảnh báo mang thai mà còn có thể cho thấy bạn đã mắc các bệnh lý nguy hiểm tại vùng kín như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm buồng trứng,… Vậy viêm âm đạo có làm chậm kinh không và chị em cần làm gì khi gặp tình trạng này, hãy cùng dược sĩ Lavima tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Giải đáp: Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?
Giải đáp: Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không? Tìm hiểu ngay!

I. Tìm hiểu về viêm phụ khoa

Viêm phụ khoa là thuật ngữ chung để chỉ các bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục nữ bao gồm âm đạo, tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và hệ thống dây chằng. Tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở những chị em đã trải qua sinh nở hay đã quan hệ tình dục. 

Viêm nhiễm phụ khoa có thể xuất phát do việc vệ sinh vùng kín không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn, thói quen sử dụng đồ lót hay do sự phát triển quá mức của các tác nhân gây viêm phụ khoa như hại khuẩn, vi nấm hay ký sinh trùng. 

Giải đáp: Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?
Viêm phụ khoa để chỉ các bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục nữ

Khi bị viêm phụ khoa chị em có thể gặp các triệu chứng như ngứa ngáy khó chịu ở bộ phận sinh dục, tiết nhiều khí hư bất thường, đau vùng chậu, đau rát khi giao hợp, rối loạn kinh nguyệt hay xuất huyết vùng kín bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt. 

II. Chậm kinh là hiện tượng gì? 

Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của chị em kéo dài khoảng 28 – 32 ngày, nếu quá 35 ngày mà chị em vẫn chưa có kinh nguyệt kể từ lần kinh nguyệt gần nhất thì được gọi là chậm kinh hay trễ kinh. Đây là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, thể hiện bất thường về sức khỏe sinh lý hay nội tiết của chị em. 

Chậm kinh thường xuất hiện ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh. Thế nhưng, chậm kinh cũng có thể do các nguyên nhân như căng thẳng kéo dài, tác dụng phụ của một số loại thuốc, thay đổi cân nặng đột ngột, bệnh lý về tuyến giáp,… 

Giải đáp: Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 35 ngày được gọi là chậm kinh

III. Giải đáp: Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không? 

Viêm nhiễm phụ khoa gây chậm kinh và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt qua các tác động sau: 

  • Viêm nhiễm phụ khoa gây ngứa ngáy khó chịu, tăng cảm giác lo lắng đồng thời cũng làm rối loạn nồng độ hormone estrogen, từ đó gây chậm kinh. 
  • Viêm phụ khoa còn ảnh hưởng đến sự hình thành và bong tróc của niêm mạc tử cung, do đó dễ dẫn đến hiện tượng trễ kinh. 
  • Viêm nhiễm có thể lan rộng đến buồng trứng, làm ảnh hưởng đến chức năng phóng noãn. Chính vì vậy, chị em có thể bị kế kinh hay chậm kinh trong thời gian dài. 
Giải đáp: Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?
Viêm phụ khoa làm ảnh hưởng đến chức năng phóng noãn, do đó có thể gây chậm kinh

IV. Cần làm gì khi bị viêm phụ khoa chậm kinh

Khi nhận thấy có dấu hiệu trễ kinh, chị nên nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để được thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có chỉ định phù hợp. Bên cạnh việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, chị em cần lưu ý thực hiện các cách sau đây: 

  • Vệ sinh vùng kín ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày, vệ sinh từ trước ra sau để hạn chế các tác nhân gây bệnh lây nhiễm từ hậu môn. Không dùng dầu gội, sữa tắm để vệ sinh âm đạo mà cần sử dụng các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, lành tính và an toàn như bộ đôi Gel rửa và gel bôi Lavima chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên. 
  • Lựa chọn quần con có chất liệu cotton thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi, nên phơi khô quần áo dưới ánh nắng mặt trời, tránh mặc đồ ẩm ướt, bó sát hay làm từ các chất liệu như lụa, ren, polyester. 
  • Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra các bất thường nếu có. Ngoài ra, chị em nên thăm khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để phòng ngừa và kịp thời phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm tại vùng kín. 
  • Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh để tăng cường chất xơ, vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, chị em nên ăn sữa chua không đường, sữa chua Hy lạp hay uống men vi sinh Lavima Biotic để tăng cường lợi khuẩn có ích cho vùng kín. 
Giải đáp: Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?
Chị em cần tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  •  Xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học, hạn chế thức khuya, không dùng chất kích thích cũng như tránh tình trạng căng thẳng hay stress kéo dài. 
  • Hạn chế quan hệ tình dục, nếu có thì dùng biện pháp bảo vệ, chỉ quan hệ một vợ một chồng và tránh các động tác thô bạo. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho chị em những kiến thức bổ ích về hiện tượng viêm phụ khoa bị chậm kinh. Để phòng tránh trường hợp này thì chị em cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi thật hợp lý và khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe vùng kín tốt nhất. 

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với đội ngũ dược sĩ nhà Lavima.vn bằng số hotline 0963 910 188 để nhận được tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe vùng kín một cách toàn diện nhé! 

| Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok