Viêm phụ khoa khi mang thai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Dấu hiệu nào để sớm nhận biết tình trạng trên. Tìm hiểu ngay! 

Phụ nữ mang thai là đối tượng cực kỳ nhạy cảm trước những thay đổi cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Khi mang thai, lượng hormone nội tiết tố estrogen tăng lên đồng thời chức năng của thận bị suy giảm, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển gây viêm phụ khoa. 

Vậy nguyên nhân nào gây viêm phụ khoa khi mang thai, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa thế nào. Hãy cùng dược sĩ Lavima tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Viêm phụ khoa khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Viêm phụ khoa khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị. Tìm hiểu ngay!

I. Các nguyên nhân gây viêm phụ khoa khi mang thai 

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm phụ khoa ở phụ nữ mang thai, cụ thể là: 

1. Hại khuẩn khiến bà bầu bị viêm phụ khoa

Hại khuẩn là tác nhân phổ biến gây viêm phụ khoa ở chị em phụ nữ, trong đó bao gồm cả phụ nữ có thai. Bệnh xảy ra khi các vi khuẩn sống tự nhiên trong âm đạo phát triển quá mức trong giai đoạn thai kỳ do ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ hormone. 

Khi đó, chị em có thể bắt gặp các triệu chứng như tăng tiết dịch âm đạo có màu vàng hay trắng xám kèm theo mùi hôi tanh khó chịu. 

Viêm phụ khoa khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Vi khuẩn là tác nhân phổ biến gây viêm nhiễm phụ khoa

2. Nhiễm nấm âm đạo

Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ có tỷ lệ nhiễm nấm âm đạo cao hơn người bình thường, thường gặp nhất là nấm Candida. Khi nhiễm nấm, thai phụ thường có các triệu chứng như ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục, đau rát khi đi tiểu hay khi giao hợp, đũng quần con thường xuất hiện các mảng bám màu trắng. 

3. Virus gây viêm phụ khoa khi mang thai

Mẹ bầu rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa do nhiễm virus HSV hay HPV qua quan hệ tình dục bởi phụ nữ mang thai có sức đề kháng khá kém. Triệu chứng điển hình khi nhiễm virus là nổi các nốt mụn nước hay mụn cóc quanh bộ phận sinh dục, các mụn nước này khi vỡ ra sẽ gây đau rát và viêm nhiễm nặng nề.

Viêm phụ khoa khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Virus là một trong những nguyên nhân gây viêm phụ khoa ở phụ nữ mang thai

4. Lậu cầu gây viêm phụ khoa ở mẹ bầu 

Vi khuẩn lậu cũng là một trong những tác nhân gây viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai. Khi quan hệ tình dục, vi khuẩn chứa trong niệu đạo của nam giới sẽ lây nhiễm sang âm đạo của nữ giới gây viêm phụ khoa. Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm lậu cầu như tiết khí hư màu xanh mủ kèm theo mùi hôi khó chịu, đau vùng bụng dưới hay tiểu buốt rắt. 

II. Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất khi mang thai 

Phụ nữ mang thai bị viêm nhiễm phụ khoa có thể bắt gặp một hay một số triệu chứng bên dưới: 

  • Mẹ bầu sẽ thấy ngứa rát xung quanh âm đạo, âm hộ và đôi khi thấy ngứa ở cả hậu môn. 
  • Tăng tiết dịch âm đạo, xuất hiện khí hư có màu vàng, xanh ở dạng loãng hay đặc hoặc tạo thành mảng bám dạng bã đậu trên thành âm đạo và kèm theo mùi hôi khó chịu. 
  • Âm đạo bị sưng đỏ, nóng rát và có thể bị viêm đỏ cả cổ tử cung. 
Viêm phụ khoa khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Mẹ bầu thường cảm thấy nóng rát và sưng đỏ ở bộ phận sinh dục khi bị viêm phụ khoa
  • Đau rát khi quan hệ tình dục, do đó gây giảm cảm giác thăng hoa cũng như khoái cảm khi quan hệ.

III. Viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không? Biến chứng

Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì viêm phụ khoa ít khi nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, khi viêm nhiễm kéo dài có thể gây ra các biến chứng như sau: 

  • Nhiễm nấm Candida: nấm có thể dính vào mắt, miệng của trẻ gây nấm mắt, nấm miệng, nấm da, thậm chí là gây viêm phổi. 
  • Viêm phụ khoa do hại khuẩn: vi khuẩn có thể lan rộng theo ống cổ tử cung và gây viêm màng ối. Do đó, mẹ bầu dễ bị nhiễm khuẩn nước ối, vỡ ối sớm, vỡ ối non. Đồng thời làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non so với thai phụ không bị viêm phụ khoa. 
  • Lậu cầu gây viêm phụ khoa: khi mẹ bầu bị viêm phụ khoa do lậu cầu gây ra thì trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân còn mẹ dễ bị viêm ối, vỡ ối sớm và tăng nguy cơ sinh non. Ngoài ra, lậu cầu có thể xâm nhập vào mắt của trẻ sơ sinh gây viêm kết mạc, nếu bệnh kéo dài có thể gây mù lòa cho trẻ. 
Viêm phụ khoa khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Mẹ bầu bị viêm âm đạo do lậu cầu thì trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân hơn bình thường

IV. Biện pháp chẩn đoán và điều trị viêm phụ khoa khi mang thai

1. Chẩn đoán

Khi thấy bất cứ dấu hiệu viêm phụ khoa nào, mẹ bầu cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán. Dựa vào tiền sử sản phụ khoa, thói quen quan hệ tình dục, tình trạng thai nghén mà bác sĩ có thể tiến hành: 

  • Kiểm tra phía ngoài âm hộ, tầng sinh môn hay có thể dùng mỏ vịt để kiểm tra rõ hơn cổ tử cung và âm đạo. 
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm dịch âm đạo để tìm nguyên nhân gây bệnh. 

2. Điều trị

Thông thường, phụ nữ có thai bị viêm âm đạo thường được bác sĩ chỉ định các loại thuốc dùng tại chỗ như thuốc đặt hay kem bôi âm đạo. Trong đó, loại thuốc đặt âm đạo có sự phối hợp giữa 3 thành phần kháng sinh và kháng nấm neomycin, nystatin và polymyxin B thường được bác sĩ kê đơn vì khá an toàn cho phụ nữ mang thai. 

Viêm phụ khoa khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc đặt âm đạo để điều trị viêm phụ khoa ở phụ nữ mang thai

Tốt nhất, chị em nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà mà chưa tham khảo ý kiến của chuyên gia vì có thể gây hại cho cả mẹ và bé. 

V. Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm phụ khoa ở bà bầu 

Mẹ bầu rất dễ bị viêm phụ khoa và tái phát nhiều lần do những thay đổi cả về tâm lý và sinh lý. Do đó để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị viêm phụ khoa, mẹ bầu cần tuân thủ các biện pháp sau đây: 

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ 2 – 3 lần mỗi ngày, chú ý vệ sinh từ trước ra sau để không lây nhiễm tác nhân gây bệnh từ hậu môn, tuyệt đối không thụt rửa sâu bên trong bộ phận sinh dục. Không dùng xà phòng, dầu gội, sữa tắm vệ sinh vùng kín mà nên dùng dung dịch vệ sinh chứa các thành phần lành tính, dịu nhẹ và an toàn cho âm đạo như bộ đôi Gel rửa và gel bôi Lavima
  • Lựa chọn quần áo làm từ chất liệu thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi như cotton. Chị em nên phơi khô quần áo dưới ánh nắng mặt trời, tránh mặc đồ ẩm ướt hay bó sát vào vùng kín. 
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm tại vùng kín cũng như đảm bảo sức khỏe âm đạo tốt nhất. 
Viêm phụ khoa khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Chị em cần thăm khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để sớm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm liên quan đến khó chịu vùng kín
  • Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh để tăng cường vitamin, khoáng chất, chất xơ cho cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể ăn sữa chua Hy Lạp, sữa chua không đường để tăng cường lợi khuẩn vùng kín. 
  • Vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu gây bí bách. Đồng thời, chị em cần sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya và tránh căng thẳng hay stress kéo dài. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thật nhiều kiến thức bổ ích về hiện tượng viêm phụ khoa khi mang thai. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, chị em nên đi khám bác sĩ khi có bất cứ dấu hiệu viêm phụ khoa nào. 

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với đội ngũ dược sĩ nhà Lavima.vn bằng số hotline 0963 910 188 để được tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe vùng kín một cách toàn diện nhé! 

| Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok