Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai nguy hiểm như thế nào cho sức khỏe mẹ và bé? Dấu hiệu ra sao và cách điều trị thế nào? Tìm hiểu ngay!

Bị nấm âm đạo khi mang thai không chỉ khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi. Vậy nhiễm nấm Candida khi mang thai có nguy hiểm không? Dưới đây là những điều mẹ bầu cần biết về bệnh này.

6 điều mẹ bầu cần biết về nhiễm nấm âm đạo khi mang thai
6 điều mẹ bầu cần biết về nhiễm nấm âm đạo khi mang thai. Tìm hiểu ngay!

I. Bị nấm Candida khi mang thai do đâu?

Bị nấm âm đạo khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu. Theo thống kê, nhiễm nấm Candida khi mang thai xảy ra ở hơn một nửa số thai phụ và có thể xảy ra ở bất cứ thời gian nào trong thai kỳ.

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida chủ yếu khi mang thai là do thay đổi pH âm đạo và nội tiết tố trong cơ thể thay đổi đột ngột kèm theo sức đề kháng mẹ bầu yếu như:

  • Trong thời gian mang thai, lượng hormone sinh dục nữ estrogen tăng lên đột ngột sẽ làm phá vỡ sự toàn vẹn của các tế bào biểu mô âm đạo, đồng thời làm giảm globulin miễn dịch trong dịch tiết âm đạo, do đó mẹ bầu rất dễ bị nhiễm nấm Candida.  
  • Trong điều kiện bình thường, pH âm đạo của phụ nữ khoảng từ 3,8 – 4,5. Với pH này, hệ vi sinh vật âm đạo có sự cân bằng giữa lợi khuẩn và vi khuẩn, vi nấm có hại. Khi pH âm đạo thay đổi, nấm men và vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển gây bệnh.
  • Sức đề kháng của các mẹ bầu thường kém hơn, khiến cho cơ thể dễ bị mắc các bệnh như viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo khi mang thai.
Nấm âm đạo là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ có thai
Nấm âm đạo là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ có thai

II. Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai nguy hiểm ra sao?

Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ của cả mẹ và em bé. Một số biến chứng của nấm âm đạo có thể xảy ra như:

1. Đối với mẹ

  • Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai có thể khiến cho mẹ bầu luôn trong tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi, đau nhức,… 
  • Một số trường hợp nặng hơn nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm hơn như viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm buồng trứng thậm chí là ung thư cổ tử cung.
bi nam am da0 khi mang thai nguy hiem ra sao
Nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi

2. Đối với thai nhi

  • Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai có thể khiến thai nhi hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ khó khăn hơn. Do đó trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng hay suy giảm miễn dịch sau khi chào đời. 
  • Một số trường hợp mẹ phải dùng thuốc điều trị nấm nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Nhiễm nấm Candida khi mang thai có thể khiến cho mẹ bầu dễ bị vỡ ối sớm gây sinh non.
  • Trong quá trình chuyển dạ, các em bé có nguy cơ mắc các bệnh lý da liễu hay hô hấp, tiêu hoá do tiếp xúc trực tiếp với nấm tại âm đạo của mẹ. Một số trẻ ngay từ khi sinh ra đã có các biểu hiện như nấm da, nấm mắt,… do tiếp xúc với nấm tại âm đạo của mẹ.

III. Các dấu hiệu nhiễm nấm Candida khi mang thai

Nhiễm nấm Candida khi mang thai thường gây ngứa ngáy, đau rát vùng kín
Nhiễm nấm Candida khi mang thai thường gây ngứa ngáy, đau rát vùng kín

1. Dấu hiệu bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu

Thông thường nhiễm nấm âm đạo khi mang thai thường hay xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể gặp một số biểu hiện như:

  • Ngứa rát, đau hoặc tấy đỏ vùng âm đạo.
  • Khí hư tiết ra nhiều hơn, có mùi và màu sắc khác thường.
  • Mẹ bầu có thể bị tiểu buốt hoặc tiểu rắt.

Một số trường hợp chị em phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu có thể có các biểu hiện như âm đạo luôn ẩm ướt, tiết nhiều dịch bất thường, đi tiểu nhiều lần trong ngày hoặc xuất hiện chút máu màu nâu từ âm đạo. Đây  là những biểu hiện bình thường báo hiệu chị em đã mang thai. Vì thế, chị em cần phân biệt các dấu hiệu này với tình trạng nhiễm nấm âm đạo.

2. Dấu hiệu bị nấm khi mang thai 3 tháng giữa

Vào những tháng giữa của thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu đã bắt đầu quen dần với việc mang thai, do đó hiện tượng mệt mỏi, đầy hơi hoặc tiểu rắt nhiều lần trong ngày do mang thai có thể sẽ giảm hơn. Vì vậy, nếu chị em bị nhiễm nấm âm đạo, các biểu hiện của nấm sẽ rõ rệt và dễ nhận biết hơn.

Khi gặp các tình trạng như ngứa rát sưng đau âm đạo, tiểu buốt tiểu nhiều lần hoặc âm đạo tiết nhiều khí hư có mùi hôi, có nhiều mảng bám trắng như phô mai trên niêm mạc âm đạo thì rất có thể chị em đã bị nấm âm đạo khi mang thai.

3. Dấu hiệu bị nấm khi mang thai 3 tháng cuối

Tình trạng mẹ bầu bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối là phổ biến nhất. Trong những tháng cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu không chỉ thay đổi nhiều về cân nặng, thể trạng mà còn thay đổi cả sức đề kháng. Sự thay đổi rõ rệt này có thể khiến mẹ bầu thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, đau nhức, stress. 

Nếu cơ thể bị nhiễm nấm âm đạo vào 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy những biểu hiện sau:

  • Đau rát, sưng đỏ vùng kín.
  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn và có thể có mùi hôi khó chịu.
  • Tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày xảy ra do thai nhi to hơn chèn ép vào bàng quang và tình trạng này có thể trầm trọng hơn nếu mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo.

IV. Cách điều trị nấm âm đạo khi mang thai

Có nhiều cách để điều trị nấm âm đạo khi mang thai. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, mẹ bầu có thể tham khảo các loại thuốc trị nấm candida âm đạo như dưới đây:

1. Thuốc đặt âm đạo trị nấm Candida

Thuốc đặt là loại thuốc được bác sĩ kê đơn phổ biến nhất cho bà bầu khi bị nhiễm nấm âm đạo. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại thuốc đặt, mẹ bầu nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ đề chắc chắn rằng loại thuốc mình sử dụng an toàn đối với bản thân và em bé.

Dùng thuốc tây đặc trị nấm cần có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ
Dùng thuốc tây đặc trị nấm cần có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ

Một số loại thuốc đặt phụ nữ mang thai có thể sử dụng như sau:

– Thuốc đặt âm đạo Miconazol

Thuốc đặt âm đạo Miconazol có tác dụng tiêu diệt nấm tại chỗ và ít hấp thu toàn thân nên an toàn cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Loại thuốc này có thể dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, dùng trong vòng 7 ngày để điều trị bệnh nấm âm đạo.

– Thuốc đặt âm đạo Clotrimazol

Thuốc đặt Clotrimazol dùng để điều trị nấm tại chỗ, thường được sử dụng cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Thời gian điều trị nhiễm nấm vùng kín cho mẹ bầu chỉ khoảng 7 ngày và kéo dài đến 14 ngày nếu bệnh nấm âm đạo tái phát.

2. Thuốc bôi âm đạo trị nấm Candida

Khi bị nhiễm nấm âm đạo, mẹ bầu cần được thăm khám và chẩn đoán bởi bác sĩ phụ khoa uy tín. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi âm đạo sau:

– Thuốc bôi âm đạo Imidazole

Thuốc bôi âm đạo Imidazole an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu bị nấm âm đạo. Chị em cần sử dụng thuốc  từ 7 – 14 ngày tùy thuộc vào khả năng đáp ứng với thuốc.

– Thuốc bôi âm đạo Clotrimazol 2% 

Thuốc bôi âm đạo Clotrimazol 2% có tác dụng trị nấm âm đạo cho mẹ bầu. Thời gian điều trị chỉ khoảng 7 ngày và kéo dài đến 14 ngày nếu viêm nhiễm tái phát.

V. Chữa nấm âm đạo khi mang thai tại nhà

Dùng lá trầu không chữa nấm candida rất an toàn cho phụ nữ có thai
Dùng lá trầu không chữa nấm Candida cho phụ nữ có thai là phương pháp được rất nhiều chị em truyền tai nhau áp dụng.

1. Rửa lá trầu không khi mang thai

Lá trầu không là loại thảo dược được nhiều chị em truyền tai nhau sử dụng để chữa nấm âm đạo. Công dụng này có được là do trong lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất kháng viêm như eugenol, estragol. Những thành phần này giúp hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa và ức chế sự phát triển của nấm men.

Chị em có thể dùng lá trầu không theo cách sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch bụi bẩn và vò nát.
  • Bước 2: Đun lá trầu với khoảng 1,5 lít nước có thêm 1 chút muối
  • Bước 3: Đổ ra chậu, thực hiện xông vùng kín cho đến khi nước nguội hẳn
  • Bước 4: Khi nước lá trầu nguội, bạn hãy rửa bên ngoài vùng âm đạo, sau đó lau khô. 

Lưu ý: Việc dùng lá trầu không để chữa bệnh viêm nhiễm âm đạo khi mang thai chỉ nên áp dụng đối với các chị em bị bệnh ở mức độ nhẹ và triệu chứng mới xuất hiện. Sau khoảng 2 tuần dùng lá trầu không, nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc xuất hiện tình trạng dị ứng khi đang dùng thì mẹ bầu cần tìm đến bác sĩ phụ khoa để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

2. Chữa nấm âm đạo khi mang thai bằng Lavima

Bộ đôi sản phẩm thảo dược gel rửa và gel bôi Lavima được rất nhiều chị em tin tưởng, lựa chọn sử dụng bởi tính hiệu quả và an toàn của sản phẩm đối với phụ nữ mang thai. Các sản phẩm này đã được Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận giúp diệt 99,9% chủng nấm Candida albicans trong 30s tiếp xúc.

gg
Bộ đôi gel rửa và gel bôi Lavima hỗ trợ điều trị nấm âm đạo hoàn toàn an toàn cho phụ nữ có thai

Lavima có 100% là thảo dược chuẩn hóa theo tiêu chuẩn châu Âu. Trong đó có 7 thảo dược quý từ Đức (gồm Cỏ xạ hương, Xô Thơm, Sầu đông, Cỏ Hương Lau, Chanh, Hương Thảo, Lô hội) và dịch chiết Lá Trầu Không nhập khẩu từ Tây Ban Nha. 

Các thảo dược này đều được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như quy trình sản xuất. Chúng là các “kháng sinh tự nhiên”, giúp hỗ trợ chữa nấm phụ khoa hiệu quả. Nhờ khả năng chữa nấm phụ khoa vượt trội, mẹ bầu sẽ cảm thấy khô thoáng, hết ngứa, hết hôi, rất dễ chịu ngay từ lần đầu tiên sử dụng Lavima.

Chị em có thể tham khảo và đặt mua sản phẩm Lavima << Tại Đây >>

VI. Lưu ý cần thiết mẹ bầu phòng ngừa viêm nấm âm đạo

Phòng ngừa nấm âm đạo khi mang thai là rất cần thiết
Phòng ngừa nấm âm đạo khi mang thai là rất cần thiết

Bị nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Vì vậy, để phòng ngừa viêm nấm âm đạo, chị em cần lưu ý các điều sau:

  • Chọn lựa các loại đồ lót rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt khi mang thai.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh phụ nữ có pH phù hợp và đặc biệt là sử dụng loại dung dịch vệ sinh đã được chứng minh là an toàn đối với phụ nữ mang thai.
  • Không sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh, xà phòng hoặc chất tẩy rửa có cồn để vệ sinh vùng kín.
  • Luôn vệ sinh vùng kín theo chiều từ trước ra sau, tránh vệ sinh theo chiều từ sau ra trước vì dễ khiến cho vi khuẩn lây lan từ hậu môn vào âm đạo.
  • Duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày và đi tiểu thường xuyên để tránh vi khuẩn lây lan gây viêm nhiễm.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ăn đủ các nhóm thực phẩm để cơ thể luôn khoẻ mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng đối với vi khuẩn và nấm
  • Tránh ăn quá nhiều đường và các đồ uống có chất kích thích vì đường tạo môi trường cho vi nấm dễ phát triển gây bệnh.
  • Để phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo, chị em có thể bổ sung tỏi vào thực đơn hàng ngày vì tỏi có chứa các chất có tác dụng như kháng sinh tự nhiên, giúp phòng ngừa nấm và vi khuẩn.
  • Vận động và luyện tập nhẹ nhàng, đều đặn, ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng cũng là cách giúp mẹ bầu phòng ngừa viêm nhiễm nấm âm đạo.
  • Tăng cường sức đề kháng, bổ sung lợi khuẩn như ăn sữa chua không đường hoặc sử dụng các viên uống lợi khuẩn Lavima Biotic để giúp vùng kín chị em khỏe mạnh hơn.

Thông qua bài viết trên, Lavima.vn hy vọng đã giúp bạn có những thông tin cần thiết về nấm âm đạo khi mang thai và các cách hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà.

Trong đó, nếu chị em cần tư vấn về cách chăm sóc vùng kín đúng cách khi mang thai thì có thể liên hệ qua hotline 0963 910 188 của Lavima để Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tận tâm và miễn phí.

| Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết
Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok