Kẹp mỏ vịt phụ khoa thường dùng để kiểm tra bên trong âm đạo hay tử cung của chị em. Vậy hình ảnh mỏ vịt khám phụ khoa thế nào, khám đau không? Tìm hiểu ngay! 

Khám phụ khoa định kỳ giúp chị em sớm phát hiện các vấn đề bất thường ở vùng kín cũng như ngăn ngừa các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Trong đó, kẹp mỏ vịt khám phụ khoa được nhiều bác sĩ chỉ định trong quá trình thăm khám. Vậy khám phụ khoa bằng mỏ vịt có đau không, an toàn không, cần lưu ý gì khi khám và hình ảnh mỏ vịt khám phụ khoa thế nào? Hãy cùng dược sĩ Lavima tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Khám mỏ vịt có đau không và hình ảnh mỏ vịt khám phụ khoa cần lưu ý
Khám mỏ vịt có đau không và hình ảnh mỏ vịt khám phụ khoa cần lưu ý. Tìm hiểu ngay!

I. Khám phụ khoa bằng mỏ vịt là gì? Dùng để làm gì? 

Sở dĩ có tên gọi mỏ vịt là vì kẹp mỏ vịt phụ khoa có hình dáng bên ngoài tương tự như mỏ vịt, đây là dụng cụ y tế thường được làm bằng thép không gỉ hay nhựa để kiểm tra khu vực âm đạo hay cổ tử cung của bạn cũng như dùng để thu thập mẫu tế bào cổ tử cung cho xét nghiệm Pap smear(1)

Khám mỏ vịt có đau không và hình ảnh mỏ vịt khám phụ khoa cần lưu ý
Mỏ vịt được đưa vào bên trong để kiểm tra khu vực âm đạo hay tử cung

Trong đó, mỏ vịt bằng kim loại có thể dùng được nhiều lần và phải tiệt trùng cẩn thận trước khi sử dụng để tránh tình trạng viêm nhiễm cũng như đảm bảo an toàn cho người bệnh. Còn mỏ vịt bằng nhựa thường chỉ sử dụng một lần, chúng thường làm bằng chất liệu nhựa PS 100% nên đảm bảo không gây kích ứng với niêm mạc vùng kín của người bệnh. 

II. Khám phụ khoa bằng mỏ vịt dùng trong trường hợp nào? 

Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khám phụ khoa bằng mỏ vịt tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, tình trạng quan hệ tình dục, cụ thể là: 

  • Đối với những người đã lập gia đình: mỏ vịt dùng để kiểm tra sâu bên trong âm đạo và cổ tử cung nhằm nhận biết các triệu chứng của bệnh cũng như giúp thu thập mẫu tế bào để cung cấp cho các xét nghiệm khác.
  • Đối với những người chưa lập gia đình và chưa quan hệ tình dục: vẫn có thể sử dụng mỏ vịt nhưng thường không can thiệp vào sâu bên trong âm đạo nhằm tránh ảnh hưởng đến màng trinh.
  • Đối với những bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường: bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành thăm khám phụ khoa bằng mỏ vịt nếu bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường như viêm phụ khoa nghiêm trọng, khí hư ra bất thường và nhiều,… 

III. Một số hình ảnh mỏ vịt khám phụ khoa 

Mỏ vịt khám phụ khoa có rất nhiều kích thước khác nhau, dưới đây là các loại phổ biến nhất trên thị trường(2),(3)

  • Mỏ vịt Pediatric: còn gọi là mỏ vịt nhi khoa, đây là loại mỏ vịt hẹp và ngắn hơn các loại khác, thường dùng cho những người chưa từng quan hệ tình dục hay những người sau mãn kinh. 
  • Mỏ vịt Huffman: loại mỏ vịt này có kích thước lớn hơn loại Pediatric và nhỏ hơn loại Pederson, được thiết kế cho những người chưa quan hệ tình dục thâm nhập.
  • Mỏ vịt Pederson: đây là loại mỏ vịt được sử dụng phổ biến nhất với nhiều kích cỡ khác nhau, thường dùng trong những trường hợp bệnh nhân đã quan hệ tình dục hoặc đang quan hệ tình dục nhưng chưa có con.
  • Mỏ vịt Graves: có nhiều kích thước khác nhau và thường lớn hơn loại Pederson, thích hợp cho những người có ống âm đạo dài hoặc thành âm đạo có độ đàn hồi cao. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong trường hợp sinh thường hay khi thực hiện các thủ thuật như soi cổ tử cung và sinh thiết.
Khám mỏ vịt có đau không và hình ảnh mỏ vịt khám phụ khoa cần lưu ý
Mỏ vịt Graves thích hợp cho những người có ống âm đạo dài

IV. Quy trình khám phụ khoa bằng mỏ vịt diễn ra thế nào? 

Quy trình khám phụ khoa bằng mỏ vịt được thực hiện khá đơn giản, bao gồm các bước sau đây: 

  • Bước 1: Khám bên ngoài âm đạo

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hình dáng bên ngoài, nếp gấp của âm đạo, âm hộ để xem có dấu hiệu bất thường hay không. Nhờ quan sát này mà bác sĩ có thể phát hiện ra hiện tượng sưng đỏ niêm mạc âm đạo hay các bệnh lây qua đường tình dục như mụn cóc sinh dục,…

  • Bước 2: Đưa mỏ vịt vào bên trong âm đạo

Sau khi khám sơ bộ bên ngoài âm đạo, bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt được vào bên trong âm đạo của bệnh nhân. Khi đó, bệnh nhân có thể cảm giác đau nhẹ nếu dùng mỏ vịt kim loại còn đối với mỏ vịt bằng nhựa thì cảm giác đau sẽ ít hơn. 

  • Bước 3: Điều chỉnh kích thước mỏ vịt

Bác sĩ sẽ điều chỉnh kích thước mỏ vịt sao cho phù hợp với âm đạo của bạn để hạn chế tình trạng khó chịu và giúp quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi hơn. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc đau đớn thì hãy thông báo cho bác sĩ ngay.

  • Bước 4: Kiểm tra sâu bên trong âm đạo

Mỏ vịt được đưa vào bên trong âm đạo giúp âm đạo mở rộng ra, từ đó giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện ra các điểm bất thường nếu có ở sâu bên trong âm đạo và tử cung của người bệnh.

  • Bước 5: Soi cổ tử cung

Bác sĩ có thể dùng thêm máy soi cổ tử cung để quan sát âm đạo của người bệnh, đồng thời kiểm tra tình trạng cổ tử cung và giúp thu mẫu tế bào để cho xét nghiệm Pap smear.

  • Bước 6: Lấy mẫu tế bào cổ tử cung

Bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc bàn chải tế bào hay chiếc thìa nhỏ để lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung của người bệnh. Sau đó, các mẫu này sẽ được sử dụng cho xét nghiệm Pap smear hay sớm phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung.

V. Khám phụ khoa bằng mỏ vịt có đau không, an toàn không? 

Vậy khám phụ khoa bằng mỏ vịt có đau không, an toàn không? Tùy từng loại mỏ vịt mà sẽ cho cảm giác khác nhau, trong đó mỏ vịt bằng kim loại thường khiến cho bạn có cảm giác lạnh, khó chịu nhưng loại mỏ vịt bằng nhựa thì mang đến cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều. Lúc đầu, bạn có thể thấy khó chịu vì chưa quen với sự có mặt của vật thể lạ trong âm đạo, tuy nhiên chỉ cần bạn thả lỏng và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ thì cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất. Cảm giác đau đớn và hiện tượng chảy máu thường gia tăng ở những người mắc các bệnh lý như lichen xơ hóa, co thắt âm đạo, teo âm đạo, đau âm hộ,… 

Khám mỏ vịt có đau không và hình ảnh mỏ vịt khám phụ khoa cần lưu ý
Mỏ vịt bằng nhựa mang đến cảm giác dễ chịu hơn cho chị em khi sử dụng

Ngoài ra, mỏ vịt kim loại trước khi đưa vào âm đạo đã được sát trùng và làm sạch tuyệt đối còn mỏ vịt bằng nhựa thường chỉ sử dụng một lần nên sẽ không gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng kín, do đó chị em hoàn toàn yên tâm.

VI. Một số lưu ý khi có chỉ định khám âm đạo bằng mỏ vịt

Để quá trình thăm khám phụ khoa bằng mỏ vịt diễn ra nhanh chóng, đem lại hiệu quả cao thì chị em cần lưu ý những điều sau: 

  • Báo cho bác sĩ của bạn biết về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý cũng như những chấn thương khu vực phụ khoa của bản thân có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình thăm khám vùng chậu.
  • Trong quá trình thăm khám bằng mỏ vịt, nếu chị em thấy cảm giác đau đớn vượt mức chịu đựng cho phép thì hãy thông báo với bác sĩ để được can thiệp bằng cách điều chỉnh lực tay hay kích thước mỏ vịt,… 
  • Bạn cần tránh lo lắng quá mức, giữ một tâm trạng thoải mái sẽ giúp giãn cơ, từ đó quá trình đưa mỏ vịt vào âm đạo dễ dàng hơn và không gây đau đớn. 
  • Chị em không nên khám phụ khoa bằng mỏ vịt khi có dấu hiệu rụng trứng, trước khi hành kinh khoảng 3 ngày hay vừa mới hết chu kỳ kinh nguyệt vì lúc này rất khó để mỏ vịt xâm nhập và quan sát cụ thể âm đạo, tử cung. 
Khám mỏ vịt có đau không và hình ảnh mỏ vịt khám phụ khoa cần lưu ý
Trong thời hành kinh chị em không nên khám phụ khoa bằng mỏ vịt vì lúc này rất khó quan sát
  • Ngoài ra, chị em nên lựa chọn những cơ sở có uy tín để đảm bảo kết quả chính xác và an toàn trong quá trình thăm khám.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh thảo dược an toàn, lành tính như bộ đôi Gel rửa và gel bôi Lavima, tránh sử dụng các loại dung dịch có chất tẩy rửa quá  mạnh vì có thể ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.

Hy vọng bài viết trên của Lavima đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích khi khám phụ khoa bằng mỏ vịt. Bên cạnh việc thăm khám định kỳ thì chị em cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học để đảm bảo sức khỏe vùng kín tốt nhất nhé. 

Bên cạnh đó, chị em cần tư vấn về cách chăm sóc vùng kín thì có thể liên hệ hotline 0963 910 188 để đội ngũ dược sĩ Đại học tại nhà Lavima.vn hỗ trợ tận tâm và tốt nhất!

Tài liệu tham khảo: 

(1)https://www.verywellhealth.com/vaginal-speculum-3522724

(2)https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/24238-speculum

(3)https://www.healthline.com/health/speculum#uses

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok