Khí hư và huyết trắng có giống nhau không? Phân biệt như thế nào và các vấn đề thường gặp liên quan đến khí hư và huyết trắng.
Huyết trắng sinh lý (hay còn gọi là dịch tiết âm đạo) thường có màu từ trong đến trắng đục, là hiện tượng tự nhiên rất bình thường và lành mạnh. Trên thực tế, dịch tiết này có vai trò, chức năng quan trọng trong hệ thống sinh sản là loại bỏ tế bào chết và vi khuẩn, giúp giữ cho âm đạo sạch sẽ và duy trì hệ vi sinh bình thường.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến huyết trắng thay đổi tính chất và nhiễm bệnh lý lúc này gọi là khí hư. Vậy, khí hư và huyết trắng có giống nhau không? Bài viết dưới đây của Lavima sẽ giúp bạn phân biệt rõ sự khác nhau giữa huyết trắng và khí hư nhé!
Mục Lục
I. Tìm hiểu về khí hư và huyết trắng
1. Huyết trắng hoặc dịch tiết âm đạo được hiểu như nào?
Trong điều kiện sinh lý bình thường, huyết trắng bao gồm chất nhầy cổ tử cung, dịch âm đạo, tế bào âm đạo, tế bào cổ tử cung bong ra và vi khuẩn. Cụ thể như sau:
- Phần lớn chất lỏng trong dịch tiết âm đạo là chất nhầy do các tuyến của cổ tử cung (các tuyến ở đáy âm đạo – tuyến nội tiết) tiết ra.
- Phần còn lại được tạo thành từ dịch huyết tương thấm qua thành âm đạo và dịch tiết từ các tuyến (Skene và Bartholin)
- Các thành phần rắn là các tế bào biểu mô bị bong ra từ thành âm đạo và cổ tử cung cũng như một số vi khuẩn sống trong âm đạo. Lưu ý rằng: Những vi khuẩn sống trong âm đạo thường không gây bệnh. Trên thực tế, chúng có thể bảo vệ cá nhân khỏi các vi khuẩn lây nhiễm và xâm lấn khác bằng cách tạo ra các chất như acid lactic và hydro peroxid có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn khác. Thành phần bình thường của vi khuẩn trong âm đạo (hệ vi sinh vùng kín) có thể khác nhau, nhưng phổ biến nhất là vi khuẩn lactobacilli.
Tất cả các thành phần nêu trên tạo thành một chất nhầy trong, có màu trắng hoặc trắng nhạt; độ đặc có thể dao động từ dạng sữa đến dạng vón cục và mùi thường từ nhẹ đến không có mùi; chảy ra từ phần sâu nhất của âm đạo và thoát ra khỏi cơ thể nhờ lực hấp dẫn. Đây chính là là biểu hiện của huyết trắng sinh lý.
Thành phần và lượng huyết trắng tiết ra thay đổi phụ thuộc vào hàm lượng estrogen trong cơ thể từng người. Chẳng hạn như:
- Ở trẻ sơ sinh, dịch tiết âm đạo đôi khi xảy ra chỉ trong vài ngày đầu sau khi sinh. Điều này là do đứa bé tiếp xúc với estrogen của mẹ khi còn trong tử cung.
- Đối với trẻ em, bộ máy sinh dục chưa phát triển đầy đủ, trong âm đạo nhìn chung không có nội tiết nên không có huyết trắng.
- Gần đến tuổi dậy thì (12 tháng trước khi có kinh), hormone estrogen bắt đầu được sản xuất bởi buồng trứng, lúc này tăng về số lượng và thay đổi thành phần huyết trắng.
- Số lượng và tính chất của huyết trắng thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt: Ngay sau kỳ kinh, dịch tiết âm đạo là rất ít, đặc và dính, có màu đục. Khi gần đến ngày rụng trứng, nồng độ estrogen tăng cao đồng thời làm tăng dịch tiết âm đạo. Chất dịch cũng thay đổi màu sắc và độ đặc trong thời gian này, trở nên trong và có độ đàn hồi. Theo nghiên cứu(1), lượng dịch tiết ra khi rụng trứng lớn hơn 30 lần so với lượng dịch tiết ra ngay sau kỳ kinh nguyệt.
- Khi mang thai, lượng huyết trắng tăng lên do nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể tăng lên thường có màu trắng hoặc hơi xám, có thể có mùi mốc. Lưu ý: huyết trắng bình thường của thai kỳ không chứa máu và không gây ngứa.
- Sau sinh, dịch tiết ra có thể có màu đỏ và nặng trong vài ngày đầu vì nó bao gồm máu và màng nhầy khi mang thai. Chất dịch này thường bắt đầu trở nên lỏng hơn và đổi màu từ nâu hồng sang trắng vàng.
- Thời kỳ mãn kinh, âm đạo sẽ trở lại trạng thái tương tự như trước tuổi dậy thì. Cụ thể, các mô âm đạo mỏng đi, kém đàn hồi; lưu lượng máu đến âm đạo giảm và lượng huyết trắng cũng giảm.
2. Khí hư và huyết trắng có giống nhau không? Khí hư khác huyết trắng như nào?
Bên cạnh huyết trắng sinh lý, một số khuẩn có thể khiến huyết trắng nhiễm bệnh lý như nấm men, trùng roi, tạp khuẩn gây hại… Lúc này y học gọi là khí hư, với từng tác nhân gây bệnh cụ thể khí hư sẽ có tính chất khác nhau như:
- Khí hư do nhiễm nấm men (C. albicans): có màu trắng như phô mai, dính từng mảng, kèm theo sưng và đau xung quanh âm hộ, ngứa dữ dội thậm chí đau khi quan hệ tình dục
- Khí hư do vi khuẩn: có màu trắng, xám hoặc vàng kèm mùi tanh đặc biệt sau khi quan hệ hoặc sau khi rửa bằng xà phòng, ngứa hoặc rát, đỏ nhẹ và sưng tấy âm đạo hoặc âm hộ
- Khí hư do nhiễm trùng roi Trichomonas: có màu vàng hoặc sủi bọt màu xanh lục, mùi khó chịu, đau và ngứa khi đi tiểu…
Nhìn chung, huyết trắng có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý phụ nữ, nó thể hiện tình trạng vùng kín nói riêng và sức khỏe cơ thể của người phụ nữ nói chung. Huyết trắng không những có vai trò tự làm sạch âm đạo, tăng miễn dịch với các tác nhân bên ngoài mà còn có khả năng bôi trơn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sản.
Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến huyết trắng mang tính chất bệnh lý, gọi là khí hư, đa số đều do viêm nhiễm. Vì vậy khi thấy khí hư thay đổi bao gồm tăng lượng dịch tiết, thay đổi màu sắc hoặc mùi của dịch tiết và kích ứng, ngứa hoặc nóng rát trong hoặc xung quanh âm đạo. Bạn cần phải gặp ngay bác sĩ và điều trị kịp thời tác nhân gây bệnh.
Xem thêm: gel bôi trơn tốt nhất
II. Các vấn đề cần quan tâm
Huyết trắng sinh lý thường trong hoặc có màu trắng đục và không có mùi hôi. Màu sắc và kết cấu thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Huyết trắng sẽ đặc hơn khi đang trong quá trình rụng trứng, khi cho con bú hoặc khi bị kích thích bởi quan hệ tình dục.
Huyết trắng bệnh lý (tức khí hư) thường thay đổi về màu sắc, số lượng hoặc mùi của dịch tiết kèm theo tình trạng kích ứng, ngứa hoặc nóng rát trong hoặc xung quanh âm đạo.
Tóm lại, nếu thấy dịch tiết âm đạo tăng lên, thay đổi màu sắc hoặc mùi hôi hoặc đột nhiên bị ngứa hoặc khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn có thể bị nhiễm trùng nấm men, viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trichomonas,…
Lúc này, bác sĩ sẽ cần phải kiểm tra và thực hiện 1 số bước để chẩn đoán: bao gồm câu hỏi về các triệu chứng, lấy mẫu dịch tiết để xét nghiệm đồng thời thăm khám vùng chậu để tìm dấu hiệu bất thường. Lavima.vn hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn có những thông tin hữu ích và cần thiết về khí hư và huyết trắng.
Nguồn tham khảo:
(1)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279054/