Trẻ em bị ra khí hư do đâu và các mẹ nên giải quyết như thế nào? Các câu hỏi này sẽ được giải đáp bởi Dược sĩ. Tìm hiểu ngay!
Ra khí hư mặc dù đã quá quen thuộc với các chị em phụ nữ nhưng khi thấy bé gái 5 tuổi ra khí hư màu vàng hay khí hư xuất hiện ở các em nhỏ, đặc biệt là các bé chưa dậy thì vẫn là nỗi hoang mang của các bậc phụ huynh. Vậy trẻ em bị ra khí hư do đâu và các mẹ nên giải quyết như thế nào? Các câu hỏi này sẽ được giải đáp bởi Dược sĩ nhà Lavima ngay sau đây.
Mục Lục
- I. Nguyên nhân trẻ em bị ra khí hư
- II. Cần làm gì khi trẻ em bị ra khí hư do viêm phụ khoa?
- 1. Rửa vùng kín hàng ngày bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh phù hợp
- 2. Không sử dụng vòi xịt rửa vùng kín
- 3. Không thụt rửa vùng kín bởi nước lá, sản phẩm có pH không trong khoảng 3,8 – 4,5
- 4. Không rửa vùng kín từ sau ra trước
- 5. Không lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày
- 6. Không nhịn tiểu
- 7. Mặc quần con “dễ thở”
- 8. Thay mới quần con thường xuyên và ngay khi bắt đầu quá trình chữa khí hư
- 9. Phơi quần con trực tiếp dưới nắng hoặc ủi bàn là
I. Nguyên nhân trẻ em bị ra khí hư
1. Báo hiệu dậy thì ở bé gái
Khi bước vào giai đoạn dậy thì, buồng trứng dần đi vào hoàn thiện và bắt đầu thực hiện chức năng của nó, dẫn đến tiết ra nhiều nội tiết tố như estrogen, progesteron. Các hormone này thay đổi, tăng sinh và kết quả là kích thích tử cung tiết dịch mỗi ngày, dịch này gọi là huyết trắng.
Độ tuổi dậy thì ở bé gái thường là 10 – 14 tuổi. Tuy vậy nhưng khi gần tới giai đoạn dậy thì, cơ quan sinh dục của các bé gái đã dần có sự thay đổi và một trong số đó là tiết dịch âm đạo hay chính là hiện tượng trẻ em bị ra khí hư.
Dịch tiết âm đạo bình thường (huyết trắng sinh lý) có màu trong suốt, hoặc hơi trắng đục, dai dính như lòng trắng trứng và tuyệt đối không có mùi hôi. Bên cạnh đó, nếu để ý sẽ thấy trẻ bắt đầu có những dấu hiệu của tiền dậy thì như vùng ngực bắt đầu phát triển, xuất hiện lông tại vùng kín, lông nách,… với sợi nhạt màu, mới chỉ mọc lú nhú thưa thớt.
Nếu bé nhà mình khớp với đặc điểm trên thì bố mẹ không cần lo lắng nhiều bởi đây là trường hợp sinh lý bình thường. Bố mẹ chỉ cần giải thích cho bé hiểu các thay đổi này và những thay đổi sắp tới khi bé chính thức dậy thì để có sự chuẩn bị tốt.
Đồng thời, các mẹ cũng nên bắt đầu hướng dẫn bé chú ý giữ vệ sinh vùng kín nhiều hơn, có thể sử dụng một số dung dịch vệ sinh phụ nữ nhưng cần chọn loại dung dịch dịu nhẹ, lành tính, pH từ 3,8 – 4,5 vì da vùng kín của trẻ còn rất nhạy cảm.
2. Cẩn trọng với viêm nhiễm phụ khoa khi trẻ em bị ra khí hư
Thực tế cho thấy không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có thể là nạn nhân của viêm phụ khoa. Vì thế các mẹ cần chú ý xem khí hư của bé nhà mình có đặc điểm nào dưới đây không nhé:
- Khí hư có màu vàng, xanh hoặc trắng đục nhưng kèm dạng bột vón cục hay tạo mảng bám như bã đậu.
- Khí hư có mùi hôi, có thể là hôi tanh hoặc thối.
- Trẻ ngứa ngáy vùng kín rất nhiều.
- Vùng kín của trẻ đỏ, sưng và rát.
- Trẻ đi tiểu thấy đau buốt.
Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm khi điều trị viêm phụ khoa, đặc biệt không nhiều thuốc được chỉ định cho trẻ dưới 10 – 12 tuổi. Vì thế khi trẻ em bị ra khí hư kèm theo các dấu hiệu bất thường, mẹ có thể tham khảo giải pháp an toàn từ châu Âu là gel thảo dược Lavima – chiết xuất từ 8 loại thảo dược nhập khẩu và chuẩn hóa 100%.
Lavima được Viện Pasteur – Hồ Chí Minh chứng nhận giúp diệt 99,9% hại khuẩn, nấm Candida albicans trong 30s tiếp xúc. Sản phẩm dịu nhẹ, an toàn cho mọi đối tượng, cả trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú. Lavima có chứa Nha đam và acid Lactic nên ngoài diệt khuẩn gây bệnh thì còn giúp giữ ẩm và cân bằng pH vùng kín, giảm bớt ngứa rát cho trẻ.
Đây là một trong top những sản phẩm vệ sinh chuyên dụng với các bệnh phụ khoa mà có thể sử dụng cho trẻ em, được các chuyên gia đánh giá cao và hiện có mặt tại trên 50 nhà thuốc, bệnh viện toàn quốc.
| Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh Huyết Trắng Ở Tuổi Dậy Thì Nguy Hiểm Như Thế Nào?
- Đặc điểm khí hư khi mang thai tuần đầu bị bất thường
II. Cần làm gì khi trẻ em bị ra khí hư do viêm phụ khoa?
Khi thấy trẻ em bị ra khí hư và mang các dấu hiệu đặc trưng trên của viêm phụ khoa thì điều đầu tiên nhất mẹ cần làm là hướng dẫn con vệ sinh vùng kín đúng cách. Cụ thể là:
1. Rửa vùng kín hàng ngày bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh phù hợp
Dung dịch vệ sinh thích hợp là loại có pH trong khoảng 3,8 – 4,5 khớp với môi trường âm đạo, tốt nhất là nên chọn nước rửa phụ khoa có Acid Lactic cân bằng pH (ví dụ Lavima).
2. Không sử dụng vòi xịt rửa vùng kín
Sức nước từ vòi xịt quá mạnh sẽ khiến vùng kín của trẻ dễ bị tổn thương và càng dễ bị viêm nhiễm. Do đó, trẻ chỉ nên dùng tay vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài từ trước ra sau.
3. Không thụt rửa vùng kín bởi nước lá, sản phẩm có pH không trong khoảng 3,8 – 4,5
Cách làm này hại nhiều hơn lợi. Da vùng kín của trẻ sẽ bị khô rát hoặc gây mất cân bằng âm đạo dẫn đến viêm
4. Không rửa vùng kín từ sau ra trước
Thao tác rửa vùng kín từ phía sau (hậu môn) ra phía trước (âm đạo) vô tình mang vi khuẩn cùng chất thải làm bẩn, gây viêm nhiễm và trẻ em bị ra khí hư liên tục.
5. Không lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày
Băng vệ sinh hàng ngày không được thay trong vòng 4 – 6 tiếng sẽ gây bí, tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển từ hậu môn lên âm đạo và tạo điều kiện cho chúng phát triển. Thế nên nhất định phải thay băng sau tối đa mỗi 6 tiếng.
6. Không nhịn tiểu
Việc nhịn tiểu làm tăng áp lực vùng chậu, chưa kể nước tiểu rò rỉ do chịu áp lực cao sẽ khiến đũng quần con ẩm ướt, bốc mùi và hình thành khí hư do viêm nhiễm.
7. Mặc quần con “dễ thở”
Mẹ hãy lựa cho trẻ quần có chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt, vừa vặn nhưng không quá bó sát, làm bằng chất liệu cotton là tốt nhất. Một lưu ý nữa là không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt.
8. Thay mới quần con thường xuyên và ngay khi bắt đầu quá trình chữa khí hư
Vi khuẩn và các bào tử nấm thường trú ngụ tại đũng quần con nên việc thay mới quần nhỏ mỗi 3 tháng sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng và nhanh chóng, hiệu quả hơn.
9. Phơi quần con trực tiếp dưới nắng hoặc ủi bàn là
Nấm Candida và vi khuẩn trú ngụ tại quần con đều rất sợ nhiệt. Đó cũng là lý do bạn không nên để trẻ mặc quần con khi còn ẩm.
Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả, bổ sung các vitamin, nhất là ăn sữa chua mỗi ngày để nâng cao đề kháng. Và mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám nếu thấy trẻ em bị ra khí hư hoặc các dấu hiệu bất thường để chẩn đoán chính xác và có các biện pháp xử lý thích hợp cho con nhé.
Như vậy thì bài viết trên của Lavima đã giúp cho phụ huynh cũng như các bé biết thêm về các nguyên nhân bé gái ra huyết trắng. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ hotline 0963 910 188 của nhà Lavima.vn và nhận tư vấn miễn phí, tận tâm bởi các Dược sĩ chuyên môn.