Dấu hiệu bị nấm vùng kín có thể khác nhau đối với mỗi người. Nhận biết sớm các biểu hiện này giúp chị em phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Tìm hiểu ngay!
Nấm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp do nấm men Candida gây ra. Có rất nhiều biểu hiện để nhận biết tình trạng này, thế nhưng chị em thường nhầm lẫn chúng với các bệnh lý phụ khoa khác. Vậy dấu hiệu bị nấm vùng kín là gì, hãy cùng dược sĩ nhà Lavima tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
+ Tìm hiểu nguyên nhân bị nấm vùng kín
+ Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ: nấm candida có nguy hiểm không
+ Chia sẻ tới chị em các hình ảnh nấm miệng ở trẻ em

Mục Lục
I. Nấm vùng kín là gì?
Nhiễm nấm vùng kín hay nấm âm đạo là tình trạng âm đạo ngứa ngáy, kích ứng và đau rát khi đi tiểu hay khi quan hệ tình dục. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo làm cho nấm men (chủ yếu là nấm Candida albicans) phát triển quá mức gây bệnh nấm vùng kín.

II. Top 05 dấu hiệu nấm vùng kín thường gặp nhất cần biết
1. Ngứa âm đạo
Ngứa ngáy vùng kín là biểu hiện phổ biến và thường xuất hiện sớm nhất khi chị em bị nấm âm đạo. Khi đó, chị em sẽ cảm thấy ngứa bất chợt hay ngứa âm ỉ kéo dài ở bên ngoài hay ngứa sâu bên trong âm hộ.
Tuy nhiên, chị em cần tránh gãi vùng kín bằng tay hay bằng vật lạ vì có thể làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, việc làm này còn gây ra các vết trầy xước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hay vi nấm tấn công gây bệnh.

2. Sưng âm đạo
Nấm men Candida không chỉ gây sưng niêm mạc âm đạo, môi âm đạo mà còn lan ra cả mu và bẹn của chị em. Ngoài dấu hiệu sưng tấy, chị em còn có thể bắt gặp các triệu chứng khác như:
- Da hay niêm mạc vùng kín xuất hiện các vết ban đỏ.
- Âm đạo phù nề, nóng và đau rát.
- Xuất hiện các vết loét hay xước.
Khi dấu hiệu sưng ngày một tăng lên, chị em cần tìm gặp bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Đau khi quan hệ tình dục hay khi tiểu tiện
Nấm âm đạo tác động vào khu vực bị viêm gây nên cảm giác đau rát khi chị em tiểu tiện hay khi quan hệ tình dục. Mức độ đau rát này có thể nặng hay nhẹ tùy theo mức độ bệnh, khi thấy dấu hiệu này kèm theo ngứa vùng kín thì rất có thể bạn đã bị nhiễm nấm âm đạo.
Trong một số ít trường hợp, cơn đau này có thể lan ra khắp vùng chậu, kèm theo đau bụng dưới, đau bẹn hay đùi. Khi thăm khám, bạn sẽ thấy âm hộ bị sưng đỏ, dễ chảy máu, thậm chí viêm loét cổ tử cung.

4. Khí hư màu trắng đục
Dựa vào đặc điểm cụ thể của khí hư, chị em có thể phân biệt được nguyên nhân gây nấm vùng kín do vi khuẩn, nấm men hay do trùng roi Trichomonas,… Thông thường, khi bị nhiễm nấm Candida bạn sẽ thấy khí hư ra nhiều bất thường, vón cục, tạo thành mảng như khô mai bám đầy thành âm đạo. Khí hư có thể có mùi nồng, không hôi hay ít hôi.
Trong trường hợp này, chị em cũng cần đến gặp bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán nguyên chính xác và điều trị bệnh.

5. Khó tiểu, tiểu buốt
Khác với nam giới, niệu đạo ở phụ nữ tương đối ngắn và nằm cạnh âm đạo nên nấm dễ dàng di chuyển từ âm đạo sang niệu đạo, gây nên tình trạng khó tiểu, tiểu buốt, bí tiểu,… Khi bắt gặp các triệu chứng này chị em cũng cần được thăm khám. Vì đây cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu bị nấm candida ở nam giới và nữ giới mà bạn cần lưu ý.
III. Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nấm âm đạo tại nhà
Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm và điều trị dứt điểm nấm vùng kín, chị em cần tuân thủ thực hiện các biện pháp bên dưới:
- Xây dựng lối sống lành mạnh: tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bổ sung lợi khuẩn vùng kín như ăn sữa chua không đường hoặc có thể dùng men vi sinh phụ khoa Lavima Biotic. Tránh dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cần ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, luyện tập thể dục thường xuyên.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: vệ sinh tối thiểu 2 lần/ngày, dùng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, lành tính, an toàn cho vùng kín, tránh dùng sản phẩm có tính sát khuẩn mạnh gây mất cân bằng tự nhiên âm đạo. Đặc biệt, bạn không được thụt rửa sâu vào âm đạo.
- Lựa chọn đồ lót phù hợp: bạn nên dùng đồ lót làm bằng cotton, không mặc quần quá chật hay quá ẩm ướt, sau khi chữa nấm âm đạo cần thay mới toàn bộ tủ đồ con.
- Tắm đúng cách: bạn nên tắm bằng vòi hoa sen, tránh dùng nước tắm quá nóng.
- Kiểm soát đường huyết: hạn chế tiêu thụ đường, kiểm soát tốt bệnh tiểu đường để tránh nhiễm trùng nấm men.

Các dấu hiệu bị nấm vùng kín như trên thường không khó để nhận biết nhưng chị em dễ bị bỏ qua do chủ quan. Khi gặp các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, chị em cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa phụ khoa để được hỗ trợ.
Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ thêm về cách chăm sóc sức khỏe vùng kín khi bị nấm âm đạo thì có thể liên hệ đến hotline 0963 910 188 để đội ngũ Dược sĩ Đại học nhà Lavima.vn hỗ trợ tận tâm và tốt nhất!
| Có thể bạn quan tâm:
- [Tìm hiểu] 06 nguyên nhân bị nấm vùng kín phổ biến nhất
- Bật mí 10+ cách chữa nấm âm đạo tại nhà cực đơn giản và an toàn
- Giải đáp: Chữa nấm Candida bằng lá trầu không có khỏi không?
- Nabifar là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng Nabifar trị nấm đúng cách
- 06 điều mẹ bầu cần biết về nhiễm nấm âm đạo khi mang thai