Hình ảnh nấm Candida khi soi tươi tiết lộ điều gì về sức khỏe của bạn? Xuất hiện hình ảnh nấm Candida có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay!

Nấm Candida là loại nấm men gây bệnh nấm cơ hội phổ biến nhất ở mọi độ tuổi, trong đó loài Candida albicans có tần suất gây bệnh nhiều nhất và thường gặp nhất.

Vậy hình ảnh nấm Candida giúp ích gì cho việc chẩn đoán bệnh, test nấm Candida như thế nào? Qua bài viết dưới đây, dược sĩ nhà Lavima sẽ giải thích chi tiết cho bạn nhé!

Xem thêm:

+ Những dấu hiệu bị nấm vùng kín

+ Tìm hiểu nguyên nhân bị nấm vùng kín do đâu

+ Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ: bị nấm candida có nguy hiểm không

Hình ảnh nấm Candida và cách thử nấm đơn giản bạn cần biết
Hình ảnh nấm Candida và cách thử nấm đơn giản bạn cần biết. Tìm hiểu ngay!

I. Nấm Candida là gì?

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI)(1), Candida là một loại nấm men có dạng hình cầu hay hình bầu dục, kích thước từ 3 – 6 µm, thường sống trong âm đạo, hệ tiêu hóa và một số ít ở da. Đây cũng là loại nấm chủ yếu gây ra bệnh nấm âm đạo ở nữ giới.

Hình ảnh nấm Candida và cách thử nấm đơn giản bạn cần biết
Nấm Candida là một loại nấm men thường sống trong âm đạo, hệ tiêu hóa và một số ít ở da của con người

Candida bao gồm khoảng 154 loài, trong đó Candida albicans là loài thường gặp nhất, sau đó là Candida glabrata, Candida tropicalis và ít gặp hơn như Candida krusei, Candida lusitaniae, Candida parapsilosis.

Ở điều kiện bình thường, nấm Candida tồn tại trong cơ thể ở dạng bào tử không gây bệnh. Tuy nhiên khi cơ thể mất cân bằng sẽ khiến chúng phát triển quá mức và gây bệnh. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, Candida có thể gây nhiễm trùng máu và thậm chí là thận, tim hoặc não.

II. Hình ảnh nấm Candida khi soi tươi mới nhất 

Soi tươi vi nấm là xét nghiệm dựa vào kích thước, hình dạng cũng như tính chất của vi nấm trên kính hiển vi để giúp chẩn đoán chính xác loại nấm gây bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy các mẫu bệnh phẩm nơi có biểu hiện bị nhiễm nấm như da, niêm mạc hay khí hư âm đạo, sau đó soi lên kính hiển vi để quan sát.

Dưới đây, là hình ảnh các loài nấm Candida thường gặp khi soi tươi: 

1. Candida albicans

Candida albicans thường trong suốt, có kích thước rất nhỏ, tế bào nhỏ nhất chỉ khoảng 5/1000mm. Tùy theo chu kỳ sống và điều kiện môi trường mà Candida albicans sẽ có các kiểu hình khác nhau, nó có thể chuyển từ dạng hình trứng sang sợi nấm có màu trắng đục. 

Khi gặp điều kiện bất lợi, Candida albicans thường tồn tại ở dạng bào tử (Chlamydospores) để tồn tại lâu dài, ngược lại khi môi trường sống thuận lợi nấm sẽ phát triển và gây bệnh. 

Hình ảnh nấm Candida và cách thử nấm đơn giản bạn cần biết
Hình ảnh sợi nấm và hạt men khi soi tươi Candida albicans

2. Candida tropicalis

Candida tropicalis thường có màu kem, chứa các bào tử hình bầu dục đơn lẻ hay tồn tại thành cụm dọc theo các sợi giả dài. Ngoài ra, Candida tropicalis cũng có thể tạo ra sợi nấm thật. 

Đây là loại nấm gây bệnh toàn thân phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến những người có hệ thống miễn dịch suy yếu bằng cách làm giảm bạch cầu trung tính và lan truyền theo đường máu đến các tế bào ngoại vi. Tropicalis có liên quan chặt chẽ về đặc điểm lâm sàng cũng như khả năng gây bệnh với Candida albicans. 

Hình ảnh nấm Candida và cách thử nấm đơn giản bạn cần biết
Hình ảnh tế bào và sợi tơ nấm Candida tropicalis khi nhuộm Gram (hình bên phải)

3. Candida glabrata

Candida glabrata (Torulopsis glabrata) có màu kem, tương đối tròn, bào tử tồn tại ở dạng phôi bào nhỏ có kích thước từ 1 – 4 μm và thường tập trung thành cụm. Không giống với các loại nấm Candida khác, Candida glabrata chỉ tồn tại ở một hình dạng nhất định, không biến hình. 

Loài này cũng không gây bệnh cho người khỏe mạnh, tuy nhiên ở những người có chức năng miễn dịch suy yếu như bệnh nhân ung thư, HIV/AIDS hay người mắc bệnh tiểu đường là những đối tượng dễ bị Candida glabrata tấn công. 

Hình ảnh nấm Candida và cách thử nấm đơn giản bạn cần biết
Bào tử Candida glabrata tương đối tròn và thường tập trung thành cụm

4. Candida parapsilosis

Candida parapsilosis có dạng hình bầu dục, hình tròn hay hay trụ, loại này không hình thành sợi nấm thật, chỉ tồn tại ở giai đoạn nấm men và sợi nấm giả. Nhiễm trùng Candida parapsilosis đặc biệt liên quan đến sự tiết các enzyme thủy phân, sự bám dính vào các thiết bị giả hay ống thông trong nhà và sự hình thành màng sinh học. 

Candida parapsilosis là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nấm xâm lấn, gây nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng mô ở những người bệnh suy giảm miễn dịch. Những người có nguy cơ nhiễm trùng nặng bao gồm trẻ sơ sinh và bệnh nhân ICU(2)

Hình ảnh nấm Candida và cách thử nấm đơn giản bạn cần biết
Hình ảnh tế bào nấm và sợi nấm giả Candida parapsilosis khi soi tươi

5. Candida krusei

Nấm Candida krusei có chứa nhiều sợi nấm giả với nhánh nhỏ, kích thước ngắn. Loài này chủ yếu được tìm thấy ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh ác tính về huyết học hay người dự phòng bằng thuốc nhóm azole trong thời gian dài(3).  

Hình ảnh nấm Candida và cách thử nấm đơn giản bạn cần biết
Nấm Candida krusei chứa nhiều sợi nấm giả

6. Candida lusitaniae

Tế bào nấm Candida lusitaniae có hình trứng, hình elip hay hình thon dài với kích thước khoảng 2-6 x 2-10 μm, khuẩn lạc có màu kem, mềm mại và mịn màng(4). Đây là loại nấm men cơ hội, thường gây bệnh ở những người suy giảm miễn dịch kèm theo các bệnh lý khác. 

Hình ảnh nấm Candida và cách thử nấm đơn giản bạn cần biết
Tế bào nấm Candida lusitaniae khi soi tươi có hình trứng, hình thon dài hay hình elip

III. Biểu hiện nhiễm nấm Candida

Nấm Candida có thể xuất hiện ở khắp các vị trí trên cơ thể người như âm đạo, niêm mạc miệng, tay chân, móng,… Tùy thuộc vào từng vị trí mà sẽ có các biểu hiện cụ thể sau: 

  • Nấm Candida âm đạo: vùng kín sưng đỏ, phù nề, ngứa ngáy, ra nhiều khí hư màu trắng đục bám chặt vào thành âm đạo, tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu,…
Hình ảnh nấm Candida và cách thử nấm đơn giản bạn cần biết
Khi nhiễm nấm Candida âm đạo, bạn có thể cảm thấy tiểu buốt hay đau rát khi đi tiểu
  • Nấm Candida miệng: xuất hiện các mảng trắng trên lưỡi, phía trong má, vòm miệng, cổ họng đỏ hay đau nhức, khó khăn khi nuốt nước bọt, đau khi ăn, mất vị giác,… 
  • Nhiễm nấm Candida ở móng tay, móng chân: viêm đỏ vùng da quanh móng, da tách khỏi móng, xuất hiện mủ ở kẽ móng, da bị bong tróc, biến đổi màu. Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở một số móng, hiếm khi gặp ở tất cả các móng. 
  • Nhiễm nấm Candida ở vùng kẽ như cổ, tay, chân, bẹn, kẽ mông, nếp dưới vú: nổi ban đỏ, nứt da, da đóng vảy hay bong tróc, bỏng rát,…

IV. Cách thử nấm Candida bằng nước bọt

Để đảm bảo độ tin cậy của phương pháp này bạn cần tránh dùng các loại sữa trong vòng 10 ngày trước khi thực hiện và uống đủ 2 lít mỗi ngày. Khi đó, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây(5):

– Bước 1: Đặt 1 cốc nước lọc cạnh giường vào buổi tối trước khi đi ngủ. 

– Bước 2: Sau khi súc miệng xong, nhổ 1 miếng nước bọt của bạn vào cốc nước, lưu ý chỉ nhổ nước bọt, không nhổ đờm. 

– Bước 3: Để cốc nước trong khoảng 45 phút rồi quan sát. Nếu xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu bị nấm vùng kín sau đây thì rất có thể bạn đã bị nhiễm nấm Candida:

  • Nước bọt lắng xuống đáy cốc.
  • Nước bọt li ti lơ lửng ở giữa cốc.
  • Xuất hiện hình dạng giống như sợi dây chảy xuống từ nước bọt.
Hình ảnh nấm Candida và cách thử nấm đơn giản bạn cần biết
Cách thử nấm bằng nước bọt được thực hiện như thế nào?

Phương pháp này được lý giải như sau: nước bọt là môi trường lý tưởng cho các loài nấm candida sinh sôi và phát triển, do đó khi có nấm men thì nước bọt của bạn sẽ nặng hơn nên sẽ lơ lửng hoặc chìm xuống dưới đáy của cốc nước. Bên cạnh đó, nếu các dấu hiệu này xuất hiện càng nhanh và càng nhiều thì chứng tỏ bạn nhiễm nấm càng nặng. 

Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu uy tín nào chứng minh độ tin cậy của phương pháp trên. Chính vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này nhằm mục đích tham khảo. Ngoài ra, khi bắt gặp các triệu chứng nhiễm nấm Candida nêu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

V. Xuất hiện hình ảnh nấm Candida có nguy hiểm không? 

Việc xuất hiện hình ảnh nấm Candida khi soi tươi tuy rằng ít gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bạn cũng đừng nên quá chủ quan vì nhiễm nấm Candida có thể gây ra các hậu quả sau nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách:

  • Làm cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi, cáu gắt vô cớ.
  • Nấm có thể lan rộng vào tử cung, buồng trứng, vòi dẫn trứng làm viêm nặng, thậm chí gây vô sinh.
  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục, khiến người bệnh cảm thấy tự tin, mặc cảm với bạn tình, làm giảm ham muốn tình dục. 

Nguồn tham khảo: 

(1)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3205665/

(2)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2570155/

(3)https://academic.oup.com/mmy/article-abstract/59/1/14/5836561?redirectedFrom=fulltext

(4)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9441179/

(5)https://reginanaturopathicdoctor.com/the-spit-test-for-candida/

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thật nhiều kiến thức bổ ích về hình ảnh để giúp phân biệt từng loại nấm Candida. Các hình ảnh soi tươi này sẽ giúp bác sĩ biết chính xác loại nấm gây bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn thêm về cách chăm sóc, bảo vệ vùng kín tốt nhất thì có thể liên hệ hotline 0963 910 188 để đội ngũ Dược sĩ Đại học của nhà Lavima.vn tư vấn miễn phí và tận tâm.

| Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok