Bên cạnh việc nấm candida gây bệnh phụ khoa ở người trưởng thành thì nấm candida ở miệng trẻ em là tình trạng xảy ra cũng khá phổ biến. Vậy các bậc phụ huynh đã biết gì về tình trạng này chưa? Cùng Lavima xem ngay các thông tin trong bài viết dưới đây để có những kiến thức chăm sóc và bảo vệ các bé nhé
Mục Lục
I. Nguyên nhân gây nấm candida ở miệng trẻ em và triệu chứng
Nấm Candida ở miệng trẻ em hay còn được gọi là tưa miệng, thường gây ra bởi chủng nấm Candida Albicans với dấu hiệu đặc trưng là các mảng màu trắng đục. Điều này có thể xảy ra khi da bị tổn thương, trẻ có hệ miễn dịch kém, trời nóng và ẩm ướt.
Bệnh lý có thể xuất hiện trong bất cứ giai đoạn phát triển nào cũng bé, tuy nhiên, phổ biến nhất với trẻ dưới 10 tuổi hoặc còn đang bú mẹ. Đặc trưng của tình trạng này là dễ dàng tái phát trở lại nếu trẻ em không vệ sinh răng miệng tốt.
1. Nguyên nhân dẫn đến nấm candida ở miệng trẻ
Những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có một số yếu tố sau đây sẽ tăng nguy cơ mắc phải tình trạng nhiễm nấm candida cao hơn các trẻ khác có thể kể đến:
- Trẻ không được vệ sinh răng lợi đúng cách, thường xuyên
- Trẻ thường xuyên ngậm các vật dụng không đảm bảo vệ sinh như ti giả, núm ti, bình sữa không được vệ sinh.
- Mẹ trong giai đoạn mang thai bị nhiễm nấm phụ khoa có thể lây nhiễm cho bé hoặc trong lúc chuyển dạ.
- Với trẻ nhỏ có tình trạng sức khỏe hạn chế, sức đề kháng và hệ miễn dịch là chưa hoàn thiện nên nấm dễ dàng xâm nhập vào máu hơn so với bình thường. Nhất là với trẻ nhỏ sinh non, thiếu cân, suy giảm miễn dịch (HIV), trẻ đặt ống thông tĩnh mạch, bị suy dinh dưỡng,…
- Trong một số trường hợp bố mẹ cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh hoặc corticosteroid sai cách khiến mất cân bằng vi sinh khi chúng tiêu diệt luôn cả các lợi khuẩn, tạo điều kiện cho nấm miệng phát triển nhanh và gây bệnh.
2. Triệu chứng miệng nhiễm nấm candida ở trẻ em
Bố mẹ có thể nhận biết các triệu chứng điển hình khi bé mắc bệnh lý này:
- Trẻ sơ sinh khi bị nấm miệng sẽ xuất hiện các mảng vàng hoặc trắng gây đau đớn tại môi, lưỡi, lợi, má trong và vòm họng, dễ bong có thể gây chảy máu. Nấm có thể mọc lan vào thực quản và khiến cho trẻ cảm thấy đau đớn mỗi khi nuốt.
- Bên trong khoang miệng, có sự kích ứng, tổn thương, tác động nhẹ như lau cũng có thể làm vết loét chảy máu.
- Đầu lưỡng loang lổ, khô ở đầu lưỡi.
- Khi bú hoặc uống sữa gặp khó khăn
- Trẻ quấy khóc và khó chịu bất thường, lười ăn
- Khi nấm Candida mọc dày hơn và lây vào đường thở có thể xuất hiện biểu hiện khó thở.
II. Điều trị và phòng ngừa nấm candida ở miệng trẻ em
Tình trạng nhiễm nấm Candida ở miệng trẻ em sẽ được các bác sĩ nhi khoa chẩn đoán bằng cách quan sát vết thương. Trong một số trường hợp, để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể lấy sinh thiết vùng bị ảnh hưởng bằng cách cạo một phần nhỏ tổn thương ở miệng của bệnh nhân. Sau đó, mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm nấm Candida albicans.
1. Điều trị nhiễm nấm Candida ở miệng trẻ em
Nếu trẻ em bị nấm miệng Candida ở mức độ nhẹ, các bạn có thể cho bé súc miệng hàng ngày với nước muối hoặc dung dịch povidine 1%. Hoặc tẩm dung dịch vào khăn gạc sạch để rơ lưỡi cho bé.
Nấm lưỡi dễ tái phát và trở nặng khi không được phát hiện và điều trị đúng cách, do đó, bố mẹ vẫn nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín khi có triệu chứng của bệnh. Phụ huynh các bé sẽ thấy bác sĩ cho sử dụng các loại thuốc chống nấm để điều trị nấm miệng. Hầu hết các trường hợp nấm Candida ở miệng trẻ em được chỉ định sử dụng 2 loại thuốc sau:
- Thuốc dạng gel miconazole có công dụng tiêu diệt các tế bào nấm ở bên trong miệng. Có thể bôi trực tiếp lên vùng bị nấm
- Thuốc nystatin thường được kê đơn cho những trẻ bị tưa miệng, có dạng viên uống hoặc dạng bột để rơ miệng.
Hầu hết các trẻ đều có thể dung nạp tốt mặc dù một số loại thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ khó chịu và sẽ thuyên giảm bệnh tình trong vòng khoảng 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, khả năng tái phát nhiễm nấm candida lại thường xuyên xảy ra.
Nhiễm nấm candida đôi khi sẽ khó điều trị hơn nhiều nếu trẻ bị suy yếu miễn dịch hoặc có đặt ống thông tĩnh mạch. Một số trường hợp sẽ cần thực hiện các xét nghiệm để đánh giá khả năng kiểm soát nhiễm nấm. Đối với trẻ em nhiễm nấm candida mức độ nặng, điều trị kháng nấm mất nhiều thời gian hơn, có thể đến vài tháng.
2. Cách phòng chống nấm lưỡi ở trẻ
Dù nấm miệng candida ở trẻ em là bệnh lý xảy ra rất phổ biến và gây những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ. Do đó, để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, bố mẹ nên có những giải pháp khắc phục nhanh chóng, kịp thời cũng như phòng ngừa chúng. Bạn có thể thực hiện theo những cách sau:
- Vệ sinh răng lợi cho trẻ em thường xuyên, đúng cách và sạch sẽ nhất để giảm môi trường thuận lợi cho nấm miệng phát triển. Các mẹ dùng nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý 0.9% thấm gạc rơ lưỡi nếu thấy cặn sữa bám trên lưỡi bé
- Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, các vật dụng hay đưa miệng như núm vú giả, bình uống sữa
- Sau khi đi vệ sinh và thay bỉm, rửa tay cho bé và cả mẹ.
- Có một chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ. Chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây trong và sau thời gian bị tưa miệng, uống đủ nước mỗi ngày. Đặc biệt, nếu trẻ có thể ăn sữa chua hãy cho trẻ ăn mỗi ngày để phòng ngừa nấm miệng
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có toa bác sĩ: Không tự ý mua thuốc, tăng giảm lần dùng, hay sử dụng sai thời điểm dùng. Điều này dễ dẫn đến nhiều hậu quả xấu về sau không chỉ với mỗi bệnh nấm candida
- Nếu trẻ mắc hen suyễn, cần tuân thủ đúng các hướng dẫn về sử dụng thuốc điều trị. Lưu ý cho trẻ súc miệng bằng nước sạch sau khi sử dụng steroid dạng hít trị hen.
- Nếu trẻ bị đái tháo đường bẩm sinh thì nên kiểm soát tốt đường huyết và giữ cho chúng ổn định, giảm nguy cơ nhiễm nấm Candida.
Kết luận nấm candida là loại nấm men ban đầu thường không gây hại nhưng khi phát triển quá mức sẽ gây bệnh, đặc biệt trẻ em là đối tượng nhạy cảm nên cần phải lưu ý. Điều trị nấm miệng Candida ở trẻ em là một quá trình cần phối hợp thuốc và chăm sóc bé tốt từ vệ sinh đến dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
Từ đó, nấm Candida nhanh chóng được kiểm soát và trị dứt điểm không còn tái phát. Ba mẹ cần lưu ý và phát hiện nhanh chóng các dấu hiệu của tưa miệng, tránh chủ quan ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của các bé
Bài viết này là toàn bộ các thông tin cơ bản nhất về bệnh lý nấm Candida ở miệng ở trẻ em mà Lavima.vn muốn gửi tới bạn đọc. Mong rằng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích giúp bố mẹ trang bị tốt hơn các kiến thức trong chăm sóc bé nhà mình.