Có rất nhiều nguyên nhân bị nấm vùng kín như rối loạn nội tiết tố, lạm dụng kháng sinh, vệ sinh vùng kín sai cách,… Tìm hiểu ngay!
Nấm vùng kín là bệnh lý phụ khoa phổ biến, tuy ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chị em có thể gặp những triệu chứng khó chịu hay gặp biến chứng về sinh sản nếu nhiễm nấm kéo dài.
Nắm được 6 nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo sẽ giúp chị em phòng ngừa bệnh hiệu quả, hãy cùng dược sĩ nhà Lavima tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
I. Nhiễm nấm vùng kín là bệnh gì?
Nấm vùng kín hay nấm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm âm đạo xảy ra khi nấm men (thường gặp nhất là do nấm Candida albicans) phát triển quá mức gây kích ứng, ngứa ngáy và đau rát tại vùng kín. Thông thường, hầu hết phụ nữ đều bị nhiễm trùng nấm men ít nhất 1 lần trong đời.
II. Dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo
Tùy thuộc vào mức độ nhiễm nấm mà bạn có thể bắt gặp các dấu hiệu bị nấm vùng kín phổ biến sau đây:
- Ngứa ngáy, sưng, nóng, đỏ ở phần bên ngoài của bộ phận sinh dục.
- Đau khi đi tiểu hay đau rát khi quan hệ tình dục.
- Khí hư tiết nhiều bất thường, có mùi khó chịu, vón cục như phô mai.
- Khí hư gắn chặt vào thành âm đạo, có lúc tiết dịch tiết dịch trắng đục hoặc không tiết dịch.
III. Top 06 nguyên nhân nấm candida âm đạo phổ biến nhất
1. Rối loạn nội tiết tố
Các yếu tố dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố như phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ mang thai, cho con bú hay đang sử dụng thuốc tránh thai có thể gây mất cân bằng giữa lợi khuẩn và nấm men âm đạo. Sự gia tăng nồng độ hormone estrogen làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo ở chị em.
2. Bệnh đái tháo đường
Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh lý mãn tính làm tăng cao lượng đường trong máu. Sự gia tăng này làm tăng lượng đường tại màng nhầy âm đạo, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho nấm men phát triển gây nấm âm đạo.
Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường thường có hệ miễn dịch suy yếu hơn bình thường, đây cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng xâm nhập và tấn công của nấm men.
3. Dùng thuốc kháng sinh
Việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng có thể làm tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong hệ vi sinh âm đạo. Khi mất cân bằng, nấm men phát triển lấn át và gây viêm nhiễm âm đạo.
Tình trạng viêm nhiễm âm đạo thường xảy ra ở những người lạm dụng hay sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài. Do đó, chị em không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh và cần tuân thủ liều lượng, cách dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
4. Hệ miễn dịch suy yếu
Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân ung thư hay người mắc hội chứng thận hư, bệnh lý đái tháo đường,… thường có sức đề kháng yếu hơn với các tác nhân gây bệnh. Do đó, vi sinh vật rất dễ tấn công và gây bệnh nấm vùng kín ở những đối tượng này. Nhiễm nấm âm đạo ở những bệnh nhân này cần được điều trị sớm để tránh hậu quả nghiêm trọng hơn.
5. Quan hệ tình dục
Nấm vùng kín không phải bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tuy nhiên trên thực tế bạn tình vẫn có thể bị nhiễm nấm vùng kín khi quan hệ với người bị nhiễm nấm, đặc biệt khi quan hệ tình dục bằng miệng.
Bên cạnh đó, những người sống cùng người bệnh vẫn có nguy cơ lây nhiễm nếu dùng chung quần áo hay khăn tắm.
6. Thói quen vệ sinh vùng kín
Thói quen vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe vùng kín. Một số cách vệ sinh sau đây có thể làm nấm men bùng phát gây viêm nhiễm âm đạo:
- Thụt rửa sâu vào âm đạo, dùng các dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn cao gây mất cân bằng vi sinh vùng kín.
- Ít khi vệ sinh vùng kín hay dùng nước bẩn để vệ sinh.
- Ít thay băng vệ sinh khi hành kinh, thường xuyên mặc quần lót bó sát hay ẩm ướt tạo môi trường cho nấm phát triển gây bệnh.
IV. Làm gì khi bị nhiễm nấm âm đạo?
Đa số chị em thường có tâm lý xấu hổ hay mặc cảm khi phải gặp bác sĩ phụ khoa và tự tìm kiếm các cách điều trị tại nhà. Tuy nhiên, chị em cần đến gặp bác sĩ khi:
- Xuất hiện các triệu chứng nhiễm nấm phụ khoa hay nghi ngờ nhiễm nấm.
- Xuất hiện các triệu chứng mới hay các triệu chứng đã có ngày một nặng dần.
- Các triệu chứng không thuyên giảm sau khi dùng kem bôi hay thuốc đặt âm đạo
Có thể thấy, đây là bệnh ít gây nguy hiểm nhưng rất dễ bị nấm âm đạo tái phát, khó điều trị dứt điểm dù đã được điều trị. Do đó, bạn cần nắm rõ 06 nguyên nhân bị nấm vùng kín như trên để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn thêm về cách chăm sóc sức khỏe vùng kín khi bị nấm âm đạo thì có thể liên hệ đến hotline 0963 910 188 để đội ngũ Dược sĩ Đại học nhà Lavima.vn hỗ trợ nhé!
| Có thể bạn quan tâm:
- Top 05 dấu hiệu bị nấm vùng kín và cách phòng ngừa hiệu quả
- Bật mí 10+ cách chữa nấm âm đạo tại nhà cực đơn giản và an toàn
- Giải đáp: Chữa nấm Candida bằng lá trầu không có khỏi không?
- Nabifar là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng Nabifar trị nấm đúng cách
- 06 điều mẹ bầu cần biết về nhiễm nấm âm đạo khi mang thai