Viêm phụ khoa có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy viêm nhiễm phụ khoa có gây vô sinh không? Tìm hiểu ngay!
Viêm phụ khoa là bệnh lý thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm âm đạo có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, giảm khả năng thụ thai,… Vậy viêm nhiễm phụ khoa có gây vô sinh không, hãy cùng dược sĩ Lavima tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
I. Viêm phụ khoa là bệnh gì? Biểu hiện
Viêm phụ khoa là bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở cơ quan sinh dục nữ bao gồm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và hệ thống dây chằng. Bệnh thường xảy ra ở những chị em trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là phụ nữ đã quan hệ tình dục.
Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm mà người bệnh sẽ có các biểu hiện sau đây:
- Ngứa vùng kín: đây là dấu hiệu thường xuất hiện trước tiên khi bị viêm phụ khoa. Chị em có thể bị ngứa theo từng cơn, ngứa dữ dội vào ban đêm bên trong hay xung quanh bộ phận sinh dục.
- Sưng đỏ vùng kín: khu vực âm đạo sưng đỏ và trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh.
- Đau rát khó chịu ở vùng kín: chị em thường cảm thấy đau rát ở âm đạo, cảm giác đau này sẽ tăng lên khi quan hệ tình dục.
- Tiết khí hư bất thường: khi bị viêm phụ khoa, dịch tiết âm đạo có thể chuyển từ màu trắng trong sang trắng đục, vàng hay xanh và thường kèm theo mùi hôi nồng khó chịu.
- Tiểu buốt: một số chị em sẽ cảm thấy đau buốt khi đi tiểu, tiểu són hay đi tiểu không kiểm soát.
Bên cạnh đó, chị em có thể bắt gặp các triệu chứng khác bao gồm sốt, đau lưng, đau bụng dưới, đau bụng kinh dữ dội hay xuất huyết âm đạo bất thường.
II. Các nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất
Để có biện pháp phòng ngừa cũng như chữa trị viêm phụ khoa hiệu quả, chị em cần nắm rõ các nguyên nhân gây viêm nhiễm, cụ thể là:
- Vệ sinh vùng kín sai cách như dùng sữa tắm, dầu gội để làm sạch vùng kín, thụt rửa quá mức trong âm đạo hay không vệ sinh sạch sẽ vào những ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Những chị em có sức đề kháng kém, thường xuyên căng thẳng hay stress kéo dài cũng rất dễ bị viêm phụ khoa.
- Phụ nữ bị rối loạn nồng độ hormone estrogen như phụ nữ mang thai, chị em tiền mãn kinh hay mãn kinh,… có nguy cơ mắc viêm âm đạo cao hơn bình thường.
- Chị em nạo phá thai thường xuyên, phá thai ở những cơ sở không đảm bảo vệ sinh dễ gây viêm nhiễm khiến vi khuẩn lan sâu vào vùng kín.
- Khi có sự mất cân bằng hệ vi sinh vật âm đạo sẽ khiến cho hại khuẩn, nấm men cũng như ký sinh trùng phát triển quá mức gây viêm âm đạo.
III. Giải đáp: Viêm nhiễm phụ khoa có gây vô sinh không? Tác hại viêm âm đạo
Viêm phụ khoa không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, ẩm ướt ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn gây tác động lớn đến đời sống tình dục của chị em. Viêm phụ khoa ít khi gây vô sinh tuy nhiên nếu bạn không chữa trị đúng cách hay kịp thời thì bệnh dễ tiến triển nặng kèm theo các biến chứng ở đường sinh dục, từ đó dẫn đến nguy cơ vô sinh cao.
Ngoài ra, bệnh viêm nhiễm phụ khoa còn gây ra các tác động đến sức khỏe sinh sản của chị em, cụ thể là:
- Mất cân bằng hệ vi sinh vật âm đạo: viêm nhiễm tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển lấn át lợi khuẩn có sẵn tại âm đạo. Từ đó có thể gây ra viêm niệu đạo, viêm âm đạo dai dẳng và đồng thời làm giảm chất lượng của đời sống tình dục.
- Viêm nhiễm ở tử cung và buồng trứng: nếu không được chữa trị kịp thời viêm âm đạo có thể lan sang các bộ phận khác như tử cung, buồng trứng. Tình trạng viêm nhiễm này có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan sinh sản.
- Ảnh hưởng đến khả năng mang thai: một số tác nhân bệnh tạo môi trường không thuận lợi cho việc thụ tinh cũng như làm tổ trong tử cung, từ đó làm giảm khả năng mang thai.
- Mang thai ngoài tử cung: viêm nhiễm buồng trứng có thể làm tắc ống dẫn trứng và gây mang thai ngoài tử cung.
IV. Biện pháp điều trị và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, phòng ngừa biến chứng và duy trì sức khỏe vùng kín chị em cần tham khảo các cách điều trị và phòng ngừa sau đây:
1. Điều trị viêm phụ khoa
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các chỉ định cụ thể để loại bỏ tác nhân gây bệnh cũng như giảm nhẹ triệu chứng:
- Thuốc kháng sinh: được dùng để hạn chế hay loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh. Chị em cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị, không được lạm dụng vì có thể gây đề kháng kháng sinh.
- Thuốc kháng nấm: dùng để diệt các loại nấm gây bệnh viêm phụ khoa, thường là nấm Candida.
- Thuốc kháng virus: điều trị viêm phụ khoa do các loại virus gây ra như HSV, HPV.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc kháng viêm và các loại thuốc khác để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
2. Phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa
Chị em cần thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa:
- Giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, tránh ẩm ướt. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày bằng các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, lành tính và an toàn như bộ đôi Gel rửa và gel bôi Lavima, đặc biệt chú trọng vào những ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Lựa chọn quần con có chất liệu thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi như chất liệu cotton. Chị em nên phơi khô quần áo dưới ánh nắng mặt trời và tránh mặc đồ ẩm ướt hay bó sát vào vùng kín.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh, ăn sữa chua không đường, sữa chua Hy Lạp hay uống men vi sinh Lavima Biotic để tăng cường lợi khuẩn cho vùng kín.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để phòng tránh và hạn chế các biến chứng nghiêm trọng tại vùng kín.
- Luyện tập thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể và sức khỏe vùng kín nói riêng, hạn chế thức khuya cũng như tránh căng thẳng và stress kéo dài.
Như vậy thì chị em vẫn có thể bị vô sinh nếu để bệnh viêm phụ khoa kéo dài mà không điều trị. Để tránh tình trạng này, chị em cần xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ cũng như khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng.
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với đội ngũ dược sĩ nhà Lavima.vn bằng số hotline 0963 910 188 để nhận được tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe vùng kín một cách toàn diện nhé!