Ngứa vùng kín có thể là do sinh lý hoặc là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, nấm Candida âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, STDs,…

Ngứa vùng kín ở nữ giới là tình trạng phổ biến nhất hiện nay vì đặc thù vùng kín nữ thường được duy trì trạng thái ẩm ướt nên dễ dàng bị vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, chị em cần phân biệt rõ ngứa vùng kín là do vệ sinh không đúng cách hay ngứa vùng kín do các bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Vậy ngứa vùng kín như thế nào được xem là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Lavima!

Ngứa vùng kín nữ: Các nguyên nhân và cách điều trị
Ngứa vùng kín là biểu hiện thường gặp ở nữ, gây cảm giác khó chịu và cần phân biệt ngứa vùng kín do vệ sinh sai cách hay ngứa do bệnh lý!

I. Tình trạng: Ngứa vùng kín là gì?

Theo Bác sĩ Chuyên khoa II – Nguyễn Quang Nhật (chuyên Sản phụ khoa)(1), ngứa vùng kín (hay ngứa âm đạo, ngứa âm hộ) là hiện tượng ngứa ở âm đạo và hai bên mép âm hộ gây khó chịu cho chị em. Ngứa vùng kín có thể kéo dài thường xuyên, theo từng cơn hoặc khác nhau về mặt thời gian. Thường thì, chị em có thể cảm nhận tình trạng ngứa vùng kín về đêm nhiều hơn vào ban ngày.

Ngứa âm đạo ở phụ nữ có thể đơn thuần là hiện tượng ngứa bình thường nhưng cũng có thể đi kèm với một số triệu chứng bất thường khác như tiết nhiều khí hư có mùi khá không dễ chịu, xuất hiện mụn ngứa…

Ngứa vùng kín nữ: Các nguyên nhân và cách điều trị
Ngứa âm hộ, âm đạo gây rất nhiều bất tiện và khó chịu cho chị em phụ nữ

Khi tình trạng ngứa âm đạo hoặc âm hộ kéo dài mà không có sự cải thiện và kèm theo các triệu chứng bất thường như đã đề cập, đây có thể là tiềm ẩn một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, chị em nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và can thiệp kịp thời.

II. Các nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ phổ biến nhất

Ngứa vùng kín ở nữ giới có thể do thói quen sinh hoạt, do vệ sinh sai cách hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý phụ khoa. Dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì chị em cũng không nên chủ quan, cần thăm khám phụ khoa cụ thể để tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó mới có thể can thiệp chữa trị hiệu quả cũng như có giải pháp phòng ngừa. 

Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng ngứa vùng kín nữ mà bạn cần tham khảo để tìm hiểu và truy tìm nguyên nhân của mình(2):

1. Do thói quen sinh hoạt không khoa học hoặc sai cách

Vệ sinh vùng kín sai cách sẽ làm mất cân bằng pH và hệ vi sinh vùng kín dễ gây viêm nhiễm vùng kín dẫn tới ngứa âm đạo ở nữ giới. Các thói quen sinh hoạt sai cách có thể gây ngứa vùng kín bao gồm:

  • Mặc quần lót quá chật: Khiến mồ hôi không thoát ra được, tạo môi trường thuận lợi cho nấm phụ khoa và vi khuẩn phát triển gây viêm.
Ngứa vùng kín nữ: Các nguyên nhân và cách điều trị
Mặc quần lót quá chật khiến vùng kín bị bí và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Vệ sinh không sạch sẽ hoặc không đúng cách như: Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo làm mất cân bằng hệ vi sinh và pH âm đạo dễ gây hại vùng kín. 
  • Dung dịch vệ sinh không phù hợp: Thành phần hóa học, hương liệu trong dung dịch vệ sinh phụ nữ dễ gây kích ứng và ngứa ngáy.
  • Nguồn nước không đảm bảo: Chất lượng nước kém sẽ mang theo vi khuẩn gây bệnh vào trong âm đạo.

2. Do nội tiết tố thay đổi

Phụ nữ đặc biệt là từ giai đoạn tiền mãn kinh thì nội tiết tố sẽ giảm dần khiến âm đạo ở trên khô, dễ bị tổn thương và ngứa ngáy. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến nội tiết tố như áp lực công việc, gia đình, kinh tế,…

Ngứa vùng kín nữ: Các nguyên nhân và cách điều trị
Nội tiết tố nữ sụt giảm nhanh từ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

3. Ngứa vùng kín do mắc các bệnh lý phụ khoa

Ngứa vùng kín lâu ngày kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác thì chị em cần lưu ý có thể là đang mắc các bệnh lý phụ khoa như dưới đây:

3.1. Bệnh viêm âm đạo (hay viêm phụ khoa)

Ngứa vùng kín biểu hiện ở hầu hết các trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo). Đây là bệnh lý có các dấu hiệu đặc trưng như vùng kín bị ngứa và có dịch trắng, tình trạng tiết nhiều khí hư không bình thường, đi kèm với mùi hôi khá khó chịu. Hoặc vùng kín nổi mụn ngứa gồm các mụn nhỏ màu đỏ hay mụn đầu trắng…

Viêm âm đạo thường do vi khuẩn hoặc viêm âm đạo do nấm Candida gây ra và thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 44, nhất là những người thường có hoạt động tình dục. Bệnh còn gây nên một số triệu chứng khác như tiết dịch nhiều, khí hư màu sắc lạ, mùi hôi khó chịu, chảy máu âm đạo, vùng kín bị ngứa rát sưng đỏ… 

Ngứa vùng kín nữ: Các nguyên nhân và cách điều trị
Ngứa vùng kín có thể là dấu hiệu của bệnh nấm đạo mà chủ yếu là nấm Candida.

Ngứa ngáy vùng kín dữ dội là biểu hiện đặc trưng khi bị nhiễm nấm Candida. Theo thống kê, có tới 75% phụ nữ Việt Nam nhiễm nấm Candida ít nhất 1 lần trong đời.

Chị em có thể nhận biết nấm Candida bằng khí hư màu trắng đục, dạng bã đậu, ít hôi hơn so với bệnh nhiễm do tác nhân khác. Khi nhiễm các tạp khuẩn hay trùng roi thì ngoài cảm giác ngứa có thể kèm nóng rát, chảy mủ, mùi tanh nồng,…

3.2. Do viêm lộ tuyến cổ tử cung hoặc do viêm cổ tử cung

Ngứa âm đạo có kèm theo đau khi quan hệ, chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, rối loạn kinh nguyệt,… đều là biểu hiện đặc trưng cho 2 bệnh phụ khoa: viêm lộ tuyến cổ tử cung và viêm cổ tử cung.

Ngứa vùng kín nữ: Các nguyên nhân và cách điều trị
Viêm lộ tuyến cổ tử cung tiết dịch nhiều nên dễ gây ngứa rát âm đạo.

3.3. Ngứa vùng kín do STDs 

Những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, mụn rộp sinh dục (do virus Herpes), Trichomonas, sùi mào gà, các ký sinh trùng… có thể gây ngứa râm ran, kéo dài và ngứa nhiều khi về đêm. Bên cạnh đó, STDs còn có các dấu hiệu khác như:

  • Vùng kín nổi mụn thịt, mụn nước quanh bộ phận sinh dục. 
  • Đau và chảy máu sau giao hợp.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Phát ban tay, chân hoặc toàn thân.

3.4. Ngứa vùng kín do Lichen xơ hóa hoặc lichen phẳng

Lichen xơ hóa (hay còn gọi bệnh bạch biến âm hộ) là bệnh lý làm da mỏng đi, hình thành mảng màu trắng, đôi khi bầm tím và phồng rộp gây ngứa nhẹ đến nặng.

Trường hợp lichen phẳng còn làm cho vùng kín bị ngứa và nổi hạt với những nốt mụn nhỏ, các mảng đỏ, thô, có thể bị ngứa và nóng rát. Tại vùng sinh dục, lichen phẳng có thể xuất hiện tại âm đạo, âm hộ, dương vật hoặc hậu môn.

4. Các nguyên nhân khác

Ngứa vùng kín do một số nguyên nhân khác(3) như:

II. Giải đáp: Ngứa vùng kín nữ có nguy hiểm hay không?

Nếu chị em bị ngứa vùng kín do yếu tố sinh lý (stress, thay đổi nội tiết tố, vệ sinh sai cách…) thì thường không gây nguy hiểm. Lúc này chị em cần điều chỉnh các thói quen khoa học, chú ý chăm sóc vùng kín kỹ lưỡng thì các biểu hiện sẽ dần thuyên giảm hoặc mất đi.

Khi điều chỉnh mà tình trạng ngứa vẫn không bớt đi thì chị em cần chủ động thăm khám phụ khoa sớm để bác sĩ tìm ra nguyên nhân chẩn xác hơn.

Trường hợp ngứa vùng kín kéo dài do bệnh lý thì không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đời sống tình dục (hạnh phúc vợ chồng) mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngứa vùng kín nữ: Các nguyên nhân và cách điều trị
Ngứa vùng kín đi kèm các biểu hiện này chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa cần thăm khám và điều trị ngay.

Nếu ngứa âm đạo do bệnh phụ khoa mà không được điều trị sớm và đúng cách sẽ làm cho vi khuẩn có hại lây lan sang các bộ phận khác và gây biến chứng nguy hiểm như viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, thậm chí là ung thư cổ tử cung…

Nguy hiểm hơn là ngứa vùng kín khi mang thai, bà bầu mắc bệnh phụ khoa nặng bởi điều này có thể làm giảm sức để kháng thai nhi, tăng nguy cơ dị tật hay sinh non. Khi sinh thường, các vi khuẩn có hại từ mẹ có thể lây sang cơ thể bé, gây viêm toàn thân hay viêm âm đạo bẩm sinh đối với bé gái.

Ngứa vùng kín nữ: Các nguyên nhân và cách điều trị
Vi khuẩn có hại từ âm đạo lây lan vào tử cung và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

III. Các triệu chứng ngứa vùng kín và nên gặp bác sĩ khi nào?

Bạn nên đến thăm khám phụ khoa nếu tình trạng ngứa vùng kín hay ngứa 2 bên mép vùng kín kéo dài hơn một tuần hoặc xuất hiện đồng thời với các triệu chứng khác như:

  • Xuất hiện loét hoặc mụn nước trên âm đạo hoặc hậu môn
  • Da ở khu vực sinh dục trở nên đỏ hoặc sưng và đau
  • Gặp khó khăn khi đi tiểu hoặc cảm giác tiểu rắt
  • dịch âm đạo với mùi hôi hoặc màu sắc bất thường
  • Bị đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục với bạn tình

Ngoài ra, chị em cũng có thể trải qua một số triệu chứng khác như:

  • Sưng hạch bạch huyết ở vùng bẹn hoặc các khu vực xung quanh.
  • Xuất hiện ban đỏ ở bàn tay, bàn chân hoặc trên toàn bộ cơ thể.

Tùy vào nguyên nhân bị ngứa mà bác sĩ sẽ khuyến cáo thay đổi lối sống hoặc chỉ định dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa tuỳ theo nguyên nhân và tình trạng cụ thể của người bệnh.

Ngứa vùng kín nữ: Các nguyên nhân và cách điều trị
Nên đi khám nếu bị ngứa vùng kín kéo dài trên 1 tuần kèm theo các biểu hiện bất thường khác.

IV. Cách điều trị ngứa vùng kín ở nữ giới như thế nào? 

Ngứa âm đạo do nhiều nguyên nhân khác nhau nên tùy theo mỗi nguyên nhân và có cách chữa khác nhau. Sau khi thực hiện quá trình kiểm tra và xác định nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một phác đồ điều trị phù hợp và có hiệu quả để giúp chị em khắc phục tình trạng ngứa.

Ngứa vùng kín nữ: Các nguyên nhân và cách điều trị
Bạn nên thăm khám bác sĩ khi bị ngứa vùng kín với các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ là bị bệnh phụ khoa.

Các cách điều trị tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa vùng kín, cụ thể như(2):

  • Nếu ngứa vùng kín do dị ứng với dung dịch vệ sinh hay thuốc, bạn chỉ cần ngừng sử dụng các sản phẩm trên
  • Nếu ngứa vùng kín do các bệnh ngoài da, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống hoặc thuốc bôi ngứa vùng kín giúp tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh
  • Trường hợp nguyên nhân là bệnh STDs như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc kết hợp đốt điện, laser, ALA – PDT…
  • Nếu ngứa do các bệnh phụ khoa như viêm nấm âm đạo hay viêm lộ tuyến cổ tử cung,… bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi, thuốc rửa hoặc là đốt lộ tuyến tùy loại.

Lúc này chị em cần thăm khám phụ khoa và tuân thủ phác đồ điều trị cũng như các chỉ định của bác sĩ để chữa bệnh một cách hiệu quả nhất. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc tại nhà, không tự ý điều trị hoặc mua thuốc không được bác sĩ kê đơn để điều trị.

V. Hướng dẫn mẹo giảm ngứa vùng kín tại nhà nhanh nhất

Trong trường hợp, chị em quá khó chịu, muốn giảm đi cảm giác ngứa ngáy tức thì ngay lập tức để “chữa cháy” trước khi đi thăm khám phụ khoa thì có thể tham khảo một số mẹo tại nhà như sau:

**Lưu ý: Đây chỉ là mẹo giảm ngứa vùng kín tức thì tại nhà, trong trường hợp bị ngứa vùng kín do bệnh phụ khoa hoặc ngứa nặng quá khó chịu, bạn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngứa vùng kín nữ: Các nguyên nhân và cách điều trị
Bạn có thể xông lá trầu không để giảm viêm ngứa vùng kín tại nhà.

VI. Cách phòng ngừa ngứa âm đạo ở phụ nữ tốt nhất

Bảo vệ sức khỏe vùng kín là điều rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. Vì vậy, để tránh rơi vào tình trạng ngứa vùng kín do các vấn đề phụ khoa, chị em cần chú ý đến những điều sau đây:

  • Không thụt rửa sâu khi vệ sinh âm đạo, luôn giữ cho vùng kín được sạch sẽ và thoáng mát.
  • Không dùng xà phòng hoặc sữa tắm cho vùng kín, cần dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính dịu nhẹ, an toàn hoặc chiết xuất từ tự nhiên, từ thảo dược.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ khoảng 2 lần/ngày bằng gel rửa phụ khoa Lavima và lau khô “cô bé” bằng khăn sạch.
  • Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt, nên thay băng từ 4 – 6 tiếng/lần. Hạn chế sử dụng băng vệ sinh có nhiều mùi thơm và không dùng nước hoa vùng kín.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ, trước và sau khi quan hệ tình dục. Trong quá trình điều trị ngứa vùng kín do viêm nhiễm âm đạo, nên kiêng quan hệ là tốt nhất.
  • Mặc quần lót vừa vặn, vải thoáng mát và thay quần lót 2 – 3 lần/ngày
  • Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, thường xuyên tập thể dục, hạn chế stress kéo dài. Bổ sung thêm các sản phẩm Probiotic hoặc men vi sinh vùng kín Lavima Biotic để hỗ trợ và cải thiện.
  • Tuyệt đối không gãi khi bị ngứa vùng kín để tránh vi khuẩn lan ra xung quanh.
  • Điều trị theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, đúng liều và đủ thời gian. Không tự ý điều trị tại nhà, nhất là tự sử dụng thuốc đặt âm đạo tại nhà hay thuốc bôi trị ngứa khi chưa có chỉ định kê toa từ bác sĩ.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng để kịp thời phát hiện các bệnh phụ khoa và điều trị sớm.
  • Ngoài ra, cũng cần thăm khám ngay khi âm đạo ngứa ngáy và khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Chị em hãy chọn cơ sở y tế uy tín để được can thiệp xử trí và bảo vệ sức khỏe trọn vẹn.
Ngứa vùng kín nữ: Các nguyên nhân và cách điều trị
Chị em có thể ăn sữa chua không đường, sữa chua Hy Lạp hoặc các sản phẩm cung cấp Probiotic để tăng cường sức khỏe vùng kín tốt nhất.

Như vậy, qua bài viết trên, rất mong rằng đã giúp chị em hiểu thêm về tình trạng ngứa vùng kín, từ đó biết cách chăm sóc và điều trị đúng cách. Trong đó, cần thăm khám sớm để được điều trị hiệu quả nguyên nhân của các vấn đề về sức khỏe phụ nữ, đồng thời tránh xa khỏi các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc vùng kín, chị em cần tư vấn về cách cải thiện ngứa an toàn và bảo vệ sức khỏe “cô bé” tốt nhất thì có thể nhờ Đội ngũ Dược sĩ Đại học nhà Lavima.vn hỗ trợ miễn phí, tận tâm và chi tiết bằng cách gọi ngay đến hotline 0963 910 188.

Nguồn tham khảo:

(1):https://vnexpress.net/suc-khoe/cac-benh/benh-san-phu-khoa/chuyen-gia/16513

(2):https://www.webmd.com/women/vaginal-itching-burning-irritation

(3):https://www.everydayhealth.com/vaginal-itching/guide/

5/5 - (1 bình chọn)
Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok