Ra nhiều khí hư khi mang thai có nguy hiểm không? Hay bị bệnh huyết trắng khi mang thai có sao không? Phải làm gì và cách phòng ngừa, chăm sóc tốt nhất cho bà bầu? Tìm hiểu chi tiết cùng Lavima.

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, trong đó điển hình là tăng nồng độ hormon estrogen. Nồng độ estrogen tăng đồng nghĩa với việc huyết trắng cũng sẽ được tiết ra nhiều hơn. Đây là hiện tượng bình thường khi mang thai, tuy nhiên mẹ bầu cũng cần hết sức để ý để tránh nhầm lẫn với bệnh lý huyết trắng hay viêm nhiễm phụ khoa. Vậy ra nhiều huyết trắng khi mang thai có nguy hiểm không? Hãy cùng dược sĩ Lavima tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Ra nhiều huyết trắng khi mang thai có sao không?

Huyết trắng là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thế, giúp giữ ẩm và cân bằng môi trường bên trong âm đạo và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài, tuy nhiên không ít mẹ bầu lo lắng khi thấy huyết trắng ra nhiều khi mang thai.

Thực ra, đây cũng là hiện tượng bình thường với phụ nữ mang thai, vì sự thay đổi hormone estrogen cùng sự mềm ra của thành âm đạo và xương chậu, huyết trắng sẽ được tăng lên để có thể ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn vào âm đạo và tử cung.

huyết trắng khi mang thai

Khi mang thai, hàm lượng estrogen đạt đến mức cao nhất, lượng máu di chuyển về vùng chậu tăng lên, lớp niêm mạc tử cung cũng hoạt động mạnh hơn khiến cho lượng chất nhầy tử cung tăng nhiều. Vào cuối thai kỳ, xương chậu của mẹ cũng bị chèn ép càng làm gia tăng quá trình tiết dịch âm đạo.

Khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, phụ nữ thường sẽ cảm thấy ra huyết trắng nhiều hơn, thường là màu trắng trong, trắng đục hoặc hơi ngả vàng. Nhưng nếu trong trường hợp thai dưới 37 tuần mà mẹ nhận thấy lượng chất nhầy cổ tử cung thoát ra nhiều hơn bình thường thì cần báo ngay với bác sĩ sản khoa vì đây có thể là một trong những dấu hiệu sinh non.

Hoặc nếu thấy ra nhiều huyết trắng khi mang thai, kèm theo có mùi hôi, khó chịu, ngứa ngáy, màu sắc bất thường, thì lúc này gọi là bầu ra nhiều khí hư, rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của viêm nhiễm phụ khoa nên mẹ bầu cẩn hết sức lưu ý.

II. Những mối nguy hiểm khi ra nhiều huyết trắng khi mang thai

Đối với phụ nữ mang thai: nội tiết tố thay đổi, giảm sức đề kháng, thân nhiệt tăng,… nên là đối tượng rất dễ bị nhiễm khuẩn, nấm gây ra bệnh huyết trắng ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ và bé. Cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ: Không chỉ khó chịu, ngứa ngáy, đau rát mà mẹ còn cảm thấy buồn phiền và lo âu khi bị bệnh, lo lắng bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và rất dễ mắc bệnh trầm cảm khi mang thai.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Nếu được chữa khỏi dứt điểm, bệnh lý không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên nếu huyết trắng do hại khuẩn, nấm để kéo dài, không điều trị sẽ làm viêm nhiễm, thủng màng ối hay rỉ ối non dẫn đến sinh non, thai phụ dễ bị sảy thai, thai chết lưu, con dễ mắc dị tật bẩm sinh,…
  • Suy giảm chức năng sinh sản: Có thể xảy ra các di chứng sau sinh nếu không được trị bệnh huyết trắng khi mang thai. Bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần, dai dẳng càng khó chữa và khó có con về sau.

III. Một số dấu hiệu bất thường của huyết trắng khi mang thai

  • Khí hư có mùi hôi, màu sắc khác thường như trắng đục, xanh hoặc vàng, kèm theo vùng kín bị ngứa, đau rát, sưng đỏ là dấu hiệu của viêm âm đạo.
  • Huyết trắng có mùi chua, sủi bọt và có màu khác lạ như vàng, xanh thì có thể bạn viêm nhiễm âm đạo hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngay cả khi vùng kín không có dấu hiệu nóng rát, ngứa hay sưng đỏ.
  • Vào những tuần cuối thai kỳ, nếu huyết trắng chứa nhiều chất nhầy, đôi khi kèm theo những vệt màu hồng hoặc đỏ sậm thì có thể là tín hiệu bạn sẽ chuyển dạ hoặc do viêm cổ tử cung.
huyết trắng khi mang thai
Những dấu hiệu của huyết trắng khi mang bầu

Những dấu hiệu trên rất dễ dàng nhận biết, nhưng chị em cũng không được chủ quan đợi đến khi có hiện tượng bất thường mới xử lý mà nên dự phòng ngay từ ban đầu để hạn chế tối đa ảnh hưởng. Để khắc phục tình trạng ra nhiều huyết trắng khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý luôn giữ cho vùng kín khô thoáng và sạch sẽ.

Cụ thể, nên chọn mặc đồ lót rộng rãi, thoáng mát, thường xuyên thay đồ lót nhiều lần trong ngày. Ngoài các thay đổi về thói quen sinh hoạt, chị em cũng có thể chọn cho mình loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ như Gel rửa và gel bôi Lavima để hỗ trợ vệ sinh “cô bé” hiệu quả, an toàn, không ảnh hưởng tới thai nhi.

Xem thêm: khăn ướt vệ sinh phụ nữ

IV. Chữa bệnh lý huyết trắng khi mang thai: Cần làm gì?

huyet trang khi mang thai 1 min

Để chữa bệnh huyết trắng khi mang thai, tùy mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng phương pháp nội khoa (dùng thuốc) hay can thiệp ngoại khoa, tuy nhiên phương pháp nào dùng cho mẹ bầu cũng cần hết sức thận trọng, đặc biệt là dùng thuốc.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần:

  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín (ngày hai lần, rửa nhẹ nhàng từ trước ra sau, không thụt rửa sâu vào bên trong,…).
  • Mặc đồ lót rộng khi đi ngủ, không bó sát vào bụng bầu vì các vi khuẩn, nấm, vi trùng… gây viêm nhiễm âm đạo sinh sản rất nhanh trong điều kiện chật chội và ẩm ướt.
  • Cẩn thận khi dùng sữa tắm, dung dịch vệ sinh phụ nữ, khăn lau, nước xịt hay băng vệ sinh có mùi.
  • Quan hệ vợ chồng an toàn, vệ sinh trước và sau khi giao hợp, đặc biệt trong giai đoạn mang thai.
  • Hạn chế ăn đường vì việc ăn nhiều đồ ngọt có khả năng bị ra nhiều huyết trắng khi mang thai.
  • Bổ sung thêm lợi khuẩn vùng kín tự nhiên và tăng sức đề kháng bằng cách dùng sữa chua không đường.

Như vậy thì bài viết trên của Lavima đã giúp chị em có câu trả lời về tình trạng bầu ra nhiều khí hư nguy hiểm không? Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần chú ý quan sát các đặc điểm của cơ thể, nếu có điều gì bất thường thì liên hệ bác sĩ ngay. Mọi thắc mắc về sản phẩm và bệnh huyết trắng, liên hệ hotline 0963 910 188 của nhà Lavima.vn để Đội ngũ dược sĩ chuyên môn tư vấn miễn phí và tận tâm hơn nhé.

Và video chia sẻ về nguyên nhân viêm âm đạo, ra huyết trắng nhiều, cũng như cách chữa hiệu quả nhất

| Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok