Bị sùi mào gà có ra khí hư không, có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Tìm hiểu ngay cách phòng ngừa và điều trị bị sùi mào ra khí hư!
Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả nam và nữ nếu không điều trị hay chữa trị không đúng cách. Vậy làm sao để nhận biết sớm bệnh sùi mào gà, bị sùi mào gà có ra khí hư không, nguy hiểm thế nào và làm sao để phòng ngừa và điều trị chúng. Hãy cùng dược sĩ Lavima tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
I. Sùi mào gà là bệnh gì?
Sùi mào gà, mụn cóc hoa liễu hay mụn cóc sinh dục thường được sử dụng với tên gọi khoa học là Condylomata acuminata hay Genital Warts. Theo định nghĩa của MedicalNewsToday(1), sùi mào gà là những khối u nhỏ phát triển đơn lẻ hay thành chùm xung quanh bộ phận sinh dục và hậu môn của người nhiễm bệnh. Nốt sùi thường có màu da hay có màu sẫm hơn một chút với kích thước khoảng 5mm hoặc đôi khi phát triển thành khối u lớn hơn.
Mụn cóc sinh dục là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, chủ yếu do virus Human papilloma (HPV) chủng 6 và 11 gây ra. Bệnh xuất hiện phổ biến hơn ở những người quan hệ tình dục không lành mạnh, có nhiều bạn tình hoặc khi chạm vào vùng da có nốt sùi, dùng chung vật dụng với người nhiễm mụn cóc(2).
II. Bị sùi mào gà có ra khí hư không? Biểu hiện khi mắc bệnh
1. Xuất hiện các nốt sùi
Các nốt sùi thường có màu hồng, màu da và có kích thước khá nhỏ khi mới hình thành. Càng ngày chúng sẽ phát triển lớn hơn tạo thành các mảng bám gồ ghề như mào gà. Ở nữ giới, các nốt sùi thường xuất hiện ở bên trong, ngoài âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, hậu môn. Còn ở nam giới, nốt sùi thường thấy ở dương vật bìu, vùng háng, đùi, hậu môn. Ngoài ra, các nốt sùi còn có thể xuất hiện ở môi, miệng, cổ họng hay lưỡi của người quan hệ tình dục bằng đường miệng với người nhiễm virus HPV(3).
2. Ra nhiều khí hư
Vậy bị sùi mào gà có ra khí hư không? Khi mắc bệnh sùi mào gà, bạn có thể cảm nhận được vùng kín tiết nhiều dịch hơn bình thường, đó là khí hư có mùi hôi khó chịu và kèm màu sắc khác thường. Dịch tiết này có thể kèm theo máu hay mủ do các nốt sùi vỡ ra.
3. Khó chịu khi đi tiểu
Sùi mào gà có thể gây ra cảm giác khó chịu khi đi tiểu ở cả nam và nữ giới. Cụ thể là những nốt sùi xuất hiện ở niệu đạo, xung quanh đầu dương vật hay âm đạo gây ma sát hay làm cản trở quá trình di chuyển của nước tiểu khi phát triển lớn, từ đó gây ra hiện tượng đau rát, tiểu khó hay tiểu ra máu.
4. Gây đau đớn, ngứa rát ở vùng kín
Khi lan rộng hay phát triển lớn hơn, những nốt sùi này thường gây kích ứng, ngứa vùng kín hay hậu môn cực kỳ khó chịu. Và khi vỡ ra, chúng sẽ tạo ra các vết loét gây đau đớn và viêm nhiễm.
5. Chảy máu khi quan hệ tình dục
Các nốt u sùi có thể gây ra tình trạng chảy máu khi quan hệ tình dục do bị chà xát. Bên cạnh đó, nếu nốt sùi xuất hiện ở miệng thì cũng gây chảy máu khi đánh răng, nuốt nước bọt hay khi ăn uống.
III. Giải đáp: Bị sùi mào gà ra khí hư có nguy hiểm không? Biến chứng
Mụn cóc sinh dục gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không phát hiện và điều trị sớm. Một số biến chứng bạn có thể gặp phải như ung thư âm đạo, dương vật, cổ tử cung hay tăng nguy cơ vô sinh do làm tắc nghẽn ống dẫn tinh và cản trở tinh trùng đến gặp trứng. Ngoài ra, nốt sùi còn gây chảy máu kéo dài khi sinh, thậm chí là lây truyền cho thai nhi khi mang thai.
IV. Phương pháp điều trị, phòng ngừa và chăm sóc khi bị sùi mào gà ra khí hư
1. Điều trị sùi mào gà
Sau quá trình thăm khám, kiểm tra các nốt sùi bác sĩ có thể thực hiện thêm các xét nghiệm như phết cổ tử cung (PAP), sinh thiết hay khám hậu môn để chắc chắn hơn trong việc xác định bệnh. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp bên dưới để loại bỏ nốt sùi nhằm ngăn ngừa lây lan virus(4):
- Thuốc bôi: các loại thuốc bôi như Imiquimod (Zyclara), Podophyllin (Podocon-25), podofilox (Condylox), Sinecatechin (Veregen) hay Axit tricloaxetic có tác dụng làm ngừng lưu thông máu tại các nốt sùi này.
- Áp lạnh: dùng nitơ lỏng để gây đông lạnh, làm hình thành các vết phồng rộp xung quanh mụn cóc và xuất hiện lớp da mới khi mụn cóc bong ra.
- Dùng tia laser: dùng chùm ánh sáng có cường độ cao để loại bỏ các nốt sùi đã lan rộng hay khó điều trị.
- Đốt điện: phương pháp này dùng để loại bỏ mụn cóc bằng cách sử dụng dòng điện.
- Phẫu thuật cắt bỏ: bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ mụn cóc sau khi đã gây tê cục bộ.
2. Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh nhiễm mụn cóc sinh dục
Bạn nên thực hiện các biện pháp bên dưới để bảo vệ bản thân đồng thời ngăn ngừa lây lan virus cho người khác:
- Hạn chế quan hệ tình dục: trong quá trình điều trị bệnh bạn cần kiêng quan hệ tình dục và nên thông báo cho bạn tình biết về tình trạng của bản thân. Nếu có thì nên sử dụng các biện pháp bảo vệ, chỉ quan hệ 1 vợ 1 chồng và tránh sử dụng đồ dùng cá nhân hay dụng cụ tình dục với người khác.
- Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV: CDC và FDA khuyến nghị những người dưới 45 tuổi nên tiêm vắc xin để bảo vệ bản thân khỏi ung thư và mụn cóc sinh dục do virus HPV gây ra.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng cách dùng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, an toàn, lành tính chẳng hạn như bộ đôi Gel rửa và gel bôi Lavima, không thụt rửa sâu bên trong bộ phận sinh dục, làm sạch từ trước ra sau để hạn chế nguồn bệnh từ hậu môn, đặc biệt chú ý vệ sinh kỹ vào những ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Thăm khám định kỳ: bạn nên thăm khám phụ khoa hay nam khoa tối thiểu mỗi 6 tháng để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm ở vùng kín cũng như để điều trị triệt để các bệnh lây lan qua đường tình dục nếu có.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: xây dựng bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất, trái cây,… đồng thời tránh đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều sữa chua không đường, sữa chua Hy Lạp hay uống men vi sinh Lavima để bổ sung thêm lợi khuẩn cho vùng kín.
Hy vọng bài viết trên của Lavima đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi bị sùi mào gà có ra khí hư không? Khi gặp bất cứ triệu chứng nào nêu trên bạn nên tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra và chỉ định cách điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, chị em nào cần tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe vùng kín cũng như phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh vùng kín thì có thể liên hệ hotline 0963 910 188 để đội ngũ dược sĩ Đại học nhà Lavima.vn hỗ trợ tận tâm và tốt nhất!
Tài liệu tham khảo:
(1)https://www.medicalnewstoday.com/articles/155236
(2)https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4209-genital-warts
(3)https://www.healthline.com/health/std/genital-warts
(4)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/genital-warts/diagnosis-treatment/drc-20355240