Bị nấm Candida có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào và cách điều trị thế nào để tránh nấm tái phát là những kiến thức quan trọng mà chị em cần biết.
Hầu hết chị em phụ nữ bị nấm âm đạo đều thắc mắc: “Bị nấm Candida có nguy hiểm không?” Liệu nấm vùng kín có tự khỏi không hay có phương pháp điều trị nào để khỏi nấm Candida?
Ở bài viết này, dược sĩ nhà Lavima sẽ giúp bạn giải đáp mức độ nguy hiểm của nấm Candida, cách điều trị và phòng ngừa nấm phụ khoa để không bị biến chứng nguy hiểm.
Mục Lục
- I. Giải đáp: Bị nấm Candida có nguy hiểm không?
- II. Cụ thể bệnh nấm phụ khoa gây nguy hiểm như thế nào?
- III. Nấm Candida có tự khỏi không?
- IV. Điều trị và phòng ngừa nấm phụ khoa đúng cách
- 1. Dùng thuốc đặt chống nấm theo chỉ định của bác sĩ
- 2. Dùng thảo dược tự nhiên như lá trầu không, trà xanh, tỏi
- 3. Giải pháp mới – dùng bộ gel rửa và bôi Lavima
- 4. Vệ sinh đúng cách, mặc đồ lót thoáng mát
- 5. Quan hệ tình dục an toàn
- 6. Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
- 7. Hạn chế stress, tăng cường sức đề kháng
I. Giải đáp: Bị nấm Candida có nguy hiểm không?
Nấm âm đạo là một bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến ở phụ nữ, mà nguyên nhân bị nấm vùng kín chủ yếu là do nấm Candida gây nên.
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI)(1), Candida albicans chiếm tới 90% tác nhân gây bệnh này, đây là một loại nấm men sống cộng sinh trong cơ thể của con người, cụ thể chúng hay tồn tại trong các hốc của cơ thể như miệng, kẽ móng chân, móng tay, ruột và âm đạo.
Khi bị nấm phụ khoa, chị em thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát tại vùng V. Nặng hơn thì ra khí hư vón cục như phô mai hoặc thành mảng bám chặt lên thành âm đạo, kèm theo triệu chứng ngứa điên đảo, nóng rát không chịu nổi.
Vậy nhiễm nấm Candida có nguy hiểm không, nhất là khi nấm luôn sẵn có trong cơ thể như vậy?
Câu trả lời là tùy vào mức độ viêm nhiễm, thể trạng và các bệnh lý nền của từng người.
Nấm luôn có sẵn nhưng chúng không gây nguy hiểm vì ở dạng bào tử, sống cộng sinh hòa bình với các vi sinh vật tại vùng kín. Khi chúng phát triển lấn át các vi sinh có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh và pH âm đạo, chị em mới có biểu hiện ngứa rát, ẩm ướt tại vùng kín.
Ở người không có bệnh lý nền khác, nấm Candida phụ khoa không gây nguy hiểm tính mạng. Nhưng bệnh gây mất tự tin, ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Bạn không thể tập trung làm việc hay tự tin mỗi lần yêu trong khi “cô bé” lúc nào cũng ngứa rát, ẩm ướt.
Ngoài ra nếu viêm nấm mãn tính thì các cơ quan sinh dục sâu bên trong như tử cung, buồng trứng, vòi trứng sẽ bị ảnh hưởng chức năng, tăng nguy cơ hiếm muộn, khó thụ thai.
II. Cụ thể bệnh nấm phụ khoa gây nguy hiểm như thế nào?
1. Nấm Candida âm đạo làm ảnh hưởng tới thụ thai
Khi bị nấm, các chất nhầy và khí hư tiết ra làm cản trở đường di chuyển của tinh trùng, cản trở đường dẫn tinh trùng gặp trứng.
Đồng thời, khi nấm men phát triển quá mức sẽ gây mất cân bằng pH âm đạo. Môi trường pH vùng kín thay đổi không chỉ ảnh hưởng thời gian tồn tại của tinh trùng mà còn gây trở ngại cho tinh trùng khi nó kết hợp với trứng.
Thậm chí nếu viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas mà không điều trị kịp thời, loại trùng này sẽ hút chất dinh dưỡng, làm vô hiệu hóa tinh trùng. Khi đó sẽ gây tắc nghẽn vòi trứng, hậu quả là hiếm muộn hoặc vô sinh.
2. Gây viêm sâu bên trong phần phụ, tắc vòi trứng
Vùng kín phụ nữ rất nhạy cảm, cũng rất dễ nhiễm khuẩn, do đó khi nấm hay hại khuẩn phát triển, nó không chỉ gây viêm âm đạo mà có thể còn gây ra nhiều bệnh phụ khoa khác.
Hay gặp đó là viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu, viêm niêm mạc tử cung, viêm vòi trứng, buồng trứng,… Viêm phần phụ sẽ làm bạn mệt mỏi, đau đớn, sốt và đau bụng dưới, có nguy cơ đi cấp cứu nếu chảy máu, tắc vòi trứng.
3. Dễ sinh non, nhiễm nấm cho trẻ nếu phụ nữ mang thai nhiễm nấm
Với mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo nếu không điều trị triệt để sẽ rất dễ bị sinh non, nhiễm trùng ối. Nếu sinh thường, nguy cơ trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm da, nấm mắt, nấm miệng và nấm đường hô hấp là rất cao. Do đó, chị em cần thẩn trọng và lưu ý khi nhiễm nấm âm đạo khi mang thai.
4. Gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Khi nhiễm nấm Candida, vùng kín chị em sẽ có dấu hiệu bị nấm vùng kín điển hình như ngứa ngáy, sưng đỏ, đau rát và ẩm ướt. Điều này khiến cho chị em cảm thấy tự ti, mặc cảm, khó thăng hoa khi quan hệ tình dục, tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.
III. Nấm Candida có tự khỏi không?
Các bác sĩ cho rằng, bệnh nhân sẽ không thể tự khỏi nấm Candida hoàn toàn nếu không sử dụng thuốc đặc trị được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Thậm chí, nấm Candida còn rất dễ lan nhanh đến các bộ phận khác và dễ tái phát nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Do đó, khi bắt gặp các triệu chứng do nấm Candida gây ra như âm đạo phù nề, khí hư ra nhiều vón cục như phô mai, tiểu buốt, đau rát khi quan hệ tình dục,… chị em cần đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra, tránh tình trạng bệnh tái phát nhiều lần. Chị em tuyệt đối không tự mua thuốc về để điều trị vì có thể gây nhờn thuốc và khó trị dứt điểm được.
IV. Điều trị và phòng ngừa nấm phụ khoa đúng cách
1. Dùng thuốc đặt chống nấm theo chỉ định của bác sĩ
Với phương pháp chống nấm bằng thuốc Tây y, người bệnh chủ yếu được bác sĩ khuyên sử dụng các loại thuốc đặt kháng nấm như:
- Thuốc đặt âm đạo Polygynax điều trị nấm Candida, viêm nhiễm cổ tử cung. Thuốc sử dụng được cho phụ nữ có thai. Liều dùng: Đặt 1 viên/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ, duy trì trong vòng 12 ngày.
- Thuốc đặt trị nấm Neo Tergyna cho hiệu quả tốt trong điều trị các bệnh về nấm, hại khuẩn và ký sinh trùng âm đạo. Cách dùng: Vệ sinh tay và âm đạo sạch sẽ bằng nước muối loãng. Nhúng viên đặt vào nước ấm 10 – 15 giây, sau đó đặt sâu vào âm đạo. Giữ tư thế nằm trong vòng ít nhất 15 phút. Ngày đặt 1 – 2 viên, dùng liên tục trong vòng 10 ngày.
- Thuốc đặt âm đạo trị nấm Sadetabs cũng thường được bác sĩ khuyên dùng trong điều trị các bệnh nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, ký sinh âm đạo. Liều dùng: đặt 1 – 2 viên/ngày, dùng liên tục trong 12 ngày.
***Lưu ý quan trọng nhất khi sử dụng các loại thuốc này là tuân thủ đúng và đủ liều dùng, thời gian dùng theo chỉ định của bác sĩ. Đa phần chúng là các kháng sinh, kháng nấm nên bạn cần duy trì ít nhất 7 – 10 ngày. Phụ nữ có thai muốn dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, để diệt nấm triệt để chị em lưu ý chữa trị đồng thời cho cả mình và chồng hay bạn tình vì nấm men dễ lây nhiễm chéo khiến bệnh tái phát dai dẳng.
2. Dùng thảo dược tự nhiên như lá trầu không, trà xanh, tỏi
Sử dụng các thảo dược thiên nhiên chữa nấm cũng là lựa chọn của nhiều chị em, vừa kinh tế, vừa đơn giản mà cũng rất dễ thực hiện với các mẹo chữa tại nhà như:
- Chữa nấm candida bằng lá trầu không: Rửa sạch và vò nát 1 nắm lá trầu không, thêm 2 lít nước và đun sôi trong 3 – 5 phút. Đổ hỗn hợp này ra chậu, đợi nguội bớt rồi dùng trực tiếp để xông vùng kín. Thực hiện 3 – 4 lần mỗi tuần để thấy triệu chứng cải thiện rõ rệt.
- Sử dụng lá trà xanh: Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch với nước muối loãng, vò nát và đem đun sôi khoảng 5 – 7 phút. Nước lá này cũng dùng để xông vùng kín như nước lá trầu không. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/tuần, tình trạng ngứa vùng kín và khí hư đều giảm rõ.
- Chữa nấm bằng tỏi tươi: Giã nát 5 – 7 tép tỏi tươi rồi hòa vào 1 lít nước, đun sôi trong 5 phút. Đổ hỗn hợp ra chậu rồi xông khoảng 10 – 15 phút. Nước sau khi nguội có thể dùng để rửa vùng kín. Duy trì ngày 1 lần, nên thực hiện trước khi đi ngủ.
**Lưu ý: Tuy nhiên, các phương pháp tại nhà và mẹo chữa theo dân gian trên cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi áp dụng. Tốt nhất là bạn nên thăm khám trực tiếp tại các phòng khám, bệnh viện để điều trị bệnh và tham khảo tư vấn, chỉ định thêm từ các bác sĩ chuyên khoa.
3. Giải pháp mới – dùng bộ gel rửa và bôi Lavima
Chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên, Lavima là dung dịch vệ sinh phụ nữ giúp diệt nấm, khuẩn và phòng ngừa nấm tái phát hiệu quả.
Lavima gồm 8 loại thảo dược chuẩn hóa 100% nhập khẩu từ Châu Âu giúp diệt 99,9% hại khuẩn, nấm Candida albicans trong 30s tiếp xúc (Viện Pasteur – Hồ Chí Minh chứng nhận) và cho tác dụng rõ rệt sau 7 -10 ngày.
Bộ đôi Lavima gồm một gel phụ khoa cô đặc rửa vệ sinh và một gel bôi. Bạn nên sử dụng kết hợp thêm gel bôi bên cạnh gel rửa Lavima để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc hỗ trợ điều trị nấm phụ khoa hoặc nấm Candida.
Việc sử dụng gel bôi sẽ giúp hoạt chất thảo dược lưu lại lâu hơn tại vùng kín của chị em, tăng cường thời gian diệt khuẩn, nấm và bảo vệ “cô bé” lâu dài.
4. Vệ sinh đúng cách, mặc đồ lót thoáng mát
Bên cạnh việc chữa trị thì bạn cũng cần kết hợp vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình chữa bệnh và phòng ngừa tái phát.
Khi vệ sinh, chị em lưu ý không rửa từ đằng sau ra đằng trước, tránh cho vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo. Tránh thụt rửa sâu và nên sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn, pH từ 3,8 đến 4,5 để cân bằng pH âm đạo và phòng nhiễm nấm.
5. Quan hệ tình dục an toàn
Sử dụng bao cao su khi quan hệ cũng giúp ngừa nhiều bệnh phụ khoa, trong đó có nấm âm đạo. Đồng thời cũng tránh được tình trạng nhiễm chéo khi một trong hai người bị nhiễm nấm. Trước và sau khi quan hệ, nhớ vệ sinh “cô bé” thật sạch sẽ để phòng ngừa nấm phụ khoa nhé.
6. Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Xây dựng chế độ ăn nhiều hoa quả, ít đường, giàu vitamin C và uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa các bệnh phụ khoa. Nhất là hạn chế đồ ngọt, vì nấm rất ưa phát triển trong môi trường có đường.
7. Hạn chế stress, tăng cường sức đề kháng
Đừng để bản thân căng thẳng mệt mỏi kéo dài, không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ mà còn làm rối loạn nội tiết cơ thể. Nội tiết rối loạn gây mất cân bằng pH âm đạo, tạo điều kiện cho nấm khuẩn sinh sôi.
Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn, men vi sinh bằng cách ăn sữa chua ít đường hoặc dùng viên uống phụ khoa Lavima Biotic sẽ giúp tăng đề kháng và duy trì cân bằng vi sinh trong âm đạo, hạn chế được tình trạng viêm nhiễm.
Như vây, trên đây là câu trả lời của chuyên gia cho câu hỏi: Bị nấm Candida có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào? Trong đó, để tránh những nguy hiểm không đáng có, chị em nên điều trị sớm và triệt để ngay từ lần đầu. Đồng thời để phòng ngừa cũng như điều trị nhiễm nấm hiệu quả, chị em hãy luôn giữ vệ sinh cô bé sạch sẽ nhé.
Nếu có thắc mắc, chị em liên hệ hotline 0963 910 188 của nhà Lavima.vn để được các dược sĩ tư vấn và hỗ trợ tốt nhất từng tình trạng của bạn.
| Có thể bạn quan tâm:
- Nấm Candida – Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo và cách chữa
- Hình ảnh nấm Candida và cách thử nấm đơn giản bạn cần biết
- Tất tần tật về nấm Candida ở nam giới: Dấu hiệu và Cách chữa
- Top 15+ loại thuốc trị nấm Candida được bác sĩ hay dùng nhất
- Nấm âm đạo tái phát thường xuyên: Cách điều trị dứt điểm!
Nguồn tham khảo:
(1)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459317/