Nấm Candida albicans là tên một loại nấm gây nên tình trạng nấm âm đạo thường gặp ở phụ nữ, là nguyên nhân chính gây ra viêm âm đạo với các dấu hiệu nhận biết như khí hư trắng đục, ngứa nhiều,…

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ)(1), nấm Candida albicans chiếm khoảng 90% trong số các tác nhân gây viêm âm đạo do nhiễm nấm. Ở trong điều kiện bình thường, nấm tồn tại dưới dạng bào tử mà không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi và mất cân bằng trong môi trường sinh lý âm đạo, nấm Candida (đặc biệt là loại Candida albicans) sẽ bắt đầu phát triển và gây ra các triệu chứng bệnh lý. Nếu không được phát hiện kịp thời, việc điều trị viêm âm đạo do nấm Candida sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch yếu.

Vậy bị nhiễm nấm Candida âm đạo là gì? Nấm Candida có tự khỏi không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về nấm Candida âm đạo và cách chữa trị tốt nhất.

Nấm Candida - Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo và cách chữa
Hình ảnh viêm âm đạo do nấm Candida phát triển

Mục Lục

I. Nhiễm bệnh nấm Candida là gì?

Nhiễm nấm Candida (còn gọi là nhiễm trùng nấm men) là bệnh nhiễm trùng do một loại nấm tên Candida gây tổn thương ở niêm mạc sinh dục, tiêu hoá và có thể gây nhiễm nấm hệ thống.

Với điều kiện bình thường, nấm luôn tồn tại trong cơ thể dạng bào tử không gây bệnh. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi như mất cân bằng môi trường âm đạo hay hệ thống miễn dịch suy giảm thì nấm (chủ yếu là Candida albicans) sẽ phát triển và gây bệnh.

Đặc biệt, những vùng cơ thể ẩm ướt là nơi mà nấm thường xuất hiện. Bên cạnh đó, nguy cơ nhiễm nấm cũng tăng khi bạn sử dụng các thuốc tránh thai hay mắc bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Nấm Candida - Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo và cách chữa
Hình ảnh nấm phụ khoa, thường gặp nhất là nấm Candida albicans.

II. Đặc điểm sinh học của nấm Candida albicans

Candida là một loại nấm men, dạng hình cầu hay bầu dục, kích thước từ 3 – 6 µm, thường sống trong âm đạo, hệ tiêu hóa và một số ít ở da(2). Ở người bình thường, Candida được tìm thấy 40% ở âm đạo, 40% ở ruột, 30% ở miệng, phế quản 17%,… Trên môi trường nuôi cấy, khuẩn lạc Candida thường có hình tròn, màu trắng đục, lồi nhẵn bóng, kích thước to hơn khuẩn lạc của vi khuẩn.

Candida sinh sản cách nảy chồi, tế bào mẹ sinh ra nhiều chổi nhỏ và tách khỏi tế bào mẹ. Một số ít không tách khỏi mẹ có thể tạo sợi giả với hai thành không song song và không đều nhau, thắt hẹp ở vách ngăn, các tế bào tận cùng ngắn hơn hoặc bằng tế bào tận cùng.

Candida thường gặp nhất là Candida albicans, sau đó là Candida glabrata, Candida tropicalis, một số ít gặp hơn như Candida krusei, Candida lusitaniae, Candida parapsilosis.

Nấm Candida - Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo và cách chữa
Hình ảnh nấm Candida albicans soi tươi, sống ký sinh trong âm đạo của phụ nữ.

III. Các nguyên nhân nhiễm nấm Candida và cách thức lây nhiễm 

Hiện nay, bệnh nhiễm nấm Candida ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân đa dạng. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến và cách thức lây nhiễm của nấm:

1. Nguyên nhân nhiễm nấm Candida

Ở điều kiện bình thường, nấm có thể sống ký sinh trong âm đạo mà không có biểu hiện lâm sàng. Một số điều kiện thuận lợi khiến nấm tăng sinh và gây bệnh. Dưới đây là các nguyên nhân bị nấm vùng kín phổ biến nhất:

  • Vệ sinh cơ thể không đúng cách.
  • Thụt rửa âm đạo thường xuyên.
  • Thói quen mặc đồ lót chật, ẩm ướt, không thoáng khí.
  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Hệ miễn dịch cơ thể kém.
  • Phụ nữ đang trong kỳ (nhất là 3 tháng cuối), người dùng thuốc tránh thai hay sử dụng các liệu pháp thay thế hormone. .
  • Người đang mắc bệnh đái tháo đường, ung thư, HIV/AIDS.
  • Sử dụng thuốc: Kháng sinh phổ rộng, corticoid, thuốc tránh thai, thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.

2. Cách thức lây nhiễm Candida

Các con đường lây nhiễm nấm Candida bao gồm:

  • Quan hệ với bạn tình bằng đường âm đạo.
  • Quan hệ trong quá trình điều trị hoặc điều trị chưa triệt để. 
  • Nhiễm nấm từ hậu môn.
  • Sử dụng chung đồ lót, khăn tắm, bồn tắm,… nhiễm nấm.
Nấm Candida - Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo và cách chữa
Sử dụng chung đồ lót với người khác, nhất đồ lót ẩm ướt dễ bị lây nhiễm nấm.

IV. Dấu hiệu của nấm Candida gây nên 

Bạn có thể nhận biết các dấu hiệu bị nấm vùng kín chủ yếu do nấm Candida gây ra bằng các triệu chứng điển hình như:

  • Ngứa rát âm hộ và âm đạo, gãi nhiều dẫn đến xuất hiện các vết xước. 
  • Ra nhiều khí hư vón cục như phô mai, không hôi.
  • Cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Đau rát khi quan hệ.
  • Âm đạo viêm đỏ, phù nề, dễ chảy máu, khí hư thắt chặt vào thành âm đạo. 
  • Cổ tử cung có thể viêm đỏ, sưng phù.
Nấm Candida - Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo và cách chữa
Ngứa, đau rát, khí hư như phô mai thắt chặt thành âm đạo là dấu hiệu đặc trưng của nấm Candida âm đạo.

V. Phương pháp chẩn đoán nấm Candida sinh dục 

1. Thăm khám lâm sàng

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ hỏi thăm về các triệu chứng bạn đang mắc phải như ngứa, nóng rát, tiểu buốt,… hỏi về bệnh sử cũng như các yếu tố nguy cơ. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành thêm:

  • Khám âm hộ, âm đạo đỏ, sưng phù, giữa môi lớn và môi bé phủ chất nhầy trắng đục.
  • Khám mỏ vịt thấy tổn thương âm đạo, khí hư trắng đục bám thành âm đạo.
Nấm Candida - Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo và cách chữa
Nhiễm nấm làm khí hư trắng đục bám quanh thành âm đạo.

2. Xét nghiệm

  • Soi tươi huyết trắng: Quan sát dưới kính hiển vi thấy nấm hình bầu dục, có chồi hoặc không và có ít nhất 3 bào tử nấm/vi trường mới kết luận nấm gây bệnh.
  • Nhuộm Gram: Candida bắt màu tím, xác định bệnh khi có 3 – 5 bào tử dạng nảy chồi.
  • Nuôi cấy: Với môi trường thạch Sabouraud sau 18 – 24h ở 37 độ C, cho khuẩn lạc màu trắng ngà và sền sệt.
  • Sinh học phân tử: Đây là kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, định danh từng loại Candida.
  • Mô bệnh học: Quan sát trên lam đã được nhuộm tế bào.
Nấm Candida - Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo và cách chữa
Hình ảnh nấm Candida sau khi nuôi cấy có màu trắng ngà, hình bầu dục, có chồi.

VI. Làm gì để phòng và cách điều trị nấm Candida âm đạo?

1. Cách để phòng tránh bệnh nhiễm nấm Candida

  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên bằng gel phụ khoa như gel rửa Lavima kết hợp gel bôi Lavima Antimic, không thụt rửa sâu trong âm đạo.
  • Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh có tính acid và sát khuẩn mạnh.
  • Giữ quần áo luôn khô ráo, phơi khô với ánh nắng mặt trời.
  • Tuân thủ nguyên tắc điều trị.
  • Không tự ý sử dụng kháng sinh khi không có chỉ định từ bác sĩ.
  • Dùng bao cao su khi quan hệ.
  • Điều trị cả bạn và bạn tình để tránh lây nhiễm.

>> Xem thêm: Top 8+ dung dịch vệ sinh phụ nữ trị nấm Candida tốt nhất

2. Nguyên tắc điều trị bệnh viêm âm đạo do nấm 

  • Không điều trị khi không có các triệu chứng lâm sàng điển hình.
  • Điều trị sớm, đúng liều, đủ thời gian để tránh đề kháng thuốc.
  • Điều trị bằng thuốc kháng nấm.
  • Tránh quan hệ khi đang trong quá trình điều trị.

3. Một số loại thuốc thường sử dụng để điều trị nấm Candida âm đạo

Thông thường để điều trị nấm Candida âm đạo, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc kháng nấm, gồm các loại thuốc trị nấm Candida như sau:

  • Clotrimazole: Bôi 2 lần/ngày từ 7 – 14 ngày hoặc đặt 1 viên 100mg vào âm đạo mỗi tối trước khi đi ngủ trong 7 ngày hoặc chỉ đặt 1 lần viên 500mg.
Nấm Candida - Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo và cách chữa
Clotrimazol là một thuốc chống nấm tổng hợp, điều trị tại chỗ viêm âm đạo do nấm.
  • Econazole 150mg: Đặt âm đạo 1 viên/đêm trong 3 ngày.
  • Fluconazole 150mg: Uống 1 liều duy nhất hoặc uống 2 viên/ngày trong 3 – 5 ngày khi sử dụng Itraconazole 100mg.
  • Gentian 0,5%: Bôi tại chỗ, rửa bằng dung dịch Betadin.
  • Miconazole: Bôi 2 lần/ngày trong 7 ngày hoặc đặt 1 viên 200mg/ngày trong 3 ngày hoặc đặt 1 viên 100mg/ngày trong 7 ngày.

**Thận trọng: những loại thuốc này tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu và chỉ sử dụng theo sự kê đơn, điều trị của bác sĩ chuyên môn.

VII. Nấm Candida có tự khỏi không? Cách trị nấm Candida dứt điểm

1. Giải đáp: Nấm Candida có tự khỏi không?

Nấm Candida hay nấm vùng kín nói chung không thể tự khỏi mà cần phải điều trị. Nếu không được điều trị, nấm có thể lan rộng và gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa vùng kín, tiết dịch và viêm nhiễm. Vì vậy, nếu đang mắc phải vấn đề này, chị em nên được thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để dùng vì như vậy sẽ bị nhờn thuốc và bệnh sẽ càng khó chữa trị dứt điểm hơn. Để chữa khỏi bệnh nấm Candida âm đạo, chị em cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần và có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.

2. Cách trị nấm Candida dứt điểm

Để điều trị nấm candida dứt điểm, bạn cần sử dụng đúng và đủ liều lượng thuốc quy định, tránh tự ý dùng kéo dài gây các biến chứng nguy hiểm. Với trường hợp nhiễm nấm quá thường xuyên (trên 4 lần/năm), bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị với phác đồ phù hợp.

Nấm Candida - Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo và cách chữa
Nếu nhiễm nấm thường xuyên trên 4 lần/năm, bạn nên đi khám để có phác đồ điều trị phù hợp.

VIII. Trị nấm Candida bao lâu? Yếu tố phụ thuộc

Thực tế, chữa nấm âm đạo bao lâu phụ thuộc rất nhiều yếu tố như sau:

1. Khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể và các bệnh kèm theo

  • Khả năng đáp ứng điều trị của mỗi người là khác nhau. Có thể cùng 1 cách điều trị, những người thể trạng tốt, đáp ứng tốt, chỉ cần 2 – 3 ngày là khỏi, nhưng cũng có những sau khoảng 5 – 7 ngày mới khỏi.
  • Các bệnh kèm theo như HIV/AIDS, tiểu đường chưa kiểm soát,… cũng quyết định đến việc nấm phụ khoa chữa bao lâu.
  • Các bệnh phụ khoa khác như rối loạn kinh nguyệt, rối loạn hormone cũng sẽ khiến thời gian chữa trị bệnh kéo dài và khó khăn hơn.

2. Tiền sử bị nấm phụ khoa, mức độ nặng nhẹ của bệnh  

  • Nấm phụ khoa là bệnh rất dễ tái phát. Nếu đã từng mắc bệnh mà không chữa khỏi dứt điểm, thì lần sau rất dễ tái phát, bệnh sẽ càng nặng hơn và khó chữa hơn.
  • Sử dụng nhiều kháng sinh, kháng nấm sẽ khiến vi nấm, vi khuẩn kháng thuốc.
  • Bệnh nấm Candida càng nhẹ thì điều trị càng nhanh khỏi. Khi chị em mắc bệnh lần đầu có thể chữa dứt điểm hoàn toàn, dễ hơn lần sau.

3. Tuân thủ đúng chỉ định, lưu ý của bác sĩ

  • Việc tự ý ngưng thuốc, thay đổi liều lượng, cách dùng, hay bỏ ngoài tai lời dặn dò của bác sĩ không chỉ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, nhờn thuốc mà còn ảnh hưởng tiến độ chữa bệnh, thậm chí làm bệnh trở nên nguy hiểm hơn.
  • Chưa kể đến, nếu như trong quá trình điều trị, chị em không kiêng quan hệ tình dục, không quan hệ an toàn và không vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì nấm Candida sẽ càng khó chữa dứt điểm, tái phát nhiều lần, rất khó chịu và mất thời gian điều trị.
Nấm Candida - Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo và cách chữa
Bị nấm Candida có tự khỏi không?

IX. Nấm phụ khoa chữa bao lâu thì khỏi?

Với những trường hợp bệnh được phát hiện sớm, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên thì chỉ cần một liệu trình thuốc đặt âm đạo cùng thuốc uống, thuốc bôi trong khoảng 7 – 14 ngày tùy đơn của bác sĩ là bệnh có thể khỏi được.

Bạn có thể sử dụng thuốc đặt, kem bôi kháng nấm từ tân dược như Nystatin (Polygynax, Nystatin Stada), Metronidazol (Metromicon, Safaria), Clotrimazole (Canesten, Clotrimazole), Miconazole (Miconazole 2%, Miconazole 100mg). Các thuốc này sẽ giúp diệt khuẩn, diệt nấm, từ đó làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu khi bị bệnh.

Nấm Candida - Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo và cách chữa
Bị nhiễm nấm Candida có tự khỏi không?

Trong trường hợp bệnh đã để lâu không chữa trị, trở nên nặng hơn hay chuyển thành mãn tính, nguy cơ tái phát nhiều lần (trên 4 lần trong 1 năm) thì việc chữa trị sẽ khó khăn và kéo dài.

Thông thường ở những trường hợp mãn tính này, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm để kê đơn thuốc phù hợp kèm với những tư vấn về sinh hoạt tình dục, thói quen vệ sinh, ăn uống,… Sau liệu trình, người bệnh cần tái khám đúng hẹn, tiếp tục uống, đặt thuốc và phòng ngừa để bệnh khỏi dứt điểm, tránh tái phát.

Không kể đến yếu tố thể trạng, mức độ bệnh thì việc “Nấm Candida điều trị bao lâu” tất cả phụ thuộc vào tính kiên trì và tuân thủ điều trị nghiêm ngặt của bạn.

X. Lưu ý khi chữa nấm Candida hiệu quả và tốt nhất

Bạn có thể chữa nấm Candida khỏi trong vòng 3 – 5 ngày hoặc 2 – 3 tuần trong trường hợp bệnh nặng, tùy phác đồ của thuốc. Tuy nhiên, nấm phụ khoa là bệnh rất dễ tái phát nên bạn cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để bệnh nấm Candida âm đạo hoàn toàn khỏi dứt điểm và không bị lại.

Một số lưu ý cho chị em để giải quyết vấn đề “nấm Candida điều trị bao lâu” và để ngăn ngừa tái phát như sau:

  • Trong quá trình điều trị, nên kiêng quan hệ tình dục để bệnh khỏi hẳn và không lây nhiễm chéo từ người yêu/chồng. Đồng thời cần chữa nấm Candida ở cả vợ và chồng để đảm bảo điều trị dứt điểm.
Nấm Candida - Nguyên nhân chính gây viêm âm đạo và cách chữa
Tìm hiểu nấm Candida có tự khỏi không?
  • Luôn vệ sinh vùng kín thường xuyên, sạch sẽ. Bạn không nên mặc quần áo bó sát, bí bách. Thay đồ lót thường xuyên, giặt và phơi nơi khô thoáng. Thay toàn bộ quần con trước khi điều trị nấm.
  • Chú ý chế độ ăn uống, nên bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus bằng sữa chua hoặc men vi sinh Lavima Biotic mỗi ngày. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tập thể dục nâng cao hệ miễn dịch. Tránh xa đồ ngọt, đồ uống có gas, các đồ ăn lên men như bánh mì, dăm bông, pho mát, giấm,…

> Xem thêm: 5 Nhóm Thực Phẩm Bị Nấm Candida Kiêng Ăn Và Nên Ăn

XI. Các câu hỏi thường gặp về nấm Candida

1. Khi nào nhiễm nấm Candida ở nữ cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám ngay sau khi có các dấu hiệu đặc trưng của nhiễm nấm Candida như khí hư vón cục như phô mai, ngứa nhiều, nóng rát,… Ngoài ra, bạn nhớ định kỳ thăm khám phụ khoa 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế uy tín để phát hiện và điều trị bệnh sớm. 

2. Bị nấm vùng kín có nguy hiểm không?

Thông thường, nhiễm nấm Candida vùng miệng, vùng da, thực quản hay sinh dục không đe dọa đến tính mạng nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất là khi nấm Candida gây nhiễm trùng máu, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 

3. Nhiễm nấm Candida có gây vô sinh không? 

Nhiễm nấm Candida không chỉ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của chị em. Nếu không được chữa trị kịp thời thì nấm có thể lan rộng vào tử cung, buồng trứng, vòi trứng làm viêm nặng và thậm chí gây vô sinh.

Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida có thể điều trị được và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, chị em cũng đừng nên chủ quan, hãy đi khám ngay khi có những biểu hiện khác thường để có phác đồ điều trị hiệu quả.

4. Bị nấm vùng kín có quan hệ được không?

Các chuyên gia bác sĩ đều khuyên rằng bạn nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi bạn đã hoàn toàn khỏi tình trạng nhiễm nấm vùng kín.

Quan hệ tình dục trong thời gian bạn đang bị nhiễm trùng nấm Candida có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn, tăng nguy cơ lây bệnh cho bạn tình và kéo dài thời gian phục hồi của bệnh.

Nguồn tham khảo: 

(1)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4360556/

(2)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3205665/

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin quan trọng về bệnh nhiễm nấm Candida âm đạo ở nữ giới mà bạn có thể tham khảo.

Trong đó, nếu bạn đang điều trị nấm âm đạo và cần tư vấn thêm về cách chăm sóc, bảo vệ vùng kín tốt nhất thì có thể liên hệ hotline 0963 910 188 để đội ngũ Dược sĩ Đại học của nhà Lavima.vn tư vấn miễn phí và tận tâm.

| Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok