Nguyên nhân mẹ bầu bị ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai, nhất là trong 3 tháng cuối hoặc tháng cuối. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không, có phải là bệnh lý và cần xử lý như nào?
Phụ nữ mang thai luôn là đối tượng rất nhạy cảm, vì thế mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp khi bầu 7 tháng bị ngứa vùng kín hoặc bầu 9 tháng bị ngứa vùng kín. Vì vậy, trong bài viết này, các dược sĩ sẽ tổng hợp, giải đáp tại sao mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối cùng giải pháp cải thiện.
Khi có bầu, hầu hết các mẹ đều ít nhiều gặp phải tình trạng ngứa vùng kín, nhất là khi mang thai 3 tháng cuối. Cơn ngứa có thể xuất hiện ở phần lông mu, có khi lại ở 2 bên kẽ bẹn, cửa mình hoặc kể cả ở hậu môn. Có mẹ chỉ ngứa râm ran nhưng có mẹ bầu 8 tháng bị ngứa vùng kín điên đảo,… rất khó chịu.
Có thể thấy, ngứa vùng kín khi mang thai từ tháng thứ 7 trở đi là do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân sinh lý nội tiết cũng như cả nguyên nhân bệnh lý. Muốn xử lý dứt điểm ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối, các mẹ cần căn cứ vào các biểu hiện kèm theo để xác định nguyên nhân mình bị ngứa, từ đó diệt trừ tận gốc mầm mống gây ngứa.
Các dấu hiệu này có thể là đau rát ở vùng kín, nổi mẩn, nổi mụn hoặc ra nhiều khí hư hay vùng kín có mùi,… Các mẹ có thể đọc chi tiết các nguyên nhân mẹ bầu bị ngứa vùng kín trong bài viết sau của Lavima nhé!
Mục Lục
I. Mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối do sinh lý nội tiết cơ thể
1. Do rạn da
Rạn da không phải hiện tượng xa lạ với phụ nữ mang thai. Hầu như từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bắt đầu xuất hiện các vết rạn. Tuy nhiên giai đoạn 3 tháng cuối là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất nên mẹ tăng cân nhanh khiến da bị rạn ở nhiều nơi và rạn ở cả vùng kín.
Các lớp biểu bì khu vực quanh háng, mông và lông mu bị kéo căng quá mức khiến mẹ có cảm giác châm chích, ngứa râm ran. Dấu hiệu rạn da thể hiện rõ qua các vết sọc như sẹo màu hồng rồi chuyển dần sang nâu đậm.
2. Do thay đổi nội tiết
Khi mang thai, nội tiết tố của phụ nữ có nhiều thay đổi lớn, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Lượng hormon estrogen gia tăng thường khiến mẹ ra nhiều huyết trắng, đôi khi gây mất cân bằng pH âm đạo khiến cho vi khuẩn dễ dàng phát triển và tấn công gây ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối.
Ngoài ra vào giai đoạn này, vùng kín cũng trở nên nhạy cảm hơn nên rất dễ bị kích ứng. Đó là lý do mà nhiều mẹ bị nổi mẩn, ngứa ngáy, sưng đỏ khi sử dụng các sản phẩm như xà bông, sữa tắm, thậm chí là băng vệ sinh. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên lựa chọn các loại sản phẩm thảo dược an toàn và lành tính, sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho vùng kín như Lavima để vừa giảm khí hư ra nhiều, vừa hết ngứa và giúp vùng kín sạch thơm.
3. Do tăng sinh mạch máu ngoài da
Tăng sinh mạch máu ngoài da là hiện tượng mà có lẽ mẹ bầu nào cũng gặp phải, đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ để đáp ứng cho nhu cầu chuyển hóa cơ bản. Sự thay đổi này ít nhiều khiến cho làn da của mẹ bầu nhạy cảm hơn bình thường, vùng bẹn và lông mu dễ bị kích ứng, ngứa ngáy khó chịu, nhất là từ tuần thai thứ 25 trở đi.
4. Do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh
Giống như ở các bộ phận khác, tuyến mồ hôi tại các khu vực dưới bẹn, môi lớn cũng hoạt động mạnh mẽ hơn khi mang thai. Điều này vô hình chung làm cho vùng kín luôn bí bách và ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc tấn công gây rôm sảy, mẩn ngứa.
5. Do vệ sinh không sạch sẽ và sai cách
Nhất là 3 tháng cuối thai kỳ, dịch tiết âm đạo ra rất nhiều. Nếu không vệ sinh vùng kín thường xuyên, đúng cách, mẹ bầu rất dễ bị viêm phụ khoa gây nấm ngứa. Thường chỉ rửa bằng nước thì không loại bỏ được sạch các dịch tiết này, vì thế mẹ cần sử dụng những dung dịch vệ sinh chuyên dụng như Lavima – Gel phụ khoa từ 100% thảo dược “chuẩn hóa” châu Âu sẽ giúp vùng kín khô thoáng, giữ ẩm vừa phải, giúp cân bằng pH âm đạo và còn giúp ngăn ngừa tình trạng nấm ngứa.
Mình rất khuyến khích các mẹ bầu, đặc biệt là ở thời điểm nhạy cảm như ba tháng cuối thai kỳ dùng Lavima. Sản phẩm có thể loại bỏ ngứa, làm giảm khí hư, diệt đến 99,9% vi khuẩn và nấm gây hại vùng kín chỉ sau 30s tiếp xúc (chứng nhận của Viện Pasteur – thành phố Hồ Chí Minh). “Cửa mình” sạch sẽ, khỏe mạnh của mẹ sẽ là “đường ra” an toàn cho con, giúp con hạn chế các bệnh nhiễm nấm, khuẩn đường hô hấp ngay từ khi chào đời.
II. Mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối do nguyên nhân bệnh lý
Ngoài 5 nguyên nhân trên, ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối còn là dấu hiệu cảnh báo và nhận biết của các bệnh lý sau:
1. Do viêm nang lông vùng kín
Kể từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu có nguy cơ bị bệnh viêm nang lông vùng kín. Nguyên nhân bệnh lý này thường do phụ nữ mang thai tăng tiết mồ hôi hoặc do vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách khiến các lỗ chân lông bị viêm tắc, mụn mủ.
Để nhận biết bệnh viêm nang lông, mẹ bầu có thể căn cứ vào nhiều dấu hiệu khác. Nếu có các dấu hiệu sau thì khả năng cao bạn đã bị viêm nang lông vùng kín: ngứa vùng kín, nổi mụn đỏ, mụn mủ xung quanh chân lông, da vùng kín đau rát, ẩm ướt, nhiều nốt mụn bị vỡ tiết dịch khó chịu.
Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý không nên gãi ngứa hay cạo lông mu trong những trường hợp này để tránh viêm nhiễm lây lan hoặc tránh hiện tượng lông mọc quặp, không thoát ra được khỏi lớp biểu bì gây viêm.
2. Ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối do viêm âm đạo
Phụ nữ có thai, đặc biệt mang thai 3 tháng cuối là một trong những đối tượng rất dễ bị viêm âm đạo. Bệnh do các vi khuẩn, vi nấm, vi trùng sinh sôi gây ngứa ngáy. Tình trạng ngứa đặc trưng nhất phải kể đến đó là nấm âm đạo.
Thường ngứa do viêm âm đạo gây ra sẽ kéo dài, ngứa cả ngày lẫn đêm, rất bứt rứt khó chịu. Đặc điểm nhận biết viêm âm đạo rõ nhất là khí hư ra nhiều bất thường, thường có màu hoặc mùi lạ, dạng loãng bọt hoặc đặc quánh, vón cục như bã đậu và có thể kèm theo cả tiểu buốt, tiểu rát.
3. Do viêm đường tiết niệu
Vi khuẩn E.Coli là thủ phạm chính gây viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai. Không chỉ gây ra những triệu chứng bất thường trong hoạt động tiểu tiện, vi khuẩn còn ảnh hưởng đến cả vùng kín khiến bà bầu bị ngứa ngáy, đau rát.
Vì tử cung nằm ở phía trên bàng quang nên thai nhi càng lớn, tử cung càng to thì bàng quang mẹ càng bị chèn ép. Điều này ảnh hưởng tới quá trình bài tiết nước tiểu, gây tiểu rắt, tiểu không kiểm soát và tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. Các chủng vi khuẩn Streptococcus phát triển gây viêm nhiễm không những khiến vùng kín bị ngứa mà còn gây nhiều đau đớn, bất tiện.
4. Do bệnh rận mu
Rận mu do ký sinh trùng Phthirus pubis gây ra có khả năng lây qua đường tình dục. Chúng sống ký sinh trên các sợi lông hoặc nằm dưới da và hút máu vật chủ. Chính những chất thải do chúng tiết ra là nguyên nhân gây kích ứng, phồng rộp và ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối.
5. Do mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục
Nếu mẹ bầu mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: lậu, giang mai hay Chlamydia,… thì đều bị ngứa rát vùng kín, sưng đỏ âm hộ, đồng thời ra nhiều huyết trắng màu đục kèm theo đau buốt khi đi tiểu, thậm chí là chảy máu bất thường khi quan hệ tình dục.
III. Mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối nguy hiểm không?
1. Ngứa vùng kín gây ảnh hưởng đến mẹ bầu
Những cơn ngứa ngáy xuất hiện ở vùng kín vào 3 tháng cuối thai kỳ gây tâm lý cáu gắt, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của chị em. Ngoài ra, khi mẹ bầu cào gãi sẽ làm trầy xước vùng kín, tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn và vi nấm xâm nhập, phát triển gây viêm nhiễm phụ khoa.
2. Ngứa vùng kín gây ảnh hưởng đến thai nhi
Tình trạng ngứa vùng kín lâu ngày ở mẹ bầu nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây các tác động xấu đến thai nhi, cụ thể:
- Những cơn ngứa âm ỉ và dai dẳng khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, cáu gắt, từ đó gây chán ăn, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, trẻ sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân.
- Ngứa vùng kín ở mẹ bầu do mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể làm lây lan nấm khuẩn sang thai nhi, khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, da và mắt.
- Trường hợp mẹ bầu tự ý dùng thuốc để điều trị ngứa vùng kín tại nhà mà không dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương, tim và não bộ thai nhi.
IV. Bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối nên làm gì?
Để hạn chế những ảnh hưởng xấu khi bị ngứa vùng kín vào 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần áp dụng các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách: chị em nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín từ phía trước ra phía sau, dùng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp với âm đạo, tránh dùng dung dịch quá kiềm và đồng thời tránh thụt rửa quá sâu vào âm đạo. Ngoài ra, chị em cũng có thể dùng các sản phẩm chuyên dụng cho vùng kín như bộ đôi Gel rửa và Gel bôi Lavima để khắc phục tình trạng nấm ngứa vừa an toàn vừa hiệu quả.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: mẹ bầu cần tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây đồng thời hạn chế tiêu thụ đồ ăn dầu mỡ, cay nóng để tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm vùng kín.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: hạn chế thức khuya cũng như căng thẳng quá mức, uống đủ nước, ngủ đủ giấc.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: nếu ngứa vùng kín xuất phát do nguyên nhân rạn da thì mẹ bầu có thể sử dụng kem dưỡng ẩm lành tính, an toàn để cân bằng độ ẩm và ngăn chặn các vết rạn da.
Như thế mới thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối. Việc xác định được nguyên nhân gây ngứa chính là tiền đề để giải quyết dứt điểm tình trạng ngứa ngáy này.
Lavima.vn hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ bầu sẽ phân biệt được mình bị ngứa vùng kín là do đâu và từ đó có hướng xử lý thích hợp. Để được tư vấn giải pháp chăm sóc vùng kín an toàn, tự nhiên nhằm cải thiện tình trạng ngứa vùng kín ở mẹ bầu, bạn có thể liên hệ hotline 0963 910 188 để được các Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tốt nhất.
| Có thể bạn quan tâm:
- Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?
- Làm gì khi mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng giữa?