Các loại bệnh phụ khoa nữ thường gặp nhất cần lưu ý như: Viêm sinh dục, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nhiễm lộ tuyến cổ tử cung và bệnh ung thư cổ tử cung,…
Hầu hết 90% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe phụ khoa và tỷ lệ các trường hợp mới càng tăng lên mỗi năm.
Nếu không được thăm khám và điều trị viêm âm đạo kịp thời, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến “thiên chức” làm mẹ của người phụ nữ. Bạn hãy đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về các loại bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở nữ để phòng ngừa bệnh tối đa.
Mục Lục
I. Bệnh phụ khoa là gì?
Theo ScienceDirect, bệnh phụ khoa là nhóm bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục của phụ nữ như: âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, vòi trứng và buồng trứng(1)…
Những vấn đề phụ khoa không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ mà còn gây phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, tạo cảm giác khó chịu tại vùng kín, làm mất tự tin và ảnh hưởng đến đời sống tình dục.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ nên thực hiện kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm một lần. Thói quen thường xuyên thăm khám phụ khoa giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu viêm âm đạo và các bệnh phụ khoa phổ biến như u xơ tử cung, u nang buồng trứng và ung thư phụ khoa ở giai đoạn đầu, từ đó tăng cơ hội điều trị hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ.
Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa thực sự quan tâm về vấn đề này và thường chỉ đi khám khi các triệu chứng bệnh đã trở nặng.
II. Dấu hiệu để nhận biết các loại bệnh phụ khoa hay viêm nhiễm vùng kín
Các dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết bệnh phụ khoa bao gồm:
- Bị ngứa vùng kín.
- Huyết trắng thay đổi về mùi và màu sắc.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Đau rát khi quan hệ tình dục.
- Xuất hiện máu (huyết trắng lẫn máu) sau khi quan hệ tình dục.
- Chảy máu âm đạo dù không phải đang trong giai đoạn kinh nguyệt.
- Đau vùng dưới bụng.
- Đau khi đi tiểu tiện.
III. Top 10+ bệnh phụ khoa thường gặp nhất và các triệu chứng cụ thể
Một số biểu hiện như đau rát vùng kín, thay đổi về màu sắc và mùi khí hư, rối loạn kinh nguyệt,… có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa chị em phụ nữ nên lưu ý. Dưới đây là 11 bệnh phụ khoa thường gặp nhất:
1. Viêm bộ phận sinh dục
Viêm âm đạo, âm hộ là những bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân xuất phát từ sự mất cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và gây viêm nhiễm(2).
Ngoài ra, một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng có thể gây nên tình trạng này.
Các biểu hiện cụ thể của bệnh này bao gồm:
- Khí hư ra nhiều có màu vàng hoặc xanh và có mùi bất thường.
- Âm đạo bị ngứa, đau rát, xuất hiện mụn bất thường.
- Cảm giác đau khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu.
2. U xơ tử cung
Đây là loại khối u thường gặp ở tử cung, đa số là u lành tính và thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 – 50 hoặc trẻ hơn. Vị trí của u xơ tử cung có thể nằm dưới thanh mạc, trong cơ hoặc dưới niêm mạc tử cung với kích thước khác nhau(3).
Tùy thuộc vào vị trí và kích thước, u xơ tử cung có thể gây ra các biểu hiện như:
- Kinh nguyệt không đều, máu kinh ra nhiều kéo dài, chảy máu bất thường.
- Đau bụng dưới.
- Khí hư ra nhiều.
- Đi tiểu nhiều lần.
- Táo bón.
- Cảm giác đau khi quan hệ hoặc đi vệ sinh.
- Chảy máu khi quan hệ tình dục.
Ngoài ra, một số loại u xơ tử cung có khả năng tăng nguy cơ vô sinh hay sảy thai.
3. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là khối u phát triển từ buồng trứng, chứa dịch lỏng hoặc đặc. U nang buồng trứng có 2 dạng chính: u nang chức năng hoặc u nang thực thể(4).
Trong đó, u nang chức năng thường tự giảm kích thước, còn u nang thực thể có khả năng phát triển âm thầm, khi kích thước khối u lớn chèn ép lên các cơ quan xung quanh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Các triệu chứng cụ thể của u nang buồng trứng bao gồm:
- Cảm giác nặng và căng tức ở vùng bụng dưới.
- Đau vùng chậu, đau lưng.
- Khó khăn khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện.
- Đau khi quan hệ.
- Sụt cân nhanh bất thường không rõ lý do.
- Đau khi đến ngày hành kinh.
- Xuất huyết âm đạo bất thường.
4. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là khi các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung bắt đầu phát triển ra ngoài, dẫn đến tăng tiết dịch âm đạo, khiến các vi khuẩn có hại có cơ hội dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Biểu hiện cụ thể của viêm lộ tuyến có thể bao gồm:
- Tăng tiết khí hư bất thường, có màu xanh, vàng và mùi khó chịu ở vùng kín.
- Đau bụng dưới, đau ở thắt lưng.
- Cảm giác mệt mỏi.
- Tiểu nhiều lần, tiểu rắt.
- Rối loạn kinh nguyệt.
5. Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là các đoạn u phát triển trên cổ tử cung có kích thước dao động từ vài mm đến vài cm. Chúng thuộc loại u lành tính, không gây nguy hiểm và hiếm khi có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, polyp cổ tử cung có thể phát triển thành bệnh ung thư(5).
Các biểu hiện cụ thể của bệnh này như sau:
- Chảy máu âm đạo sau quan hệ tình dục, khi thụt rửa âm đạo, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau mãn kinh.
- Tăng dịch tiết âm đạo.
- Rối loạn kinh nguyệt.
6. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là do sự tăng sinh và phát triển quá mức của các tế bào ở cổ tử cung, dẫn đến các tế bào mới xâm lấn và lây lan sang các cơ quan xung quanh ngoài cổ tử cung(6).
Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. Hiện có hơn 100 loại HPV khác nhau, trong đó các chủng 16 và 18 có nguy cơ cao gây ra các bệnh như ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, và ung thư hầu họng…
Các triệu chứng cụ thể:
- Tiết dịch hoặc chảy máu bất thường ở vùng kín.
- Đau vùng chậu, đau lưng.
- Sưng phù chân.
- Tiểu tiện bất thường.
- Ung thư có thể chèn ép lên cơ quan khác như bàng quang và gây tắc nghẽn tĩnh mạch.
7. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là khi các tế bào nội mạc của tử cung được phát hiện ở nơi ngoài tử cung. Tình trạng này thường gây đau đớn cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và có thể dẫn đến vô sinh(7).
Biểu hiện cụ thể bao gồm:
- Đau vùng chậu trong thời kỳ kinh nguyệt với tần suất dần dù dùng thuốc giảm đau vẫn không cải thiện.
- Đau vùng thắt lưng và bụng thường xuyên.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Cảm giác đau khi tiểu tiện, đại tiện và trong thời gian kinh nguyệt.
- Cảm giác mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt thường xuất hiện khi hành kinh.
8. Rối loạn sàn chậu
Bệnh lý sàn chậu thường xảy ra ở phụ nữ đã trải qua sinh nở hoặc thiếu hụt nội tiết tố trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh. Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể phải chịu sức nặng trong quá trình mang thai và sinh nở, dẫn đến chức năng của cơ sàn chậu kém hiệu quả.
Các dấu hiệu cụ thể của rối loạn sàn chậu có thể gồm:
- Rối loạn tiểu tiện: Són tiểu, tiểu không hết, khó tiểu, tiểu về đêm,…
- Rối loạn đại tiện: Són phân, táo bón, đau hậu môn, đại tiện nhiều lần,…
- Rối loạn sinh hoạt tình dục: Âm đạo giãn rộng, giao hợp không được, không có cảm giác,…
9. Buồng trứng đa nang
Bệnh lý buồng trứng đa nang là tình trạng phụ khoa liên quan đến rối loạn hệ thống cơ quan nội tiết, chuyển hóa và tâm lý. Người mắc bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Biểu hiện cụ thể bao gồm:
- Kinh nguyệt không đều.
- Lông, tóc phát triển quá mức.
- Béo phì.
- Da mặt tăng tiết dầu, mụn trứng cá và da trở nên sạm hơn.
- Thường gặp căng thẳng hay lo âu.
- Cảm thấy khó chịu và đau ở vùng chậu.
10. Tắc vòi trứng
Tắc vòi trứng là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ. Thống kê cho thấy có tới 30% tỷ lệ nữ giới mắc vô sinh, hiếm muộn, mang thai ngoài tử cung do tắc vòi trứng và viêm ống dẫn trứng(8).
Biểu hiện cụ thể bao gồm:
- Đau vùng bụng, đau lưng
- Khí hư ra nhiều gây ẩm ướt khó chịu và dễ gây viêm nhiễm
- Rối loạn kinh nguyệt.
11. Bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh lây qua đường tình dục (STD) là các bệnh do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng lây lan từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục không an toàn. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến bao gồm giang mai, lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, HIV/AIDS,…
III. Cách phòng tránh các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể được điều trị bằng thuốc, nhưng nếu không được chữa trị đúng lúc, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, phụ nữ nên tự chăm sóc sức khỏe của mình để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa. Một số biện pháp phòng tránh hiệu quả cho chị em tham khảo bao gồm:
1. Vệ sinh vùng kín đúng cách
Dưới đây là một số quy tắc về vệ sinh vùng kín mà các phụ nữ cần lưu ý:
- Thường xuyên tắm rửa, thay quần lót và vệ sinh âm hộ nhẹ nhàng bằng nước sạch sau mỗi lần đi tiểu, đại tiện.
- Tránh thụt rửa sâu vào âm đạo và không ngâm vùng kín trong nước quá lâu.
- Không dùng các chất tẩy rửa mạnh hoặc xà phòng để vệ sinh vùng kín.
- Trong thời kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 giờ/lần.
2. Chế độ ăn uống dinh dưỡng và vận động thích hợp
Duy trì chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các vấn đề phụ khoa. Theo đó, bạn nên bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tránh sử dụng các chất kích thích, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập thể dục để bảo vệ sức khỏe phụ khoa một cách hiệu quả.
Cần tăng cường sức đề kháng và bổ sung lợi khuẩn như ăn sữa chua không đường hoặc sử dụng men vi sinh phụ khoa như Lavima Biotic.
3. Quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục an toàn giúp phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hiệu quả. Trong đó, sử dụng bao cao su khi quan hệ không chỉ giúp tránh thai, mà còn ngăn chặn lây truyền các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý vệ sinh vùng kín trước và sau quan hệ, không quan hệ tình dục quá mạnh bạo và chỉ quan hệ với một bạn tình để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
4. Khám phụ khoa định kỳ
Thăm khám phụ khoa định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và bảo vệ sức khỏe của bạn. Không chỉ riêng phụ nữ đã quan hệ tình dục, ngay cả phụ nữ chưa từng quan hệ cũng nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về các loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp để nhận biết và thăm khám kịp thời. Ngoài ra, việc duy trì chăm sóc vùng kín hàng ngày cũng đặc biệt quan trọng để phòng tránh các bệnh phụ khoa.
Vì vậy, bạn có thể liên hệ với đội ngũ Dược sĩ Đại học của Lavima.vn qua số hotline 0963 910 188 để được tư vấn về cách chăm sóc vùng kín tốt nhất.
| Có thể bạn quan tâm:
- Viêm phụ khoa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Viêm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách chữa trị
Nguồn tham khảo:
(1)https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/gynecologic-disease
(2)https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9131-vaginitis
(3)https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9130-uterine-fibroids
(4)https://www.nhs.uk/conditions/ovarian-cyst/#
(5)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-polyps/symptoms-causes/syc-20378709
(6)https://www.webmd.com/cancer/cervical-cancer/cervical-cancer
(7)https://www.verywellhealth.com/endometriosis-stage-four-vs-cancer-6454993
(8)https://www.verywellfamily.com/all-about-blocked-fallopian-tubes-1959927