Làm sao để không bị viêm nhiễm phụ khoa? Các cách hiệu quả là giữ vệ sinh vùng kín, chế độ dinh dưỡng khoa học, quan hệ an toàn, bổ sung lợi khuẩn,…
Viêm âm đạo là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hơn nữa cho dù đã điều trị khỏi, viêm âm đạo vẫn có thể tái phát khiến nhiều chị em cảm thấy lo lắng.
Vậy làm sao để không bị viêm nhiễm phụ khoa? Bài viết sau sẽ chia sẻ những bí quyết phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả nhất.
Mục Lục
- I. Nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo thường gặp
- II. Làm sao để không bị viêm nhiễm phụ khoa? Top 9 cách phòng ngừa
- 1. Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách
- 2. Đặc biệt giữ vệ sinh vùng kín trong các thời kỳ quan trọng
- 3. Mặc quần lót đúng cách
- 4. Khám phụ khoa định kỳ
- 5. Chế độ dinh dưỡng phù hợp (cắt giảm lượng đường tinh luyện)
- 6. Bổ sung lợi khuẩn hoặc men vi sinh phụ khoa
- 7. Quan sát dấu hiệu bất thường
- 8. Biện pháp an toàn khi quan hệ
- 9. Không đưa hóa chất vào âm đạo
- III. Bị viêm nhiễm phụ khoa – Khi nào cần gặp bác sĩ?
I. Nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo thường gặp
Để đề phòng viêm nhiễm âm đạo và tránh tái phát, phụ nữ cần hiểu rõ các nguyên nhân thường gây ra bệnh lý này, bao gồm:
1. Nguyên nhân do nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, thường xảy ra khi môi trường âm đạo mất cân bằng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển quá mức và gây bệnh.
Trong đó, thường là các vi khuẩn kỵ khí. Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn thường khó điều trị hoàn toàn và dễ tái phát, bởi tác nhân này thường liên quan đến quan hệ tình dục, đặc biệt là người có nhiều bạn tình.
2. Nguyên nhân do nhiễm nấm
Viêm âm đạo kéo dài và khó điều trị dứt điểm có thể liên quan đến sự phát triển quá mức của nấm men, thường là nấm Candida albicans. Ngoài âm đạo, nấm Candida cũng xuất hiện ở các bộ phận có độ ẩm cao trên cơ thể, gây ra các bệnh như nấm miệng, nấm móng, hăm tã ở trẻ em, viêm ở nếp gấp da,…
3. Nguyên nhân do Trichomonas
Trùng roi Trichomonas thường lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn với người nhiễm bệnh. Nam giới cũng có thể nhiễm trùng roi, nhưng triệu chứng thường không rõ ràng như ở phụ nữ.
4. Viêm âm đạo không do nhiễm trùng
Nhiều trường hợp viêm âm đạo không do nhiễm trùng mà có thể do thói quen sinh hoạt và vệ sinh vùng kín chưa tốt. Các nguyên nhân bao gồm sử dụng xà phòng, nước hoa, chất tẩy rửa mạnh, thụt rửa âm đạo, thuốc xịt âm đạo, thuốc diệt tinh trùng,… gây mất cân bằng môi trường tự nhiên trong âm đạo.
5. Nguyên nhân do mãn kinh
Phụ nữ sau mãn kinh hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể mắc viêm âm đạo do giảm estrogen đột ngột. Triệu chứng thường bao gồm khô hạn, nóng rát và đau bên trong âm đạo.
Như vậy, viêm âm đạo liên quan đến nhiều yếu tố bao gồm bệnh lý, thói quen sinh hoạt và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, từ đó khiến việc điều trị thường khó dứt điểm và có thể tái phát. Do đó việc phòng ngừa viêm âm đạo là rất quan trọng.
II. Làm sao để không bị viêm nhiễm phụ khoa? Top 9 cách phòng ngừa
Dưới đây là các thói quen cũng như lưu ý về vệ sinh, chăm sóc vùng kín chị em cần thực hiện để phòng ngừa viêm phụ khoa:
1. Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách
Duy trì vệ sinh cho vùng kín là thói quen quan trọng để ngăn ngừa viêm nhiễm. Bạn giữ vệ sinh vùng kín đúng cách như sau:
- Rửa vùng kín bằng nước ấm ngày 2 – 3 lần, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
- Chọn quần lót rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Tránh sử dụng thuốc xịt âm đạo, nước hoa hoặc xà phòng để rửa sâu bên trong âm đạo. Bởi những sản phẩm này có thể làm thay đổi cân bằng môi trường bên trong âm đạo, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, có độ pH phù hợp, nên chọn loại có thành phần thảo dược để an toàn nhất và không chứa các hợp chất gây kích ứng.
- Khi đi vệ sinh, hãy lau từ phía trước ra phía sau để ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo.
2. Đặc biệt giữ vệ sinh vùng kín trong các thời kỳ quan trọng
Trong thời kỳ kinh nguyệt, sử dụng băng vệ sinh trong thời gian dài không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm. Vì vậy, tốt nhất nên thay băng vệ sinh mỗi 3 – 4 giờ/lần và đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi thay băng.
Trong giai đoạn mang thai hoặc sau sinh, có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh và chăm sóc vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.
3. Mặc quần lót đúng cách
Bạn hãy lựa chọn các loại quần lót làm từ chất liệu cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tránh xa các loại làm từ ren, lụa, da hoặc polyester. Ngoài ra, hạn chế sử dụng quần lót quá ôm sát, bởi chúng có thể gây bí bách và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men phát triển gây ra mùi hôi và viêm nhiễm.
Bạn cũng nên thay quần lót và giặt sạch sẽ hằng ngày, sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ vi khuẩn. Đặc biệt, sau khi tập thể dục hoặc hoạt động mạnh, cần thay quần lót ngay để tránh tạo môi trường ẩm ướt cho nấm men phát triển.
4. Khám phụ khoa định kỳ
Phụ nữ nên đi thăm khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để kiểm tra sức khỏe vùng kín và thay đổi thói quen nếu cần. Đặc biệt, nếu bạn gặp các triệu chứng như ngứa, khí hư bất thường, mùi hôi ở vùng kín, hãy thăm khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa.
Chị em tuyệt đối không nên tự ti hoặc giấu bệnh vì việc này có thể dẫn đến tình trạng viêm âm đạo kéo dài và điều trị càng khó khăn hơn.
5. Chế độ dinh dưỡng phù hợp (cắt giảm lượng đường tinh luyện)
Đường tinh luyện là thức ăn nuôi dưỡng cho vi khuẩn có hại phát triển, gây mất cân bằng hệ vi sinh và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Do đó, để phòng tránh viêm âm đạo, bạn cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, natri và các thành phần gây viêm. Đặc biệt như bánh mì, ngũ cốc, mì ống,… vì chúng được chuyển hóa thành đường.
Tốt nhất bạn nên tập trung vào chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây, cá, thịt và gia cầm được nuôi tự nhiên.
6. Bổ sung lợi khuẩn hoặc men vi sinh phụ khoa
Probiotics là những vi khuẩn có lợi có nguồn gốc từ thực phẩm đã trải qua quá trình lên men, vì thế bổ sung probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh và chống lại vi khuẩn có hại. Các nghiên cứu cho thấy, duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và sức khỏe âm đạo.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại sữa chua đều tạo ra lượng probiotics như nhau và sữa chua thương mại thường chứa nhiều đường và thành phần nhân tạo.
Vì vậy, tốt nhất là nên tiêu thụ sữa chua không đường và thực phẩm lên men khác như dưa cải chua, kim chi, trà kombucha hoặc bổ sung thực phẩm chức năng chứa probiotics như viên uống phụ khoa Lavima Biotic.
7. Quan sát dấu hiệu bất thường
Mỗi thay đổi ở vùng kín đều có thể là dấu hiệu của các vấn đề phụ khoa. Do đó, bạn cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường sau đây để kịp thời thăm khám y tế:
- Khí hư bất thường: Khí hư thay đổi về màu sắc như trắng đục, vàng, xanh, nâu,… và thể chất vón cục hay quá loãng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như nhiễm nấm men, nhiễm khuẩn.
- Mùi âm đạo: Mùi âm đạo thay đổi theo từng người do hệ vi khuẩn âm đạo và cách vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy âm đạo có mùi lạ hoặc tanh có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc do tampon bỏ quên trong âm đạo.
- Bị ngứa vùng kín: Cảm giác ngứa, nóng rát ở vùng kín cũng là dấu hiệu quan trọng của nhiễm nấm men hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
8. Biện pháp an toàn khi quan hệ
Bạn nên nhớ luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ngoài ra, cũng nên thay bao cao su mỗi khi chuyển từ quan hệ âm đạo sang quan hệ hậu môn hoặc ngược lại. Bởi hậu môn chứa nhiều vi khuẩn có thể gây kích ứng cho âm đạo và âm đạo cũng chứa nhiều vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến hậu môn.
>> Xem thêm: dùng bao cao su có bị viêm phụ khoa không
9. Không đưa hóa chất vào âm đạo
Một số sản phẩm bôi trơn âm đạo có chứa glycerin, đây là một loại đường nên có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn âm đạo. Do đó, bạn nên thay thế bằng các sản phẩm bôi trơn tự nhiên như nước, silicone hoặc chiết xuất lô hội.
Hãy tránh sử dụng các dụng cụ thụt rửa âm đạo và nước hoa âm đạo. Vì âm đạo có cơ chế tự làm sạch tự nhiên, không cần phải dùng các sản phẩm để thụt rửa và sử dụng các hóa chất mạnh có thể làm thay đổi độ pH tự nhiên của âm đạo.
Xem thêm: loại gel bôi trơn tốt nhất
III. Bị viêm nhiễm phụ khoa – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nhiễm trùng âm đạo là tình trạng phổ biến nhưng thường không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, bạn nên đi thăm khám nếu gặp bất kỳ các dấu hiệu sau đây:
- Dịch âm đạo có màu sắc lạ, mùi hôi khó chịu.
- Đau vùng dưới bụng hoặc đau vùng thắt lưng.
- Chảy máu âm đạo bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt.
- Nôn mửa và có thể kèm sốt.
- Các triệu chứng lặp lại thường xuyên.
Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em phụ nữ biết được những cách làm sao để không bị viêm nhiễm phụ khoa và hãy nhớ chú trọng đến sức khoẻ nhiều hơn để phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm.
Trong đó, nếu chị em muốn tìm hiểu thêm về những sản phẩm chăm sóc giúp phòng tránh viêm nhiễm, hãy liên hệ ngay hotline 0963 910 188 để các Dược sĩ Đại học nhà Lavima.vn tư vấn tận tình nhé!
| Có thể bạn quan tâm:
- Làm gì để trị dứt điểm viêm phụ khoa dai dẳng? Cách xử lý!
- tại sao viêm nhiễm phụ khoa chữa mãi không khỏi
- viêm âm đạo có tự hết không
- viêm phụ khoa có quan hệ được không
- bị viêm phụ khoa có thai được không