Bị viêm phụ khoa có đặt vòng được không, có an toàn và ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Cùng dược sĩ Lavima tìm hiểu chi tiết.
Đặt vòng là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều chị em áp dụng do có thể ngừa thai hiệu quả, ít gây biến chứng mà vẫn mang lại “cảm giác thật” trong “chuyện ấy”.
Tuy nhiên, rất nhiều chị em còn băn khoăn không biết viêm phụ khoa có đặt vòng được không hoặc đặt vòng tránh thai có đặt thuốc phụ khoa được không? Hãy để dược sĩ tư vấn cho các chị em về vấn đề này nhé!
Mục Lục
- I. Giải đáp: Đặt vòng tránh thai có đặt thuốc phụ khoa được không?
- II. Dược sĩ giải đáp: Bị viêm phụ khoa có đặt vòng được không?
- III. Đặt vòng tránh thai và những điều bạn cần biết
- IV. Những điều cần lưu ý khi đặt vòng tránh thai
I. Giải đáp: Đặt vòng tránh thai có đặt thuốc phụ khoa được không?
Vòng tránh thai là một dụng cụ được đặt vào tử cung, có tác dụng ngăn không cho trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung và cản trở quá trình thụ tinh.
Biện pháp này được sử dụng phổ biến bởi hiệu quả tránh thai có thể đạt tới 98%. Bạn có thể đặt vòng tránh thai cùng với việc sử dụng thuốc âm đạo mà không lo ảnh hưởng gì, hoàn toàn yên tâm.
II. Dược sĩ giải đáp: Bị viêm phụ khoa có đặt vòng được không?
Một trong những nhược điểm của vòng tránh thai chính là gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, khí hư ra nhiều hơn khiến cho môi trường “vùng kín” luôn luôn ẩm ướt. Việc này tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Các bác sĩ khuyến cáo chị em mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong vòng 3 tháng gần đây và đặc biệt là viêm phụ khoa thì không nên đặt vòng tránh thai. Lý do là bởi vì:
- Khi đặt vòng, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập sâu vào trong cơ quan sinh dục thông qua dụng cụ đặt vòng. Vì thế, việc đặt vòng có thể khiến tình trạng viêm nhiễm tăng nặng hơn, lây lan sang vùng khác như viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Thông thường chị em có viêm nhiễm phụ khoa, viêm âm đạo thì “cô bé” sẽ khá nhạy cảm, có thể đang trong tình trạng sưng đau bị ngứa vùng kín và rát. Thao tác đặt vòng tránh thai có thể khiến cho các tổn thương nặng hơn. Việc này khiến cho việc điều trị viêm phụ khoa khó khăn và lâu hơn.
- Thao tác đặt vòng tránh thai có thể gây chảy máu âm đạo. Tình trạng này kết hợp với việc âm đạo đang bị viêm nhiễm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe chị em.
Vì những nguyên nhân trên, chị em đã có lời giải cho câu hỏi “Viêm phụ khoa có đặt vòng được không?” Nếu bị viêm phụ khoa, chị em nên điều trị khỏi hoàn toàn rồi mới tiến hành thủ thuật đặt vòng tránh thai.
Ngoài ra, chị em cũng nên lưu ý tiếp tục phòng ngừa viêm phụ khoa sau khi thủ thuật đặt vòng đã hoàn tất để bảo vệ sức khỏe sinh sản.
III. Đặt vòng tránh thai và những điều bạn cần biết
1. Các đối tượng nào không nên sử dụng vòng tránh thai?
- Người bị nhiễm khuẩn sau khi phá thai.
- Người đang bị viêm nhiễm đường sinh dục: viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung,…
- Nghi ngờ có thai hoặc đang có thai.
- Phụ nữ có tiền sử bị các bệnh lây qua đường tình dục trong 3 tháng trước đó.
- Từng phá thai và từng bị nhiễm trùng.
Các lưu ý chống chỉ định không nên đặt vòng tránh thai khi:
- Người chưa từng có con.
- Đã từng mang thai ngoài tử cung.
- Đang bị u xơ cổ tử cung.
- Đang nhiễm các bệnh tình dục.
2. Vòng tránh thai là gì? Có những loại vòng tránh thai nào?
Để có thể trả lời được câu hỏi viêm phụ khoa có đặt vòng được không, trước hết chị em nên tìm hiểu vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai là một loại dụng cụ nhỏ được đưa vào tử cung và mở rộng thành hình chữ T. Vòng tránh thai có tác dụng làm thay đổi cấu trúc sinh hoá của tế bào nội mạc và là một vật cản giúp ngăn chặn trứng được thụ tinh bởi tinh trùng.
Hiện nay có hai loại vòng tránh thai phổ biến:
- Vòng tránh thai được quấn dây đồng: Là loại vòng tránh thai chứa các ion đồng được giải phóng trong tử cung, làm thay đổi con đường di chuyển của tinh trùng.
- Vòng tránh thai chứa hormone nội tiết: Đây là loại vòng làm cho chất nhầy cổ tử cung quánh hơn, khiến cho tinh trùng khó di chuyển vào gặp trứng. Loại vòng tránh thai này hiện đại và cho hiệu quả tránh thai cao hơn.
3. Tìm hiểu: Đặt vòng tránh thai có đau lắm không?
Đa số chị em đều nói rằng chỉ có một chút nhói xảy ra trong lúc đặt vòng, cơn đau sẽ giảm đi và kết thúc sau khi hoàn thành. Quy trình đặt vòng diễn ra khá nhanh, chỉ khoảng 15 phút và rất đơn giản, nhẹ nhàng.
Để kiểm soát tốt và an toàn, khuyến khích chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám trước khi đặt vòng. Cũng tương tự như lúc đặt vòng, tháo vòng tránh thai cũng chỉ gây ra cảm giác đau nhẹ và quá trình tháo vòng cũng khá đơn giản, nhanh chóng.
Vì vậy, nếu các chị em đang muốn đặt vòng hoặc tháo vòng tránh thai nhưng vẫn lo sợ về cơn đau, có thể thảo luận cùng bác sĩ để tìm giải pháp giảm đau phù hợp.
4. Những thay đổi tới cơ thể từ việc đặt vòng tránh thai
Nếu vòng tránh thai được đặt đúng cách, tỷ lệ tránh thai có thể lên tới 95%. Không những có hiệu quả cao, vòng tránh thai còn có tác dụng trong thời gian khá dài từ 3 – 5 năm.
Vòng tránh thai không gây ảnh hưởng đến khoái cảm tình dục và không ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau khi tháo vòng nên được nhiều chị em lựa chọn sử dụng. Ngoài ra, chi phí cho đặt vòng tránh thai ít tốn kém, thời gian đặt khá nhanh gọn.
Vì những ưu điểm trên, đặt vòng tránh thai là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn nhưng cũng có một số nhược điểm. Để giải đáp được thắc mắc viêm phụ khoa có đặt vòng được không, chị em cũng nên biết về những thay đổi tới cơ thể từ việc đặt vòng tránh thai:
4.1. Có thể gây rối loạn kinh nguyệt
Tháng đầu sau khi đặt vòng tránh thai, chị em có thể bị rối loạn kinh nguyệt, có thể bị rong kinh hoặc chậm kinh.
4.2. Làm tăng khí hư nhiều
Khi đặt vòng tránh thai là vòng có dây, do dây tiếp xúc với tử cung cổ trong một thời gian dài và ma sát kích thích, gây ra dịch tử cung cổ tăng lên, gọi là khí hư nhiều.
4.3. Có thể bị mất vòng
Đây là trường hợp hiếm gặp nhất sau khi đặt vòng (tỉ lệ 4 – 5%). Mất vòng xảy ra sau khi đặt vòng được ba tháng, trong hoặc ngay sau khi kinh nguyệt. Mất vòng thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ chưa hề có thai. Những người bị hở tử cung hoặc bị biến dạng tử cung hoặc trong trường hợp đặt vòng quá sớm sau khi sinh.
4.4. Có thể bị viêm nhiễm phụ khoa
Nhiều trường hợp chị em đặt vòng tránh thai thường xuyên bị viêm nhiễm phụ khoa và vùng kín tiết nhiều khí hư hơn bình thường.
4.5. Có thể gây đau lưng, đau bụng dưới
Một số phụ nữ có cảm giác đau bụng dưới và mỏi lưng, nhưng sau một thời gian thì triệu chứng này sẽ biến mất.
Tuy nhiên, nếu bụng dưới xuất hiện đau dữ dội, có thể là do viêm nhiễm trong tử cung và vùng chậu gây tắc hoặc lệch vị vòng tránh thai, chửa ngoài tử cung và những nguyên nhân khác. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra để được tư vấn, điều trị phù hợp.
5. Đặt vòng tránh thai xong khi nào mới quan hệ được?
Việc đặt vòng tránh thai không ảnh hưởng tới sinh lý nữ, không làm giảm ham muốn. Bởi vậy, đời sống chăn gối vợ chồng vẫn viên mãn như bình thường. Nếu bạn cảm thấy khô hạn, đau rát khi ân ái thì có thể là dấu hiệu của hiện tượng stress hoặc suy giảm chức năng sinh lý nữ.
Lưu ý trong vòng 1 – 3 ngày sau khi đặt vòng, chị em cần nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng để vòng tránh thai không bị sai lệch và không để lại biến chứng. Bên cạnh đó, chị em cần vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày bằng nước sạch và uống thuốc đầy đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Theo các bác sĩ chia sẻ, sau 2 tuần thì vợ chồng có thể quan hệ bình thường. Việc đặt vòng không ảnh hưởng gì tới chất lượng đời sống tình dục.
IV. Những điều cần lưu ý khi đặt vòng tránh thai
Khi dùng vòng tránh thai, chị em cần lưu ý các điều sau:
- Không dùng vòng tránh thai cho phụ nữ đang bị viêm nhiễm phụ khoa.
- Sau khi đặt vòng, nghỉ ngơi 5 – 10 phút.
- Trong vòng 1 tuần sau khi đặt vòng, nên hạn chế di chuyển nhiều.
- Luôn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần tái khám ngay lập tức.
Khi đặt vòng tránh thai, vùng kín của bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị viêm nhiễm. Để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, bạn nên chăm sóc vùng kín khỏe mạnh và đúng cách như sau:
- Bạn cần giữ quần lót luôn khô ráo và sạch sẽ.
- Bạn nên thay băng vệ sinh sau 4 – 6 giờ, hạn chế dùng các loại băng vệ sinh có mùi quá thơm.
- Tránh sử dụng xà phòng, sữa tắm rửa vùng kín. Nên dùng dung dịch vệ sinh thảo dược Lavima 2 lần/ngày với tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa, nấm Candida hiệu quả.
- Thực hiện tình dục an toàn.
- Tránh mặc quần quá bó sát.
- Không cạo lông vùng kín.
- Hạn chế stress, giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ.
- Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học. Hạn chế đường trong thực đơn ăn uống. Tăng cường bổ sung vitamin từ rau xanh, trái cây, các lợi khuẩn tự nhiên từ sữa chua không đường. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung men vi sinh phụ khoa như Lavima Biotic với hơn 1.7 tỷ lợi khuẩn giúp bảo vệ sức khỏe vùng kín phụ nữ hiệu quả hiện nay.
Như vậy, trên đây là những giải đáp về việc đặt vòng tránh thai có đặt thuốc phụ khoa được không, bị viêm phụ khoa có đặt vòng được không và các giải đáp thắc mắc liên quan đến việc đặt vòng tránh thai mà chị em cần phải biết. Hy vọng chị em phụ nữ sẽ có thêm thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Trong đó, nếu chị em cần tư vấn về tình trạng phụ khoa của mình hoặc cần tư vấn về cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe vùng kín tốt nhất thì có thể liên hệ hotline 0963 910 188 để Đội ngũ Dược sĩ Lavima.vn hỗ trợ tận tâm và chi tiết.
Xem video 06 sai lầm khi vệ sinh vùng kín khiến viêm nhiễm dai dẳng:
| Có thể bạn quan tâm:
- Viêm Phụ Khoa Đau Bụng Dưới, Đau Lưng Có Nguy Hiểm Không?
- Viêm Phụ Khoa Có Lây Không? Làm Thế Nào Để Ngăn Chặn?
- Giải đáp: Viêm phụ khoa có tắm biển được không?
- Dùng bao cao su có bị viêm phụ khoa không? Lưu ý gì
- Viêm nhiễm phụ khoa có gây vô sinh không? Cách điều trị
- Giải đáp: Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không?