Top 7+ thuốc bôi ngứa vùng kín ngoài da hiệu quả nhất cho nữ, thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng như: Nizoral, Neomycin, Clindamycin, Tetracyclin, Clotrimazole…

Ngứa vùng kín là tình trạng xảy ra phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của phụ nữ. Nhiều chị em thường tự mua và sử dụng thuốc bôi để giảm triệu chứng này.

Tuy nhiên, bác sĩ khuyên rằng quan trọng nhất là phải thăm khám để xác định nguyên nhân gây ra ngứa vùng kín. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc trị ngứa vùng kín phù hợp và hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể. Nhưng nếu chị em vẫn muốn tham khảo các loại thuốc bôi ngoài da trị ngứa vùng kín nữ thường sử dụng thì có thể đọc ngay bài viết sau!

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Top 7 loại phổ biến
Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì nhanh khỏi nhất?

I. Những nguyên nhân thường gặp gây ngứa vùng kín

Khu vực kín của phụ nữ là một phần cực kỳ nhạy cảm, dễ bị tổn thương hoặc bị tác động bởi các yếu tố có thể gây bệnh như vi khuẩn, virus, hoặc nấm men. Để chọn lựa được loại thuốc bôi ngứa vùng kín phù hợp, phụ nữ cần hiểu rõ nguyên nhân và tác nhân gây ra tình trạng ngứa vùng kín.

Theo BS.CKI Nguyễn Quang Nhật – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đã chia sẻ rằng có nhiều nguyên nhân gây ra ngứa vùng kín ở phụ nữ, bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Chi tiết như sau:

1. Nguyên nhân sinh lý

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: cũng là nguyên nhân chính gây ngứa ngáy ở vùng kín của phụ nữ. Khí hư, còn được gọi là dịch tiết âm đạo hoặc huyết trắng, thường xuất hiện trong thời kỳ kinh nguyệt, khi mang thai hoặc khi bị kích thích tình dục. Do đó, khi không được vệ sinh sạch sẽ, giữ khô thoáng vùng kín thì đó chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn và nấm phát triển mạnh mẽ, gây hại.
4 Bao tu nam ton tai trong quan lot
Vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến ngứa rát vùng kín.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH không phù hợp: hoặc chứa hương liệu có thể gây kích ứng cũng có thể khiến vùng kín bị ngứa. Đặc biệt, thói quen mặc quần lót quá chật hoặc bó sát vào cơ thể có thể làm cho vùng kín bị bí bách và tích tụ mồ hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Trong trường hợp này, phụ nữ thường cảm thấy vùng kín bị ngứa ngáy và khó chịu, thậm chí kéo dài trong một thời gian dài.
  • Niêm mạc vùng kín khá nhạy cảm hơn so với các vùng da khác: Vì thế, khi bị tiếp xúc với các loại hoá chất, bụi bẩn hoặc khi bị nóng chật, bó sát do quần áo kém co giãn, kém thấm hút mồ hôi thì vùng kín rất dễ bị kích ứng. Khi bị kích ứng, vùng kín của chị em có thể có các biểu hiện như vùng kín ngứa rát sưng, vùng kín nổi mụn ngứa hoặc ban đỏ.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý đã nêu, tình trạng ngứa ở vùng kín cũng là dấu hiệu cho nhiều bệnh phụ khoa như:

  • Nhiễm nấm âm đạo: Khi vùng kín bị nhiễm nấm, chị em thường gặp cảm giác ngứa rát âm hộ dữ dội và kèm theo tiết nhiều khí hư, khí hư có màu trắng sữa, vón cục, mùi hôi tanh, đau và ngứa vùng kín sau khi quan hệ tình dục,…
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Môi trường âm đạo luôn được duy trì cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi hệ vi khuẩn có lợi bị suy giảm đột ngột, vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh gây nhiễm trùng. Các biểu hiện điển hình như ngứa vùng kín, tiết dịch âm đạo bất thường, mùi hôi,…
ngua vung kin do nam am dao nhat la nam candida
Bị nhiễm nấm âm đạo có thể gây đau và rát ở vùng kín của phụ nữ.
  • Bệnh lây qua đường tình dục: Lậu, giang mai, sùi mào gà, Chlamydia, Trichomatis,… cũng có thể gây ra tình trạng ngứa ở vùng kín. Cảm giác ngứa thường râm ran và gia tăng vào buổi tối.
  • Rận lông mu: Là loại ký sinh thường sống ở các vùng có lông rậm rạp gây ngứa lông mu và hút máu, vì thế sẽ tạo cảm giác đau đớn và ngứa ở vùng kín.
  • Các bệnh da khác: Vảy nến, lang ben, hắc lào,… nếu xuất hiện bộ phận sinh dục nữ cũng có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Top 7 loại phổ biến
Ngứa vùng kín có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên dùng thuốc trị ngứa vùng kín nào?

Khi gặp phải các biểu hiện này, chị em nên đi khám để được các bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc điều trị. Các sản phẩm thuốc điều trị có thể là thuốc đặt, thuốc uống hoặc thuốc bôi ngứa vùng kín, điều trị các nguyên nhân gây ra viêm nhiễm như nấm, trùng roi, vi khuẩn.

II. Top 7 thuốc bôi ngứa vùng kín nữ tốt nhất hiện nay

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Dưới đây là top 6 loại thuốc trị ngứa vùng kín hiệu quả nhất và được sử dụng nhiều nhất hiện nay cần được sự chỉ định sử dụng bác sĩ mà chị em có thể tham khảo như:

1. Thuốc bôi ngứa vùng kín Tetracyclin 1% cho nữ

Tetracyclin là kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn, vì thế thuốc chỉ phát huy tác dụng khi điều trị tình trạng ngứa vùng kín do vi khuẩn bao gồm vi khuẩn gram dương, gram âm, vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí. Không hiệu quả trong trường hợp nhiễm virus và nấm men.

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Top 7 loại phổ biến
Thuốc bôi chứa kháng sinh Tetracyclin có tác dụng trị ngứa vùng kín do nhiễm khuẩn

Tuy nhiên, thuốc không dành cho trẻ nhỏ dưới 8 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Ngoài ra, Tetracyclin cũng có thể gây một số tác dụng phụ như:

  • Dùng cho trẻ dưới 8 tuổi có thể làm đổi màu răng trẻ và răng kém phát triển
  • Tiêu chảy và buồn nôn
  • Tăng nguy cơ phát sinh các loại vi khuẩn đường tiêu hóa kháng kháng sinh
  • Co hẹp và viêm loét thực quản (hiếm gặp)
  • Gây kích ứng da (hiếm gặp)

Trong quá trình sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để trị ngứa vùng kín, người bệnh cần chú ý theo dõi các phản ứng phụ từ thuốc. Nếu gặp các tác dụng bất lợi, cần thông báo ngay cho bác sĩ để có phương án điều trị thay thế phù hợp.

2. Thuốc bôi ngứa vùng kín Clindamycin 1% – Kem mỡ bôi ngoài

Đây là thuốc kháng sinh nhóm Lincosamid, được bào chế theo dạng kem mỡ 1%, với công dụng chính là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở vùng kín, giúp giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy do viêm nhiễm phụ khoa.

Clindamycin thường được bác sĩ lựa chọn điều trị cho những trường hợp bệnh nhân bị viêm âm đạo do vi khuẩn có hại xâm nhập hoặc mắc bệnh viêm nang lông. Với chất kem mềm mịn, khi sử dụng Clindamycin, vùng kín của nữ giới sẽ giảm cảm giác ngứa ngáy nhanh chóng.

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Top 7 loại phổ biến
Thuốc trị ngứa vùng kín cho nữ chứa kháng sinh – Clindamycin

Cách dùng: Đầu tiên, bạn cần đảm bảo tay và vùng kín của bạn đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng thuốc. Tiếp theo lau khô da bằng khăn sạch rồi sau đó bôi thuốc lên vùng da bị ngứa. Duy trì việc bôi thuốc khoảng 2 lần/ngày theo chỉ định.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngứa vùng kín Clindamycin: Trong quá trình điều trị, hãy kiêng quan hệ tình dục vì hoạt động này có thể làm vùng kín bị cọ xát nhiều lần, làm tình trạng viêm ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, đối với những người sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, hoạt chất trong thuốc có thể làm màng bao dễ bị tan nên giảm tác dụng bảo vệ của bao cao su.

3. Thuốc bôi ngứa vùng kín Neomycin 

Kem Neomycin có tác dụng chữa ngứa vùng kín do bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc như: viêm da tróc vảy, viêm da do tiết bã nhờn, nhiễm khuẩn thứ phát, viêm da do ánh nắng mặt trời, ban sần, bệnh vảy nến, sâu bọ cắn, Eczema cấp và mạn tính. Một số tác dụng phụ có thể gây ra là khô da, kích ứng và nhiễm trùng da, thay đổi màu da, mọc mụn,…

Lưu ý chống chỉ định: Các trường hợp như trẻ nhỏ, người đang bị dị ứng, người bị suy giảm thính giác, người cao tuổi, nhiễm trùng sau bỏng, nhiễm trùng khi có vết thương hở, nhiễm trùng lan rộng, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Top 7 loại phổ biến
Kem bôi trị ngứa vùng kín Neomycin là kháng sinh nhóm aminoglycosid

Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi ngứa vùng kín nữ – Neomycin: Đầu tiên, bạn cần rửa sạch tay và vùng da cần dùng thuốc. Sau đó, thoa thuốc lên vùng da bị ngứa khoảng từ 3 – 5 lần/ngày theo liều lượng quy định phụ thuộc vào mức độ bệnh. Lưu ý không bôi thuốc lên vùng da có vết thương hở.

Tuân thủ theo đúng liệu trình bác sĩ đã hướng dẫn, ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm vẫn cần tiếp tục điều trị hết liệu trình bởi việc tự ý dừng thuốc có thể khiến bệnh tái phát. Hãy tái khám và thông báo ngay cho bác sĩ nếu trong quá trình dùng thuốc xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

4. Thuốc bôi ngứa vùng kín Nizoral Cream cho nữ

Nizoral là loại thuốc chuyên trị ngứa vùng kín do nấm, với thành phần chính là ketoconazole – một hoạt chất phá hủy tế bào nấm và ngăn cản nguy cơ nhiễm trùng xảy ra. Thuốc này thường được chỉ định đối với những bệnh nhân bị nấm da ở vùng kín, lang ben hắc lào, nấm da đầu, nấm da chân, nhiễm nấm toàn thân, nhiễm nấm Candida, nấm đùi,…

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Top 7 loại phổ biến
Nizoral với hoạt chất chính ketoconazole giúp điều trị ngứa vùng kín do nấm

Nizoral có thể dẫn tới các tác dụng không mong muốn như khó thở, đau ngực, sốt, nổi mề đay, sưng họng hoặc sưng mặt. Nếu khi đang dùng thuốc mà gặp phải các triệu chứng như khó thở, tim đập nhanh, vấn đề về gan (nước tiểu sẫm màu, biếng ăn) thì hãy ngưng dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ.

Hướng dẫn sử dụng kem bôi ngứa vùng kín Nizoral  Đầu tiên bạn vệ sinh sạch sẽ vùng kín, lau khô và rửa sạch tay. Sau đó, bôi trực tiếp thuốc lên vùng da cần điều trị theo liều lượng khuyến cáo từ bác sĩ và nhà sản xuất.

5. Thuốc bôi ngứa vùng kín – Econazole Mylan dùng ngoài da

Econazole Mylan chứa hoạt chất econazole, là thuốc kháng nấm phổ rộng thường dùng trên nấm mem, nấm mốc, nấm sợi tơ và hiệu quả cả trên vi khuẩn Gram dương. Thuốc thường được sử dụng để điều trị ngứa âm đạo do nấm Candida albicans.

Econazole ít gây tác dụng phụ nguy hiểm, tuy nhiên, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như đau nhức, mẩn đỏ, sưng, ngứa, nóng rát, bong da, nổi u như mụn,…

– Cách dùng: Bôi ngoài vùng kín 2 lần/ngày trong 14 ngày.

– Lưu ý: Không dùng chung với thuốc diệt tinh trùng, thận trọng đối với phụ nữ có thai và cho con bú.

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Top 7 loại phổ biến
Sử dụng Econazole Mylan để điều trị ngứa vùng kín do nấm Candida

6. Thuốc bôi ngứa vùng kín – Canesten Cream 1% Clotrimazole

Thuốc Canesten Cream thuộc nhóm thuốc được sử dụng để điều trị các vấn đề về da liễu, với thành phần chính là clotrimazole 1%. Clotrimazole là một hợp chất tổng hợp thuộc nhóm imidazole, và có cấu trúc hóa học tương tự với miconazole.

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Top 7 loại phổ biến
Canesten cream chứa 1% Clotrimazole là một trong số thuốc bôi vùng kín được bác sĩ chỉ định dùng phổ biến hiện nay.

Clotrimazole là loại thuốc rất hiệu quả để giảm ngứa vùng kín do viêm âm đạo hoặc nhiễm nấm Candida. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự lây lan của nấm, thu hẹp vùng phát triển và từ đó loại bỏ gốc mầm bệnh.

Cách sử dụng thuốc bôi ngứa vùng kín Clotrimazole: cũng tương tự như các loại thuốc trị ngứa vùng kín nêu trên. Ngoài ra, hãy nhớ rằng, việc tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào là rất quan trọng.

7. Thuốc bôi ngứa vùng kín Gentrisone – dạng gel an toàn dành cho nữ

Thuốc gentrisone có bôi được vùng kín không? Gentrisone là thuốc gì là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Đây là một loại thuốc được đặc biệt dùng để điều trị các vấn đề thường gặp về da liễu, bao gồm nấm da, viêm da, nhiễm trùng, lang ben, và cả tình trạng ngứa ngáy ở vùng kín.

Gentrisone là thuốc bôi có tính lành tính, an toàn, được kiểm định chất lượng bởi Bộ Y tế và được người tiêu dùng tin dùng. Kem bôi ngứa có chứa các thành phần chính gồm: Betamethasone dipropionate, clotrimazole, gentamicin sulphate, và một số chất hỗ trợ khác như: Stearyl alcohol, nước tinh khiết, và cetanol.

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Top 7 loại phổ biến
Gel bôi trị ngứa vùng kín Gentrisone có tác dụng phụ và chống chỉ định, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Liều dùng: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định bôi thuốc Gentrisone 1-3 lần mỗi ngày.

Cách sử dụng thuốc bôi ngứa vùng kín an toàn:

  • Vệ sinh vùng da và lau khô da trước khi áp dụng thuốc.
  • Không rửa vùng điều trị sau khi thoa Gentrisone ngay lập tức.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da khác trên vùng điều trị trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Chỉ thoa một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị và xung quanh vùng da bị ảnh hưởng. Tránh thoa quá nhiều để tránh tạo vón cục.
  • Tránh để thuốc Gentrisone tiếp xúc với mắt, mũi, hoặc miệng.
  • Rửa tay trước và sau khi áp dụng thuốc Gentrisone.

Xem thêm: Có nên sử dụng thuốc 7 màu để trị ngứa vùng kín? Lưu ý gì?

III. Cách chọn thuốc bôi ngứa vùng kín hiệu quả

Để chọn loại thuốc bôi ngứa vùng kín hiệu quả cho từng tình trạng, bạn có thể áp dụng các tiêu chí sau:

  • Xác định nguyên nhân gây ngứa vùng kín: Với mỗi nguyên nhân khác nhau, cần áp dụng các phương pháp điều trị tương ứng để đảm bảo hiệu quả.
  • Nắm rõ hướng dẫn sử dụng thuốc: Bạn có thể lựa chọn sử dụng uống, bôi ngoài da hoặc đặt âm đạo để việc điều trị thuận tiện và hiệu quả
  • Kiểm tra thành phần thuốc: Trong thuốc ngoài thành phần chính, còn chứa các thành phần phụ khác. Do đó, hãy đọc kỹ thành phần của thuốc để tránh nguy cơ gây dị ứng
  • Hiểu rõ chống chỉ định của thuốc: Trước khi sử dụng thuốc, hãy cẩn thận đọc qua các chống chỉ định của thuốc nhằm tránh tác dụng phụ nguy hiểm mà thuốc gây ra.
  • Nghiêm ngặt tuân thủ theo điều trị và chỉ định của bác sĩ: Khi bị ngứa vùng kín do nghi ngờ bệnh lý, tốt nhất là bạn nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức và tuân thủ đúng điều trị của bác sĩ (cho thuốc uống, bôi hay thuốc đặt). Chị em không đọc thông tin tham khảo trên internet và tự ý mua sử dụng không theo đơn/toa của bác sĩ.

IV. Thuốc bôi ngứa vùng kín có an toàn không?

Để đảm bảo việc sử dụng thuốc bôi vùng kín mang lại hiệu quả và an toàn tối đa, chị em nên đến cơ sở y tế để tham khảo và xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau khi xác định được tác nhân gây ra tình trạng này, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng thuốc với liều lượng thích hợp.

Chị em không nên tự ý sử dụng thuốc trị ngứa vùng kín dựa theo các đơn thuốc trên mạng hoặc lấy ý kiến từ người không có chuyên môn y tế. Bởi điều này có thể làm tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Top 7 loại phổ biến
Bị nngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế!

V. Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi ngứa vùng kín ngoài da cho nữ

Để tránh vùng kín bị đau rát, sưng hoặc ngứa, bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa trị thì chị em cần kết hợp chủ động chăm sóc sức khỏe vùng kín đúng cách và hiệu quả. Đây là vị trí nhạy cảm, dễ nhiễm khuẩn và sưng viêm, nên chị em cần:

  • Quan hệ tình dục lành mạnh, tránh quan hệ mạnh.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, giữ vùng kín luôn khô thoáng. Nên dùng dung dịch vệ sinh thảo dược trị nấm, ngứa như Lavima 2 lần/ngày. Không thụt rửa âm đạo thường xuyên. Có thể kết hợp dùng gel bôi phụ khoa Lavima trong trường hợp bị ngứa nhiều, dai dẳng.
Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Top 7 loại phổ biến
Nên chọn các dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng có tác dụng trị nấm như Lavima để giúp cải thiện tình trạng bệnh.
  • Lựa chọn các loại vải và sản phẩm đồ lót thông thoáng, phù hợp cho vùng kín.
  • Đối với trường hợp ngứa vùng kín khi mang thai hoặc phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh, vùng kín ở giai đoạn này rất nhạy cảm nên cần chăm sóc cẩn thận hơn.
  • Khi có dấu hiệu như ngứa rát chảy máu vùng kín bất thường, có mủ, sốt, mệt mỏi, nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc đơn vị chuyên khoa phụ sản để được chẩn đoán và điều trị.
  • Chú ý chế độ ăn uống, khoa học và lành mạnh, không ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ. Tăng cường bổ sung vitamin từ rau xanh và trái cây, bổ sung men vi sinh tự nhiên từ sữa chua hoặc sử dụng viên uống cung cấp lợi khuẩn vùng kín Lavima Biotic để bảo vệ sức khỏe vùng kín.
  • Hạn chế thực phẩm có quá nhiều đường hoặc muối sẽ dễ làm tăng nặng tình trạng viêm nhiễm
  • Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái và hạn chế stress.
  • Tránh gãi ngứa gây trầy xước vùng kín.
  • Tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ.
  • Nếu nghi ngờ nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, cần thực hiện xét nghiệm, soi dịch âm đạo để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

VI. Ngứa vùng kín: Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngứa vùng kín do nguyên nhân sinh lý có thể tự điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống hàng ngày. Tuy nhiên, trường hợp ngứa vùng kín xuất phát từ bệnh lý, bạn cần thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Chị em nên đến ngay cơ sở y tế khi gặp các biểu hiện sau đây:

  • ng kín bị ngứa và có dịch trắng kèm theo tiết dịch âm đạo nhiều bất thường, dịch có màu sắc lạ và mùi khó chịu, âm hộ bị sưng đỏ, xuất hiện mụn nước hoặc mụn thịt,…
  • Tình trạng ngứa không giảm sau khi thử điều trị tại nhà
  • Ngứa tái phát lặp lại nhiều lần, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và quan hệ tình dục của vợ chồng.

Như vậy, bài viết trên đây đã trả lời cho thắc mắc bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì và các loại thuốc bôi ngứa vùng kín hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, cần lưu ý không tự ý dùng thuốc chứa nhóm kháng sinh vì lạm dụng hoặc sử dụng thuốc sai cách có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh khiến bệnh càng khó điều trị hơn.

Nếu bạn cần tư vấn về tình trạng ngứa vùng kín, đau rát vùng kín thì có thể liên hệ hotline 0963 910 188 để được đội ngũ dược sĩ chuyên môn của Lavima.vn hỗ trợ tận tâm và chi tiết.

| Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok