Với nhiều chị em phụ nữ, bệnh huyết trắng không còn là khái niệm xa lạ. Nhưng đừng vì thế mà chị em chủ quan bỏ qua lời “kêu cứu” của cô bé, nhất là khi thấy hiện tượng ra huyết trắng màu nâu. Bởi huyết trắng có màu nâu là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Cụ thể huyết trắng có màu nâu là bị gì? Cách chữa trị và phòng tránh ra sao? Cùng tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Ra Huyết Trắng Màu Xanh Có Nguy Hiểm Hay Không?
- Huyết Trắng Có Màu Vàng Nguy Hiểm Không?
- Dấu Hiệu, Nguyên Nhân và Cách Trị Ra Huyết Trắng Nhiều Hiệu Quả, An Toàn
Mục Lục
1. Huyết trắng màu nâu là bệnh gì?
Khi đến tuổi dậy thì, huyết trắng bắt đầu xuất hiện. Đây là dịch tiết âm đạo sinh lý, có màu như lòng trắng trứng, không có mùi và hơi dai, dính. Huyết trắng thường ra nhiều hơn vào thời gian rụng trứng, khi có kích thích tình dục hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt, trước thời gian mang thai.
Hiện tượng huyết trắng ra nhiều bất thường hoặc có màu sắc, mùi, thể trạng lạ là những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của “cô bé”. Trong đó, khi thấy ra huyết trắng có màu nâu là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn cả.

Thực tế, không phải trường hợp nào ra huyết trắng màu nâu cũng nguy hiểm. Thường huyết trắng màu nâu không mùi hoặc huyết trắng có màu nâu nhạt gặp trong những trường hợp sinh lý bình thường. Còn khi thấy huyết trắng có màu nâu đỏ, huyết trắng có màu nâu sậm, huyết trắng có màu vàng đục hay huyết trắng màu nâu đen,… là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa.

Bởi thế, trước tiên chị em cần xác định được đặc điểm huyết trắng màu nâu của mình. Từ đó tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý, phòng tránh phù hợp.
2. 7 Nguyên nhân gây bệnh huyết trắng màu nâu
Huyết trắng có màu nâu có thể gặp ở mọi đối tượng, kể cả ở trẻ dậy thì hay phụ nữ mang thai. Nguyên nhân huyết trắng màu nâu thường gặp nhất đó là:
Máu kinh dư thừa:
Trường hợp thấy huyết trắng màu nâu nhạt hoặc huyết trắng màu nâu không mùi xuất hiện khoảng vài ngày sau kỳ kinh nguyệt, chị em không cần quá lo lắng. Đây là cơ chế làm sạch âm đạo, là hiện tượng sinh lý bình thường. Máu kinh còn sót lại chưa đào thải hết sẽ lẫn vào cùng huyết trắng và được đẩy ra ngoài. Chị em chỉ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thay băng vệ sinh hằng ngày thường xuyên, chúng sẽ tự hết.
Rối loạn nội tiết tố:
Đây cũng là một trong những nguyên nhân hay gặp ở nữ giới. Nếu chị em ăn uống, sinh hoạt không khoa học, hợp lý hoặc gặp phải những stress, căng thẳng quá độ,… sẽ rất dễ bị rối loạn nội tiết tố. Những rối loạn này vừa gây ra rối loạn kinh nguyệt, lại vừa có thể làm thay đổi màu sắc của huyết trắng. Huyết trắng có thể có màu nâu, màu đỏ hoặc gặp cả ra huyết trắng màu vàng, màu xanh.
Do mang thai hoặc dọa sảy thai, thai chết lưu:
Trong thời kì đầu của thai kỳ, quá trình trứng thụ tinh di chuyển về tử cung làm tổ có thể làm bong tách một phần niêm mạc. Hiện tượng này kéo dài 1-2 ngày, huyết trắng có màu nâu nhạt. Đây là dấu hiệu báo mang thai. Chị em lưu ý phát hiện sớm để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Tuy nhiên hiện tượng tụ máu nhau thai, động thai, sảy thai cũng có thể ra huyết trắng màu nâu, nhất là ra huyết trắng màu nâu đỏ hoặc ra huyết trắng có màu nâu đen.
Vì vậy với bà bầu ra huyết trắng màu nâu cần hết sức cẩn thận. Nếu thấy huyết trắng có mùi hôi khó chịu hoặc có các triệu chứng đau bụng dữ dội, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu,… cần đi khám và điều trị ngay để không ảnh hưởng đến sự phát triển và tính mạng của thai nhi.
Viêm nhiễm âm đạo:
Ra huyết trắng màu nâu có thể gặp phải khi bị viêm nhiễm âm đạo. Đây là bệnh phụ khoa phổ biến do nấm, khuẩn, virus, trùng roi,… tăng sinh gây viêm nhiễm. Tùy từng tác nhân gây bệnh mà triệu chứng huyết trắng màu nâu cũng khác nhau.

Khi bị viêm phụ khoa, đa phần chị em sẽ thấy huyết trắng ra nhiều, có màu nâu hoặc màu đen, đôi khi lẫn máu. Huyết trắng có mùi hôi khó chịu kèm theo ngứa vùng kín, có thể đau rát khi đi tiểu,…
Viêm cổ tử cung:
Huyết trắng màu nâu là triệu chứng khá đặc trưng của viêm cổ tử cung. Bệnh này hay gặp ở chị em từ 20-50 tuổi, độ tuổi sinh nở. Huyết trắng ra nhiều, có màu nâu hoặc đôi khi màu vàng, trắng đục.
Người bệnh có thể có các triệu chứng khác như: sốt nhẹ, tiểu nhiều, tiểu đau, thậm chí xuất huyết âm đạo sau khi quan hệ tình dục hoặc ngoài kỳ kinh.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng gây ra bởi các tác nhân nấm, khuẩn, ký sinh trùng gây hại. Bệnh thuộc dạng lành tính, tuy nhiên nếu để viêm nặng cũng có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn.

Các triệu chứng viêm lộ tuyến thường gặp như: ra nhiều huyết trắng màu nâu hoặc màu vàng, có bọt, mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, người bệnh thường đau vùng bụng dưới, đau vùng eo, xương chậu, tiểu buốt và tiểu rắt,…
Ung thư cổ tử cung:
Đây là bệnh lý nguy hiểm, triệu chứng cảnh báo rõ nhất là ra huyết trắng màu nâu bất thường, có trường hợp màu vàng hoặc xanh kèm mùi hôi thối. Người bệnh đau bụng, chảy máu khi quan hệ tình dục và thường rối loạn kinh nguyệt, rong kinh kéo dài,…
Nguyên nhân chính gây bệnh là virus HPV. Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ độ tuổi 30-50, cần được phát hiện và điều trị sớm vì có nguy cơ cao ảnh hưởng đến tính mạng.
3. Cách trị huyết trắng màu nâu dứt điểm
Căn cứ vào 7 nguyên nhân gây bệnh kể trên mà trong mỗi trường hợp sẽ có cách trị huyết trắng màu nâu khác nhau.
Với những trường hợp do sinh lý như ra máu rong kinh hay dấu hiệu mang thai thì tình trạng huyết trắng màu nâu không đáng lo ngại. Tình trạng này sẽ tự hết sau vài ngày. Chị em chỉ lưu ý giữ vệ sinh vùng kín, tránh ẩm ướt, bí bách tạo điều kiện cho viêm nhiễm phụ khoa.
Trường hợp mẹ bầu ra huyết trắng có màu nâu, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám. Vì khí hư ra nhiều, nhất là những giai đoạn sau của thai kỳ, rất dễ là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa, thậm chí là những dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe của cả mẹ và con.

Nếu huyết trắng màu nâu gây ra bởi các bệnh lý huyết trắng, chị em có thể điều trị bằng phương pháp Đông y hoặc Tây y. Các bài thuốc dân gian thường áp dụng trong trường hợp viêm nhẹ, viêm nhiễm lần đầu. Còn viêm nặng hơn sẽ dùng thuốc kháng sinh, kháng nấm theo phác đồ của bác sĩ. Trường hợp viêm nhiễm cấp độ 3 hoặc tái phát nhiều lần, có thể sẽ cần phải can thiệp ngoại khoa để trị dứt điểm.
Để điều trị hiệu quả, nhanh chóng tình trạng huyết trắng màu nâu, đôi khi cần phải xác định rõ cả tác nhân gây bệnh, là nấm, khuẩn hay virus, ký sinh. Vì thế, cách tốt nhất là chị em nên đi khám và xin tư vấn của các bác sĩ chuyên môn, đừng tự ý dùng thuốc chữa trị, tránh gây ra hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc.
4. Phương pháp phòng tránh bệnh huyết trắng màu nâu
Vì huyết trắng màu nâu là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nên chị em nên chủ động phòng tránh. Cách phòng tránh hiệu quả nhất là:
- Luôn giữ vệ sinh cô bé sạch sẽ. Vệ sinh cô bé thường xuyên, đúng cách, không thụt rửa sâu vào âm đạo. Nhất là không tự ý dùng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, nước hoa, xà phòng gây mất cân bằng pH âm đạo.
- Mặc quần lót khô thoáng, chất vải thấm hút tốt, tránh gây bí bách vùng kín, tạo điều kiện cho nấm khuẩn sinh sôi.
- Vệ sinh và thay băng thường xuyên trong những ngày đèn đỏ.

- Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý. Tránh ăn nhiều đồ ngọt vì đường là môi trường ưa thích cho hại khuẩn phát triển.
- Tăng cường đề kháng, nâng cao sức khoẻ. Bổ sung dinh dưỡng, vitamin và các lợi khuẩn cho cơ thể.
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh.
Thực hiện những lưu ý trên sẽ giúp chị em phòng tránh được hiện tượng ra huyết trắng màu nâu cũng như các bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ. Bên cạnh đó, bài viết trên cũng đã chỉ ra các nguyên nhân tại sao huyết trắng có màu nâu và cách chữa trị huyết trắng màu nâu thích hợp với mỗi trường hợp.
Hi vọng những chia sẻ này Lavima sẽ giúp chị em hình dung và xác định được rõ hơn tình trạng huyết trắng của bản thân. Nếu có thắc mắc, chị em hãy gọi tới tới hotline 0963 910 188 để được các Dược sĩ tư vấn Miễn phí nhé!
Các tìm kiếm liên quan khác: huyết trắng màu nâu, huyết trắng có màu nâu, huyết trắng màu nâu không mùi, huyết trắng có màu nâu nhạt, huyết trắng có màu nâu đỏ, bà bầu ra huyết trắng màu nâu, huyết trắng màu nâu đen, huyết trắng màu nâu đỏ, huyết trắng có màu nâu đen, ra huyết trắng màu nâu đỏ, cách trị huyết trắng màu nâu, huyết trắng màu nâu nhạt, huyet trang co mau nau sam, huyết trắng có màu nâu là bị gì, tại sao huyết trắng có màu nâu, ra huyết trắng có màu nâu, huyet trang mau nau, huyet trang co mau nau, ra huyết trắng có màu nâu đen, huyet trang co mau vang duc, ra huyết trắng màu vàng, …