Khí hư có mùi hôi tanh như cá, hôi thối hay mùi chua,.. là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến,… Tìm hiểu ngay!
Âm đạo khỏe mạnh thường tiết khí hư không mùi hoặc có mùi nhẹ nhưng không gây khó chịu. Tuy nhiên, nếu khí hư có mùi hôi tanh thì có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp các vấn đề về sức khỏe. Vậy khí hư có mùi hôi cảnh báo bệnh lý gì? Xử lý như thế nào? Cùng dược sĩ Lavima đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
- I. Khí hư có mùi hôi là gì?
- II. Các nguyên nhân khi khí hư có mùi hôi
- III. Các triệu chứng khí hư có mùi hôi thường gặp
- 1. Khí hư có mùi tanh
- IV. Chẩn đoán và điều trị khí hư có mùi hôi
- V. Khí hư có mùi hôi có chữa khỏi được không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
- VI. Mẹo loại bỏ khí hư có mùi hôi bằng phương pháp dân gian tại nhà
- VII. Giải đáp: Dùng mẹo dân gian chữa khí hư có hiệu quả không?
- VIII. Cách phòng ngừa khí hư có mùi hôi ở chị em phụ nữ
I. Khí hư có mùi hôi là gì?
Trước khi bàn về khí hư có mùi hôi, bạn cần hiểu rõ khí hư là gì? Khí hư (dịch âm đạo, huyết trắng) là chất dịch nhầy được tiết ra từ các tuyến trong cổ tử cung và âm đạo. Khí hư bình thường có màu trắng trong hoặc trắng sữa, dạng lỏng hoặc đặc nhẹ như lòng trắng trứng gà, không mùi hoặc có mùi nhẹ và không gây ngứa ngáy.
Khí hư xuất hiện và thay đổi theo từng giai đoạn của người phụ nữ, xuất hiện từ tuổi dậy thì, tiếp tục tăng trong thời kỳ sinh sản và giảm dần khi bước vào độ tuổi mãn kinh. Do đó, khí hư thường được xem như thước đo sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Âm đạo khỏe mạnh tiết khí hư không mùi hoặc mùi nhẹ, ngoài ra vào thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau quan hệ tình dục, mùi của khí hư có thể thay đổi nhưng sẽ nhanh chóng trở lại bình thường(1). Tuy nhiên, nếu khí hư có mùi hôi, kèm theo màu sắc khác lạ như vàng, xanh loãng có bọt, trắng xám và âm đạo sưng đỏ, ngứa rát,… là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa, chị em đừng chủ quan.
II. Các nguyên nhân khi khí hư có mùi hôi
Khi vi khuẩn, virus hoặc nấm gây hại xâm nhập, vùng kín có thể bị viêm nhiễm, dẫn đến sự biến đổi của khí hư. Do đó, dựa vào tình trạng khí hư có mùi hôi đi kèm với những biểu hiện bất thường màu sắc có thể giúp xác định nguyên nhân một số bệnh lý phụ khoa, cụ thể:
1. Khí hư có mùi hôi do bệnh lý
Dựa vào tính chất của khí hư để nhận biết một số bệnh lý phụ khoa như:
- Khí hư dạng sánh đặc, màu trắng đục, kèm theo mùi hôi và ngứa ngáy thường là biểu hiện của nhiễm nấm Candida.
- Khí hư có mùi hôi tanh khó chịu và màu trắng xám, thường là biểu hiện của viêm âm đạo do vi khuẩn(2).
- Khí hư có mùi hôi kèm theo ngứa ngáy, đau rát khi đi tiểu, đau bụng dưới thường xuất phát từ bệnh nhiễm Chlamydia Trachomatis hoặc lậu cầu.
- Khí hư có mùi hôi, khí hư màu xanh vàng và có bọt thường là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm vùng kín do trùng roi Trichomonas gây ra(3).
- Khí hư màu vàng kèm theo mủ, mùi hôi tanh, ngứa ngáy và đau rát sau quan hệ tình dục thường dấu hiệu của viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung.
- Khí hư màu nâu, kèm theo mùi hôi và cảm giác ngứa ngáy thường xuất hiện khi phụ nữ sử dụng thuốc nội tiết.
- Khí hư màu nâu, có mùi hôi cùng với tình trạng chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt và đau bụng dưới kéo dài thường là dấu hiệu của u xơ tử cung, ung thư hoặc polyp cổ tử cung.
- Khí hư có mùi hôi do các bệnh xã hội: Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng huyết trắng ra nhiều và có mùi hôi bất thường là cơ thể đang cảnh báo bạn có thể mắc các bệnh xã hội nguy hiểm như lậu, sùi mào gà, giang mai, mụn rộp sinh dục,… Tuy nhiên, đây chỉ là phỏng đoán ban đầu, bạn không nên quá hoang mang và cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.
2. Khí hư có mùi hôi do sinh lý
Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, tình trạng khí hư có mùi hôi cũng có thể là biểu hiện sinh lý như:
- Do thay đổi nội tiết tố: Khí hư chịu ảnh hưởng và kiểm soát của nội tiết tố trong cơ thể. Ở những thời điểm phụ nữ có thai, sắp sinh hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc ngừa thai hoặc chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt không lành mạnh đều có thể bị huyết trắng có mùi hôi. Vì vậy, các chị em phụ nữ cần hạn chế các công việc nặng nhọc, căng thẳng, áp lực và nên tuân thủ một chế độ sinh hoạt đều đặn vào những giai đoạn nhạy cảm trên.
- Vùng kín không được vệ sinh đúng cách: Rửa vùng kín nhưng không lau khô hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ không phù hợp, tạo điều kiện vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Điều này dẫn đến nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý qua đường tình dục.
- Phụ nữ mang thai: Sự xuất hiện của thai nhi có thể làm thay đổi độ pH trong âm đạo, làm mất cân bằng tự nhiên tạo điều kiện cho vi khuẩn gây ra mùi hôi.
- Do chế độ ăn uống không phù hợp: Khí hư có mùi hôi có thể bị gây ra bởi chính các loại thức ăn hằng ngày mà chúng ta sử dụng. Những loại gia vị nồng, sữa, thực phẩm đóng hộp, đồ uống chứa cồn có nhiều hợp chất không tốt cho sức khỏe, tạo môi trường sinh sôi, phát triển của các loại vi rút, vi khuẩn, nấm gây bệnh vùng kín.
Xem thêm: khăn ướt vệ sinh phụ nữ
III. Các triệu chứng khí hư có mùi hôi thường gặp
Mùi hôi của khí hư có thể được phân thành 3 dạng chính: Mùi tanh, mùi hôi thối và mùi chua. Các mùi khác nhau có thể gợi ý các vấn đề vùng kín khác nhau như sau:
1. Khí hư có mùi tanh
Vùng kín có mùi tanh như cá thường cảnh báo về các bệnh lý viêm phụ khoa do vi khuẩn hoặc trùng roi Trichomonas. Vì vậy, khi bạn phát hiện mùi này ở vùng kín, bạn nên thăm khám phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
2. Khí hư có mùi hôi thối
Khí hư có mùi hôi không ngứa là vấn đề thường gặp ở chị em trong một số thời điểm đặc biệt như sắp đến đèn đỏ, có thai, chuẩn bị sinh,… Đối với trường hợp này bạn có thể tham khảo một số cách điều trị tại nhà hoặc liên hệ các cơ sở y tế để được tư vấn kỹ càng hơn. Tuy nhiên, nếu mùi không quá nồng, có thể chỉ là do cơ thể tiết quá nhiều mô hôi khi làm việc, tập thể dục,…
3. Khí hư có mùi hôi và ngứa
Huyết trắng có mùi hôi và ngứa, thêm các triệu chứng khác như viêm nhiễm, khó chịu, đau buốt khi tiểu tiện,… có thể là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo cho vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra.
4. Khí hư có mùi hôi và màu xanh, vàng, trắng đục
Huyết trắng thường có màu trắng trong hoặc trắng đục, vàng. Khi cơ thể xuất hiện các khí hư có màu sắc và mùi lạ như xanh, nâu mùi tanh hôi thì có nguy cơ đã mắc bệnh viêm ống dẫn trứng, viêm cổ tử cung hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung. Việc sử dụng thuốc nội tiết tần suất cao cũng là nguyên nhân ra huyết trắng màu xanh có mùi hôi.
5. Khí hư ra nhiều có mùi hôi
“Tại sao huyết trắng ra nhiều và có mùi hôi” là câu hỏi lọt top tìm kiếm trong thời gian gần đây. Dù là hiện tượng phụ khoa thường gặp nhưng vẫn khiến nhiều chị em lo lắng bởi vì nó có thể là tín hiệu cảnh báo các loại bệnh ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung hoặc polyp cổ tử cung nguy hiểm.
6. Khí hư có mùi chua
Mùi chua nhẹ là mùi bình thường ở vùng kín bởi âm đạo có pH acid. Tuy nhiên, nếu mùi chua quá nồng thì có thể vùng kín đang nhiễm nấm men. Nhiễm trùng nấm men thường gây mùi chua kèm theo ngứa ngáy tại vùng kín.
IV. Chẩn đoán và điều trị khí hư có mùi hôi
Khí hư có mùi hôi quá mức cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa, do đó, cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời và đúng cách.
1. Chẩn đoán khi khí hư có mùi hôi
Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành khám phụ khoa bằng cách kiểm tra bên trong âm đạo để xác định tình trạng viêm nhiễm hoặc tiết dịch bất thường. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây mùi hôi khí hư, bao gồm soi tươi, tầm soát ung thư cổ tử cung, siêu âm phụ khoa hay xét nghiệm máu.
Từ đó, dựa vào các triệu chứng, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân và gia đình, thói quen vệ sinh vùng kín và hoạt động tình dục, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ phù hợp.
2. Cách điều trị bệnh khí hư có mùi hôi hiệu quả nhất
Bạn cần đi thăm khám phụ khoa để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị tốt nhất. Sau khi xác định được các nguyên nhân cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ điều trị khí hư phù hợp. Để đảm bảo kết quả điều trị đạt hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ, tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và điều chỉnh phác đồ khi cần thiết.
V. Khí hư có mùi hôi có chữa khỏi được không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu khí hư mùi hôi bất thường để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách.
1. Khi nào cần gặp bác sĩ khi khí hư có mùi hôi?
Chị em nên thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu sau trong dịch âm đạo:
- Khí hư có mùi hôi kèm theo triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy và đau vùng kín.
- Thay đổi về màu sắc của khí hư, như trắng đục lợn cợn, màu vàng, xanh loãng với bọt, trắng xám hoặc có lẫn máu.
- Đau ở vùng chậu.
- Đau khi tiểu tiện hoặc khi quan hệ tình dục.
2. Khí hư có mùi hôi điều trị khỏi được không?
Theo các chuyên gia, mùi hôi của khí hư có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
VI. Mẹo loại bỏ khí hư có mùi hôi bằng phương pháp dân gian tại nhà
Ra khí hư nhiều có mùi hôi là tình trạng thường gặp ở nữ giới nhưng vì nhiều lý do mà các chị em ngại chia sẻ hoặc đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Thấu hiểu những tâm tư và băn khoăn đó, chúng tôi sẽ mách bạn một số mẹo chữa khí hư có mùi hôi tại nhà cực kỳ đơn giản như sau:
1. Dùng lá trà xanh
Lá trà xanh không chỉ là một thức uống hàng ngày mà còn có khả năng giúp loại bỏ tình trạng khí hư có mùi. Để sử dụng, bạn có thể lấy 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch và đun sôi với nước muối. Sau khi nguội, bạn sử dụng nước trà này để rửa vùng kín, mùi hôi sẽ dần cải thiện. Tuy nhiên, Lavima chỉ khuyên bạn nên dùng 2 – 3 lần/tuần để đảm bảo sức khỏe.
2. Dùng gừng tươi
Gừng là vị thuốc trong Đông y, có tính ấm nóng và mùi thơm, rất hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng khí hư có mùi hôi. Để sử dụng, bạn gọt vỏ gừng, rửa sạch, thái lát và đun sôi với nước. Sau khi nguội, bạn dùng nước này để rửa vùng kín và rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ mùi hôi.
Ngoài ra, bạn có thể xông vùng kín bằng gừng tươi để khử mùi và giảm thiểu các triệu chứng của tình trạng ra huyết trắng có mùi hôi. Bằng cách đun sôi nước với một lượng gừng vừa phải, để nguội và tiến hành xông nhẹ vùng kín trong khoảng 3 – 5 phút.
3. Dùng lá ổi
Lá ổi có tính sát khuẩn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn nên hiệu quả trong việc điều trị mẩn ngứa và viêm nhiễm. Để sử dụng, bạn chọn lá ổi non tươi, rửa sạch và vò sơ qua. Đun lá ổi với nước và thêm một chút muối để tăng hiệu quả sát khuẩn. Khi nguội bớt, bạn ngâm vùng kín trong hỗn hợp này rồi rửa lại bằng nước sạch.
4. Xông hơi bằng nước muối
Muối có công dụng hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, thích hợp để sát trùng, khử khuẩn vết thương. Chị em có thể sử dụng muối biển tinh khiết để xông hơi vùng kín, tiêu diệt các loại vi rút, vi khuẩn, nấm gây bệnh phụ khoa.
Chị em có thể sử dụng nước muối để giảm tình trạng khí hư có mùi hôi như sau: Pha hỗn hợp muối và nước theo tỉ lệ 1:10 rồi đun sôi. Sau khi nguội bớt, bạn dùng để xông vùng kín. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm men gây mùi hôi ở âm đạo.
5. Xông hơi bằng phèn chua
Tương tự như muối, phèn chua có khả năng khử mùi hôi và có tính sát khuẩn cao. Tuy nhiên, phèn chua có tính kiềm cao có thể gây mất cân bằng pH nên bạn không nên quá lạm dụng bài thuốc này.
6. Xông hơi bằng lá trầu không
Lá trầu không có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn nhờ chứa các thành phần có khả năng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại vi sinh vật gây hại cho vùng kín. Lá trầu không là nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ nhưng có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa khó chịu và đẩy lùi các loại nấm gây bệnh. Ngoài ra, xông lá trầu không còn giúp chị em se khít âm đạo, giúp vùng kín luôn hồng hào và thơm tho.
>> Xem thêm: viên uống se khít vùng kín
7. Ngâm bằng lá lốt
Tương tự như lá trầu không, sử dụng lá lốt được ngâm ấm và rửa nhẹ vùng kín giúp bạn cải thiện được mùi hôi khó chịu của khí hư vừa có khả năng điều hòa cơ thể tốt hơn.
VII. Giải đáp: Dùng mẹo dân gian chữa khí hư có hiệu quả không?
Các mẹo dân gian dùng để chữa khí hư nêu trên chỉ thích hợp với những trường hợp ra khí hư do nguyên nhân sinh lý, viêm nhiễm mức độ nhẹ hay dùng để kết hợp cùng với các phương pháp điều trị khác. Do hiệu quả của các mẹo này còn phù hợp vào cơ địa của từng người, mức độ tuân thủ cũng như khả năng kiên trì của người bệnh. Do đó, sau khi áp dụng theo lộ trình mà không thấy thuyên giảm thì bạn nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định phương pháp chữa trị khác thích hợp hơn.
VIII. Cách phòng ngừa khí hư có mùi hôi ở chị em phụ nữ
Chị em nên tuân thủ các biện pháp sau để ngăn ngừa tình trạng khí hư có mùi hôi tái phát và duy trì sức khỏe phụ khoa:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau quan hệ tình dục. Luôn lau khô âm đạo từ trước ra sau để hạn chế nguồn bệnh từ hậu môn, sau khi tắm hoặc đi vệ sinh.
- Chọn quần lót thoải mái, có chất liệu thoáng khí, nên bằng cotton.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất, đặc biệt là chất sắt trong rau củ quả để tăng cường khả năng tạo máu cho cơ thể trước kỳ kinh nguyệt.
- Cắt giảm lượng đường tinh luyện để ngăn ngừa các bệnh phụ khoa, tăng cường bổ sung lợi khuẩn vùng kín như ăn sữa chua không đường hoặc dùng men vi sinh Lavima Biotic.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có tính kích thích như có cồn, chất kích thích như bia rượu, nước tăng lực, cà phê,…
- Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập đơn giản giúp lưu thông máy, giảm mệt mỏi.
- Kết hợp các phương pháp, bài thuốc dân gian hỗ trợ cách điều trị huyết trắng có mùi hôi tại nhà.
- Giảm tải công việc, hạn chế stress, kiểm soát mệt mỏi và căng thẳng kéo dài.
- Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề bất thường.
Hy vọng bài viết trên của Lavima đã giúp các chị em hiểu rõ hơn về nguyên nhân khí hư có mùi hôi và cách điều trị hiệu quả. Sau một khoảng thời gian áp dụng các mẹo dân gian để chữa khí hư có mùi hôi, nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm thì chị em cần đến cơ sở y tế uy tín để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu còn thắc mắc cần giải đáp về các vấn đề chăm sóc sức khỏe vùng kín, hãy liên hệ ngay đội ngũ dược sĩ Lavima.vn qua số hotline 0963 910 188 để được hỗ trợ một cách tốt nhất!
Tài liệu tham khảo:
(1)https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17905-vaginal-odor
(2)https://www.verywellhealth.com/vaginal-odor-6362565
(3)https://www.healthline.com/health/vaginal-health/what-you-need-to-know-if-your-vagina-has-a-fishy-odor