Mỗi một thay đổi nhỏ trên cơ thể trong thời kỳ mang thai cũng khiến cho mẹ bầu lo lắng, nhất đó lại là sự thay đổi của khí hư – dấu hiệu để nhận biết các bệnh về phụ khoa. Khí hư khi mang thai có màu gì?
Nếu mang thai ra khí hư màu vàng hoặc ra khí hư màu nâu khi mang thai thì có phải bình thường không? Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu chữa khí hư khi mang thai và nắm được cách bắt bệnh cùng giải pháp xử lý hiệu quả.
Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Mà dấu hiệu nhận biết bệnh rõ nhất thường dựa vào màu sắc, thể chất và mùi của khí hư. Vì thế, không ít mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi khí hư ra nhiều và hoang mang không biết khí hư khi mang thai có màu gì hay nếu khí hư bất thường thì phải chữa sao để hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hãy cùng Lavima tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
Mục Lục
I. Khí hư khi mang thai có màu gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bất thường
1. Có thai ra khí hư màu trắng, dai dính, không mùi
Khí hư khi mang thai có màu gì? Câu trả lời là hầu hết các chị em phụ nữ thời kỳ mang thai ra khí hư màu trắng, dai dính như lòng trắng trứng gà và không có mùi hôi. Nếu thấy các biểu hiện này, chị em có thể hoàn toàn yên tâm nhé. Vì việc ra nhiều khí hư trắng khi mang thai là trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể mẹ, do sự thay đổi nội tiết tố cơ thế lại cộng với sự suy giảm sức đề kháng khiến cho dịch tiết nhiều hơn.
Tuy nhiên chị em cũng cần lưu ý, khí hư đó chỉ do thay đổi sinh lý bình thường khi không có mùi hôi và cũng không kèm theo các bất thường về màu sắc, thể trạng khác.
Ngoài ra, tình trạng khí hư ra nhiều sẽ khiến cho mẹ bầu khó chịu, bứt rứt cũng như rất dễ khiến vùng kín ẩm ướt, tích tụ vi khuẩn nên mẹ bầu cần chú trọng vệ sinh “cô bé” thường xuyên. Hãy luôn đảm bảo vùng kín của mình khô thoáng, sạch khuẩn để phòng ngừa kéo theo viêm nhiễm ngay từ ban đầu cho mẹ và bé.
2. Mang thai ra khí hư màu trắng đục thành mảng bám
Có rất nhiều mẹ khi tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia đã hỏi rằng: “Khí hư khi mang thai có màu gì? Em ra khí hư màu trắng đục, bám từng mảng từng mảng, có khi thì ra khí hư dạng bột khi mang thai thì là bình thường hay bất thường?…”
Xin khẳng định lại với chị em, ngoài ra khí hư màu trắng dạng dai dính và không mùi là bình thường, thì hầu hết các biểu hiện khí hư còn lại đều là bất thường. Như tình trạng mang thai ra khí hư màu trắng đục thành mảng bám hay có dạng bột, đó là biểu hiện đặc trưng vùng kín bị nhiễm nấm Candida.
Tùy vào thể trạng từng người mà có thể chị em sẽ kèm theo các biểu hiện khí hư có mùi hôi nhẹ hoặc vùng kín ngứa ngáy, nóng rát, đau khi quan hệ hoặc đi tiểu buốt tiểu rát. Nếu gặp phải các bất thường trên, chị em cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để tránh kéo dài tình trạng viêm nhiễm gây những biến chứng không đáng có.
3. Bà bầu ra nhiều khí hư màu vàng hoặc xanh, hôi tanh
Thông thường nếu có thai ra nhiều khí hư màu vàng và có mùi hôi tanh đặc trưng thì khả năng cao chị em đang bị viêm phụ khoa do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng. Để xác định cụ thể và chính xác nguyên nhân viêm nhiễm phụ khoa, cần căn cứ thêm vào các biểu hiện khác như:
4. Có bầu ra khí hư màu vàng hoặc trắng xám
Ra khí hư màu vàng hoặc trắng xám, mùi hôi tanh kèm theo ngứa nhiều và nóng rát vùng kín là đặc trưng của tình trạng nhiễm khuẩn do tạp khuẩn.
5. Khí hư loãng như nước khi mang thai
Ra khí hư màu vàng hoặc màu xanh, loãng như nước và có bọt, mùi hôi tanh kèm theo tình trạng tiểu buốt là đặc trưng của tình trạng nhiễm trùng roi.
6. Ra khí hư màu nâu khi mang thai (hoặc màu đen)
Tình trạng khí hư màu nâu hoặc màu đen ra nhiều khi mang thai đa phần nghĩ đến là do xuất huyết hoặc do có ổ loét bên trong âm hộ. Bất kể là nguyên nhân gì thì đây đều là những tổn thương xấu ở cơ quan sinh dục phụ nữ, vì thế chị em cần đi khám ngay.
Đặc biệt nếu kèm triệu chứng khác như đau bụng, xuất huyết, chuột rút,… thì cần đến khám thai sản tại cơ sở uy tín để kịp thời xử trí.
II. Cách chữa khí hư cho bà bầu hiệu quả, an toàn
Sau khi đã trả lời được khí hư khi mang thai có màu gì và nhận biết được các bất thường về khí hư khi mang thai, thì câu hỏi đặt ra là làm sao để chữa khí hư cho mẹ bầu vừa an toàn lại vừa hiệu quả.
1. Dùng thuốc Tây chữa khí hư
Sử dụng thuốc Tây y trong chữa bệnh khí hư phụ nữ đa số cho hiệu quả nhanh chóng và giảm các triệu chứng rõ rệt chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên bản chất các thuốc này là kháng sinh với hàm lượng cao nhất định, nên mặc dù rất hiệu quả nhưng dùng cho phụ nữ mang thai lại kém an toàn.
Vì thế, đa số mẹ bầu do dự khi phải sử dụng thuốc Tây y, không tính đến việc nhờn thuốc kháng thuốc thì rất có thể xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến thai nhi.
Dù vậy, vẫn có những thuốc an toàn cho mẹ bầu đã được kiểm chứng và thường được kê đơn cho mẹ bầu, tiêu biểu là viên đặt âm đạo Polygynax giúp chữa viêm phụ khoa an toàn cho mẹ bầu. Polygynax là tổng hợp của 3 loại kháng sinh, an toàn cho phụ nữ mang thai và cho tác dụng diệt khuẩn tốt trên hầu khắp các phổ khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn,…
2. Xu hướng dùng thảo dược “chuẩn hóa” chữa khí hư cho bà bầu
Để đảm bảo an toàn hơn, đa số mẹ bầu lựa chọn các sản phẩm vệ sinh vùng kín từ thảo dược thiên nhiên, chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên diệt khuẩn tiêu viêm hiệu quả, điển hình như gel rửa phụ khoa Lavima.
Lavima là hỗn hợp chiết xuất của 8 loại thảo dược quý dân gian, được nhập khẩu, định lượng và chuẩn hóa hoàn toàn theo tiêu chuẩn Châu Âu, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả diệt khuẩn chống viêm và đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Lavima đã được chứng minh giúp diệt 99,9% hại khuẩn, nấm Candida albicans trong 30s tiếp xúc (Viện Pasteur – Hồ Chí Minh chứng nhận) và cho tác dụng rõ rệt sau 7 -10 ngày. Sản phẩm còn giúp pH âm đạo cân bằng trở lại nhờ cung cấp acid Lactic và giúp phòng ngừa viêm nhiễm tái phát hiệu quả.
III. Những lưu ý khi chữa khí hư ở phụ nữ mang thai
1. Chú ý các vấn đề về vệ sinh
Vệ sinh vùng kín luôn được coi là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong suốt quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. Dù sử dụng thuốc có hiệu quả đến đâu mà không giữ vùng kín sạch sẽ, thoáng khí thì sớm muộn nấm hại khuẩn cũng bùng phát trở lại, mạnh mẽ và dai dẳng hơn. Khi cơ thể mẹ nhiễm hại khuẩn, ký sinh trùng thì tùy vào từng chủng cụ thể mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc khí hư khi mang thai có màu gì.
Vì thế, mẹ bầu cần lưu ý:
- Rửa vệ sinh thường xuyên và đúng cách: Để tránh vi khuẩn xâm nhập ngược từ hậu môn, chị em cần rửa từ đằng trước ra sau, tránh thụt rửa sâu vào âm đạo. Và nên nhớ vệ sinh bằng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh nhưng phải đảm bảo pH thích hợp với pH âm đạo (3,8 -4,5), tránh dùng xà phòng để vệ sinh.
- Luôn dùng bao cao su: khi quan hệ và luôn vệ sinh trước và sau quan hệ.
- Lựa chọn các đồ lót vừa vặn, thoáng khí: Đồ lót nên được thay giặt thường xuyên và phơi dưới ánh nắng mặt trời để sạch hết các bào từ nấm, khuẩn bám ở đáy quần. Ngoài ra, chị em cũng có thể dùng bàn là ủi quần nhỏ ở nhiệt độ cao để diệt khuẩn. Và lưu ý là chỉ sấy không thì không giúp loại sạch được các bào tử này.
- Không dùng vòi xịt xịt thẳng vào trong âm đạo: vì các niêm mạc vùng kín rất mỏng manh và dễ tổn thương. Xịt như vậy có thể gây nên các tổn thương không đáng có hoặc làm loét thêm các ổ viêm nhiễm sâu trong âm đạo.
2. Chú ý chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ cũng có thể là nguyên nhân khiến nấm khuẩn có cơ hội phát triển, nhất là trong khoảng thời gian thai kỳ nhạy cảm. Vì thế, mẹ nên điều chỉnh để có chế độ sinh hoạt hợp lý, hạn chế stress, căng thẳng. Bên cạnh đó, rèn thói quen ngủ sớm, ngủ đủ và thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày rất tốt cho cả mẹ và bé.
3. Chú ý đến chế độ ăn
Ngoài ra, một chế độ ăn cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng khí hư, vô tình có thể kéo dài thời gian chữa trị bệnh về khí hư của mẹ. Thế nên, để tăng sức đề kháng và đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học giúp ích cho việc điều trị, mẹ cần:
- Hạn chế ăn đồ ngọt: vì đường là thành phần hết sức hấp dẫn với nấm khuẩn. Nấm và hại khuẩn ưa sống và sinh sôi trong điều kiện có đường nên việc hạn chế đồ ngọt trong quá trình mang thai là cần thiết, đặc biệt với các mẹ đang bị viêm nhiễm phụ khoa.
- Bổ sung men vi sinh: thực tế và gần gũi nhất đó là ăn sữa chua không đường hoặc ít đường mỗi ngày. Chẳng những giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn, mà sữa chua còn bổ sung một lượng không nhỏ các lợi khuẩn vừa giúp tăng cường đề kháng lại vừa giúp cân bằng lại hệ vi sinh âm đạo, rất tốt cho mẹ và thai nhi.
Hi vọng các thông tin trên đây đã giải đáp được thắc mắc về khí hư khi mang thai có màu gì cho mẹ, giúp mẹ nhận biết và có cách xử trí thích hợp khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào về khí hư trong thời kỳ mang thai.
Để được tư vấn, hướng dẫn các chăm sóc vùng kín trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể liên hệ hotline 0963 910 188 để được đội ngũ dược sĩ Lavima.vn hỗ trợ tốt nhất.
| Có thể bạn quan tâm:
- Bị bệnh huyết trắng có mang thai được không?
- Ra nhiều huyết trắng khi mang thai có nguy hiểm không?
- Top 8 Cách Chữa Trị Huyết Trắng Khi Mang Thai Hiệu Quả