Những cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà đơn giản, an toàn nhất mà bạn có thể áp dụng là dùng nước muối, lá trầu không, diếp cá, nha đam, trà xanh, ngải cứu, mật ong hoặc ăn sữa chua,…

Viêm phụ khoa là tình trạng xảy ra với 10 – 20% mẹ bầu và có thể diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ mang thai. Bệnh lý phụ khoa này không chỉ gây ra ngứa, tạo mùi hôi và sự khó chịu ở âm đạo mà còn khiến các mẹ lo lắng cho tình trạng của em bé trong bụng.

Để giải quyết nỗi lo lắng về viêm phụ khoa khi mang thai, chúng tôi sẽ gợi ý các cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà an toàn và hiệu quả nhất sau đây!

Top 10+ cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Viêm phụ khoa là tình trạng xảy ra phổ biến đối với mẹ bầu cần đáng lưu ý.

I. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bà bầu bị viêm phụ khoa 

Bệnh viêm phụ khoa là những bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục nữ như viêm âm đạo – âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm phần phụ,… Các bệnh lý phụ khoa này thường do bởi nấm, vi khuẩn, tạp trùng xâm nhập và gây viêm nhiễm.

Đối với bà bầu, nội tiết tố thay đổi, môi trường âm đạo mất đi sự cân bằng vốn có, các lợi khuẩn có thể bị chết đi và các hại khuẩn có điều kiện thuận lợi để sinh sôi nảy nở. Vì thế “cô bé” trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh như nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn.

Ngoài ra, khi mang thai sức đề kháng của mẹ bầu cũng giảm sút, việc vệ sinh vùng kín trở nên khó khăn hơn, từ đó dẫn đến dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai.

Để nhận biết viêm phụ khoa khi mang thai, chị em hãy lưu ý một số dấu hiệu phổ biến sau đây:

  • Huyết trắng ra nhiều, có màu sắc bất thường (trắng đục, vàng, vàng xanh hoặc nâu,…), có mùi khó chịu, dạng đặc hoặc vón thành cục gây mùi hôi khó chịu.
  • Vùng kín sưng tấy đỏ, đau rát hoặc nổi mẩn đỏ, trắng li ti.
  • Ngứa rát bên ngoài bộ phận sinh dục, nếu gãi nhiều có thể bị viêm loét.
  • Đau rát khi đi tiểu hay đau khi giao hợp. 
  • Xuất huyết âm đạo bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt, đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng dưới.
Top 10+ cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Các dấu hiệu để nhận biết bà bầu bị viêm phụ khoa, bạn đã biết?

>> Xem chi tiết: Top 10+ bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và phòng tránh

II. Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo khi mang thai thường gặp

Nấm Candida là một loại nấm gây viêm nhiễm âm đạo phổ biến ở phụ nữ, đối với phụ nữ mang thai thì tình trạng viêm nhiễm do nấm Candida gây ra có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào bởi những sự thay đổi của hệ thống miễn dịch, sự tăng cường của glycogen dự trữ năng lượng trong cơ thể cũng như thay đổi về nồng độ estrogen. 

Vi khuẩn và mầm bệnh có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong âm đạo phụ nữ mang thai vì lúc này cổ tử cung mở rộng hơn thông thường. Nấm âm đạo thường xảy ra vào quý thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ. Những triệu chứng của viêm nhiễm âm đạo là:

  • Bị ngứa vùng kín, đau buốt và khó chịu.
  • Tiết nhiều khí hư bất thường. 
  • Khí hư có màu bột trắng, giống vảy trắng trên đáy quần lót.
  • Khí hư tiết mùi hôi lạ, khó chịu.
  • Nóng rát khi tiểu tiện hoặc khi quan hệ tình dục. 

Cũng có những trường hợp, viêm âm đạo trong thai kỳ không có bất cứ những triệu chứng nào kể trên, làm mẹ bầu khó phát hiện để kịp thời điều trị.

Top 10+ cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Đối với phụ nữ mang thai, tình trạng viêm nhiễm do nấm Candida gây ra có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào.

III. Mẹ bầu bị viêm phụ khoa có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các bệnh về nhiễm trùng thường có khả năng gây tác động đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khó có thể dự đoán rõ ràng mức độ và tác động thế nào của bệnh trên thai nhi. Viêm âm đạo do nấm khi mang thai có thể tạo ảnh hưởng theo các cách: 

  • Gây hại cho người mẹ khi làm giảm chất lượng dinh dưỡng và sử dụng thuốc có thể gây hại cho thai nhi. 
  • Tạo ra những thay đổi bất thường khi sinh.
  • Làm chuyển dạ sinh non, sẩy thai.
Top 10+ cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Mẹ bầu bị viêm phụ khoa có nguy hiểm không? Ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Viêm âm đạo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi bởi các nguy cơ sau đây:

  • Viêm âm đạo gây ra bởi vi khuẩn có thể dẫn đến chuyển dạ sinh non.
  • Thai nhi có thể bị lây nhiễm các bệnh như viêm gan, giang mai, Herpes và HIV thông qua đường tình dục.
  • Chlamydia, loại vi khuẩn gây viêm âm đạo, có thể gây nhiễm trùng mắt và viêm phổi.
  • Bệnh lậu có thể dẫn đến chuyển dạ sinh non và khi thai nhi đi qua âm đạo của mẹ, vi khuẩn lậu có thể bám vào mắt em bé gây nhiễm trùng và gây mù.
  • Nhóm vi khuẩn liên cầu (Streptococcus nhóm B) có thể gây biến chứng nặng ở trẻ sơ sinh và trong trường hợp hiếm gặp có thể dẫn đến tử vong.

Với những tác động nguy hiểm này, thai phụ không nên chủ quan khi nhận thấy triệu chứng về viêm âm đạo, đây là bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Top 10+ cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Các bệnh về nhiễm trùng thường có khả năng gây tác động đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

IV. Mẹ bầu cần làm gì khi bị viêm âm đạo?  

Nếu đang nghi ngờ cơ thể đang gặp tình trạng viêm âm đạo, mẹ bầu cần nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế với các bác sĩ sản phụ khoa uy tín để có kết quả chính xác cũng như tìm được nguyên nhân hình thành bệnh. Các bác sĩ sẽ khám và tư vấn điều trị bằng các loại thuốc phù hợp với người mang thai để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu cần đi khám bác sĩ và tuân thủ phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên môn.

Song song với thuốc kê đơn của bác sĩ, mẹ bầu cần áp dụng những cách làm tiết chế viêm âm đạo khi mang thai như:

  • Không nên tự nhịn chịu cơn ngứa vùng kín vì lo ngại rằng việc sử dụng thuốc để điều trị sẽ có tác động đến thai nhi. 
  • Nên hạn chế sử dụng băng vệ sinh liên tục và mặc đồ lót rộng rãi, thoáng khí, đặc biệt là chất liệu cotton. 
  • Cần giảm số lần quan hệ tình dục và thực hiện vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ. 
  • Hằng ngày cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống khoa học, lành mạnh. 
  • Nên ăn các sản phẩm sữa chua có nhiều lợi khuẩn và giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời. 
  • Nếu có thể, nên sử dụng bàn là nóng để giặt sạch quần lót và tiêu diệt nốt những bào tử nấm còn sót lại ở quần.
Top 10+ cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Không nên tự nhịn chịu cơn ngứa ở vùng kín vì lo ngại rằng việc sử dụng thuốc để điều trị sẽ có tác động đến thai nhi.

V. Bật mí 10 cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà an toàn nhất

Tình trạng viêm phụ khoa sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Để tránh những ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi, các mẹ có thể tham khảo qua những cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà như sau: 

1. Dùng nước muối

Muối trắng có tính chất kháng vi khuẩn mạnh mẽ. Đây là nguyên liệu được khuyến nghị để sử dụng như một phương pháp chữa trị viêm phụ khoa tại nhà cho phụ nữ mang bầu. 

Tuy nhiên, không nên lạm dụng cách này, chỉ cần thực hiện khoảng 3 lần mỗi tuần cho đến khi cải thiện triệu chứng viêm nhiễm. Nếu sử dụng thường xuyên, nó có thể gây đau rát vùng kín và làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Top 10+ cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà bằng nước muối

Các bước chữa viêm phụ khoa cho bà bầu thực hiện như sau:

  • Bước 1: Pha muối vào nước theo tỉ lệ 1:10 (1 muối – 10 nước).
  • Bước 2: Dùng tay từ từ đổ dung dịch muối vào, nhẹ nhàng rửa vùng kín trong khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Rửa lại bằng nước sạch vài lần, sau đó dùng khăn mềm để thấm khô.

Trong trường hợp của phụ nữ mang bầu hoặc đang cho con bú, nên dùng loại nước muối sinh lý chuyên dụng trong y tế để đảm bảo an toàn, đặc biệt là cho vùng nhạy cảm.

2. Sử dụng lá trầu không 

Trong lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất kháng viêm như eugenol, estragol,…(1). Những thành phần này có tác dụng khử khuẩn, sát trùng, kháng viêm. Ngoài ra, lá trầu không còn có khả năng khử mùi và trị ngứa hiệu quả, do đó thường được sử dụng để làm vệ sinh vùng kín và chữa viêm nhiễm phụ khoa. 

Top 10+ cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Trầu không là một loại thực vật có tính dược học rất cao chứa nhiều hợp chất có tác dụng sát khuẩn, sát trùng và kháng viêm.

Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà bằng lá trầu không được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn cần chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không, rửa sạch, vò nát và đun sôi với 2 lít nước.
  • Bước 2: Sau đó, bạn có thể thêm nước lạnh để rửa hoặc xông vùng kín và lau sạch bằng khăn mềm khô. Thực hiện từ 2 – 3 lần/tuần.

Nếu bạn muốn luôn có lá trầu không trong nhà, bạn có thể chuẩn bị loại sấy khô hoặc bột trầu không để sử dụng. Loại này có thời gian sử dụng lâu dài và không bị héo hoặc dễ hỏng như lá tươi.

3. Dùng lá nha đam 

Nha đam còn được gọi là lô hội, chứa các glycoprotein có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và trị dị ứng(2). Bên cạnh đó, nó còn chứa hàm lượng vitamin cao giúp dưỡng ẩm và chống khô rát âm đạo. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai, có thể sử dụng nha đam tươi hoặc dạng gel để điều trị các bệnh phụ khoa. 

Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà bằng lá nha đam được thực hiện với các bước như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch 2 lá nha đam to, tách vỏ xanh bên ngoài và chỉ lấy ruột trắng. 
  • Bước 2: Sau đó, ngâm ruột nha đam trong nước muối loãng và cắt thành từng khúc dài khoảng 8cm. 
  • Bước 3: Dùng phần ruột vừa cắt để bôi bên ngoài vùng kín trong khoảng 15 phút trước khi rửa sạch lại với nước và lau khô. 

4. Dùng lá rau diếp cá

Trong Đông y, rau diếp cá được dùng để làm thuốc thanh nhiệt tiêu độc, kháng viêm và hạ sốt. Trong y học hiện đại, diếp cá có khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh phụ khoa do chứa thành phần Decanoyl – Acetaldenlyd có tính kháng khuẩn. 

Top 10+ cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Diếp cá có khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh phụ khoa do có thành phần Decanoyl – Acetaldenlyd có tính kháng khuẩn.

Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà bằng rau diếp cá được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Trước tiên cần rửa sạch khoảng 100 gam rau với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. 
  • Bước 2: Sau đó, cho rau vào nồi và đun sôi trong 20 phút. 
  • Bước 3: Khi hỗn hợp đã nguội bớt, xông vùng kín khoảng 10 phút hoặc rửa âm đạo khi nước đã nguội hẳn. Mẹ bầu nên làm thao tác này hàng ngày trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất. 

5. Sử dụng lá ngải cứu

Một phương pháp phổ biến để chữa viêm phụ khoa tại nhà cho phụ nữ mang thai là sử dụng lá ngải cứu. Trong lá ngải cứu có chứa một số chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong âm đạo, đặc biệt là monoterpen và sesquiterpene, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm phụ khoa nhanh chóng. 

Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà bằng lá ngải cứu được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Đun sôi 200g lá ngải cứu tươi hoặc 20g lá ngải cứu khô với nửa lít nước sạch.
  • Bước 2: Xông hơi vùng kín trong khoảng từ 15 – 20 phút hay rửa vùng kín bị viêm với nước ngải cứu ấm đến khi nước nguội hẳn. Tiến hành 1 – 2 lần/ngày liên tục trong 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Sử dụng trà xanh 

Lá trà xanh là một loại thực phẩm quen thuộc được sử dụng để nấu nước uống. Ngoài tác dụng thanh nhiệt và giải độc, lá trà xanh còn có khả năng hỗ trợ chữa bệnh phụ khoa hiệu quả. Điều này là do thành phần chính của trà xanh là Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các loại nấm gây viêm nhiễm. 

Top 10+ cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Thành phần chính của trà xanh là Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các loại nấm gây viêm nhiễm.

Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu bằng lá trà xanh được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch khoảng 50g lá trà xanh, sau đó vò nát và hãm qua 1 lần nước sôi rồi đổ đi. 
  • Bước 2: Tiếp theo, thêm nước lần 2 cùng với một thìa muối tinh và đun sôi khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Sau đó, xông hơi vùng kín cho tới khi hơi nước không bốc lên nữa và lau sạch với khăn khô và mềm trước khi mặc quần lót.

7. Dùng mật ong 

Mật ong thường được chị em sử dụng như một nguyên liệu để chữa viêm nhiễm phụ khoa. Điều này là vì thành phần của mật ong bao gồm các hoạt chất như polyphenol, hydrogen peroxide và flavonoid, chúng có tác dụng ức chế vi nấm Candida Albicans gây ngứa âm đạo. Ngoài ra, mật ong cũng là chất bão hoà không tan ở nhiệt độ thường, do đó có thể hút nước của vi khuẩn và nấm, làm cho chúng không hoạt động được. 

Để sử dụng mật ong trong việc chữa trị viêm nhiễm phụ khoa, bạn có thể bôi 20ml mật ong nguyên chất lên khu vực vùng kín bị viêm nhiễm, rửa sạch sau 30 phút và thực hiện đều đặn 3 –  4 lần/tuần.

8. Sử dụng sữa chua không đường

Sữa chua có lẽ là nguyên liệu chữa viêm phụ khoa gây ngạc nhiên nhất trong các nguyên liệu được liệt kê tại đây. Đây là một nguồn cung cấp dồi dào các lợi khuẩn, đặc biệt là Lactobacillus. Lactobacillus có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây viêm nhiễm phụ khoa.

Top 10+ cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Sữa chua  là một nguồn cung cấp dồi dào các lợi khuẩn, đặc biệt là Lactobacillus.

Để sử dụng sữa chua chữa viêm phụ khoa cho bà bầu, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Sử dụng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ để vệ sinh vùng kín sạch sẽ. 
  • Bước 2: Cho 1 hủ sữa chua không đường vào bát nhỏ.
  • Bước 3: Pha sữa chua với một chút nước ấm để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Bước 4: Dùng hỗn hợp sữa chua vệ sinh vùng kín một cách nhẹ nhàng.
  • Bước 5: Dùng nước ấm rửa sạch lại vùng kín.

Bạn có thể thực hiện cách này 3 lần/tuần trong ít nhất 1 tháng để thấy tác dụng. Các lưu ý khi sử dụng sữa chua chữa viêm phụ khoa cho bà bầu:

  • Chọn sữa chua không đường, ít ngọt hoặc dùng sữa chua Hy Lạp để đảm bảo an toàn cho bà bầu.
  • Không sử dụng sữa chua cho vùng kín đang bị trầy xước, chảy máu.
  • Nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào sau khi sử dụng sữa chua, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Khi mang bầu, để bổ sung lợi khuẩn chị em nên ưu tiên các sản phẩm từ tự nhiên như sữa chua không đường, kim chi, phô mai, vi tảo, miso, kombucha,… Không nên sử dụng men vi sinh phụ khoa khi mang bầu hoặc cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì có thể chứa một số thành phần không phù hợp cho mẹ và bé.

9. Dùng dung dịch vệ sinh thảo dược chuyên trị ngứa cho bà bầu 

Việc bảo vệ vùng kín cho mẹ bầu không chỉ sử dụng loại dung dịch vệ sinh thông thường, nhất là trong giai đoạn dễ viêm nhiễm hoặc đã viêm nhiễm. Lúc này chị em cần lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như gel rửa phụ khoa Lavima cho bà bầu để an toàn nhất, nhưng vẫn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phụ khoa, diệt vi khuẩn, cải thiện nấm ngứa.

>> Xem chi tiết: Top 12 dung dịch vệ sinh cho bà bầu tốt nhất hiện nay

10. Dùng các sản phẩm bôi từ thảo dược, không chứa kháng sinh để diệt khuẩn, trị ngứa

Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm phụ khoa nhẹ, cảm thấy ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín nhưng không muốn sử dụng các loại thuốc bôi chứa kháng sinh vì sợ ảnh hưởng đến em bé thì có thể dùng gel bôi phụ khoa Lavima để hỗ trợ trị ngứa, diệt khuẩn, diệt nấm, cải thiện tình trạng phụ khoa.

Top 10+ cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Có thể kết hợp dùng bộ dung dịch vệ sinh thảo dược Lavima và cả gel bôi Lavima để có hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Trong trường hợp, chị em đang được bác sĩ chữa trị thì vẫn nên kết hợp sử dụng loại gel bôi này. Các sản phẩm thảo dược của Lavima được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên nên vô cùng an toàn và có thể sử dụng cho mẹ bầu.

>> Xem thêm: Gel phụ khoa là gì? Top 10+ loại tốt nhất hiện nay

Lưu ý khi bà bầu áp dụng các mẹo trị phụ khoa dân gian

  • Khi chị em áp dụng các mẹo dân gian chữa viêm nhiễm phụ khoa cần lưu ý đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, nếu không sẽ vô tình gây viêm nhiễm nặng hơn.
  • Không sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH không phù hợp.
  • Không dùng vòi nước xịt sâu vào bên trong âm đạo với mục đích làm sạch.

VI. Cách phòng tránh viêm phụ khoa cho mẹ bầu khi mang thai

Để hạn chế tối đa sự hình thành và phát triển của viêm phụ khoa trong thai kỳ, các chị em cần lưu ý các cách phòng tránh dưới đây:

  • Mặc đồ lót khô sạch, rộng rãi và có chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi. Thay quần lót 2 – 3 lần trong ngày. 
  • Rửa vùng kín 2 lần mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng an toàn từ thảo dược, lau khô bằng khăn sạch sau đó.
  • Tốt nhất là nên dùng loại vệ sinh phụ nữ có khả năng diệt nấm, vi khuẩn để giảm viêm nhiễm. Nhưng không dùng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần tiểu tiện hay đại tiện bằng khăn giấy sạch, lau từ trước ra sau.
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả và rau xanh, nên ăn thêm 1 hủ sữa chua không đường mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn cân bằng môi trường âm đạo và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng căng thẳng, thiết lập chế độ sinh hoạt, thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tiết chế lượng đường nạp vào cơ thể, các loại thức ăn ngọt. 
Top 10+ cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ rất tốt cho mẹ bầu bị viêm phụ khoa

Từ những chia sẻ về các cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà ở trên, mong là các mẹ bầu có thêm thông tin hữu ích về viêm phụ khoa trong thai kỳ, nắm bắt được các dấu hiệu để nhận biết sớm nhất cũng như có được cách điều trị hiệu quả an toàn cho cả mẹ và bé. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh! 

Trong đó, nếu mẹ bầu cần tư vấn về cách chăm sóc vùng kín tốt nhất trong quá trình mang thai cũng như nhằm hỗ trợ điều trị viêm phụ khoa khi mang thai thì có thể liên hệ ngay với Đội ngũ Dược sĩ chuyên về phụ khoa của Lavima.vn tại hotline 0963 910 188 để được hỗ trợ tận tâm và miễn phí.

Nguồn tham khảo: 

(1)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8073370/

(2)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6330525/

Xem thêm video của chúng tôi: 06 sai lầm khi vệ sinh vùng kín khiến viêm nhiễm dai dẳng

| Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok