Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm vùng kín với các biểu hiện ngứa rát, khí hư bất thường, mùi hôi, đau bụng dưới, đau khi quan hệ, đau lưng, mệt mỏi,…
Viêm âm đạo là bệnh lý viêm nhiễm vùng kín mà hầu như phụ nữ nào cũng từng gặp ít nhất một lần trong đời, đặc biệt ở độ tuổi 15 – 45. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh dục nữ nên có thể làm suy giảm khả năng sinh sản. Do đó, chị em hãy đọc bài viết sau để hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh lý này và điều trị đúng cách.
Mục Lục
- I. Phân biệt âm hộ và âm đạo
- II. Bị viêm phụ khoa là gì? Viêm phụ khoa có phải viêm âm đạo?
- III. Các dấu hiệu viêm âm đạo thường gặp nhất
- IV. Các nguyên nhân viêm âm đạo cần biết
- V. Các yếu tố làm tăng nguy cơ của viêm nhiễm âm đạo
- VI. Những đối tượng dễ bị viêm âm đạo
- VII. Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo
- VIII. Phương pháp điều trị viêm âm đạo như thế nào?
- IX. Cách phòng viêm nhiễm phụ khoa, viêm âm đạo cho nữ giới
- X. Các câu hỏi thường gặp về viêm âm đạo, viêm phụ khoa
- 1. Viêm âm đạo có nguy hiểm không?
- 2. Giải đáp: Viêm nhiễm phụ khoa có tự khỏi được không?
- 3. Tình trạng viêm nhiễm âm đạo kéo dài thì có khả năng mang thai không?
- 4. Chưa quan hệ tình dục có nguy cơ khiến âm đạo bị viêm không?
- 5. Viêm nhiễm phụ khoa có quan hệ được không?
- 6. Có nên tự kiểm tra viêm âm đạo bằng que thử?
- 7. Dấu hiệu viêm phụ khoa nhẹ – Viêm phụ khoa nhẹ có nguy hiểm không?
- 8. Những dấu hiệu viêm phụ khoa nặng và mức độ nguy hiểm
I. Phân biệt âm hộ và âm đạo
Nhiều người thường nhầm lẫn thuật ngữ “âm đạo” và “âm hộ” là một, nhưng sự thật theo Cleveland Clinic thì chúng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau(1).
1. Tìm hiểu về âm đạo
Âm đạo là ống nối giữa âm hộ và cổ tử cung với nhiệm vụ làm “con đường” vận chuyển máu kinh từ trong tử cung thoát ra ngoài trong chu kỳ kinh nguyệt và đưa thai nhi ra khỏi bụng mẹ trong quá trình sinh nở.
Ngoài ra, âm đạo là nơi tiếp nhận dương vật khi quan hệ tình dục, đưa tình trùng vào gặp trứng để thụ tinh, cũng như chứa các dụng cụ ngừa thai (bao cao su nữ, chất diệt tinh trùng, vòng tránh thai) và dụng cụ dùng trong kỳ kinh nguyệt (tampon, cốc nguyệt san).
2. Tìm hiểu về âm hộ
Âm hộ là các bộ phận sinh dục bên ngoài của phụ nữ, bao gồm:
- Môi lớn: Cấu tạo bởi những nếp gấp da bao quanh âm đạo và các bộ phận khác của âm hộ và được bao phủ bởi lông mu.
- Môi bé: Cấu tạo bởi những nếp gấp da bên trong, nhỏ hơn nếp gấp của môi lớn, nằm giữa môi lớn và thành âm đạo, không có lông bao phủ.
- Âm vật: Là một phần mô nhỏ nhưng nhạy cảm nhất của cơ quan sinh dục nữ do chứa nhiều đầu dây thần kinh. Bình thường âm vật có kích thước nhỏ nhưng sẽ sưng lên khi quan hệ hoặc kích thích tình dục.
- Tuyến âm đạo: Được xem là “cánh cửa” của âm đạo, chứa tuyến Bartholin để tiết ra chất lỏng như một chất bôi trơn hỗ trợ khi quan hệ tình dục.
Xem thêm: loại gel bôi trơn tốt nhất
II. Bị viêm phụ khoa là gì? Viêm phụ khoa có phải viêm âm đạo?
Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm tại các cơ quan sinh dục nữ bao gồm: viêm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng, dây chằng tử cung. Viêm phụ khoa phổ biến nhất là ở độ tuổi dậy thì, sinh nở hoặc khi hoạt động tình dục.
| Có thể bạn quan tâm:
- Viêm phụ khoa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Top 11 bệnh phụ khoa nữ thường gặp nhất và triệu chứng
Ban đầu viêm phụ khoa thường biểu hiện triệu chứng đột ngột gây khó chịu ở vùng kín, tuy nhiên nếu tổn thương lâu thì bệnh sẽ chuyển nặng và dẫn đến biến chứng. Tùy theo cơ quan bị tổn thương, có thể gây các tình trạng bệnh như:
1. Viêm âm hộ là gì?
Viêm âm hộ là tình trạng viêm ở bộ phận sinh dục nữ bên ngoài. Âm hộ có đặc tính ẩm ướt và đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm(2).
Mặc dù ai cũng có nguy cơ viêm âm hộ, tuy nhiên có những nhóm đối tượng nguy cơ cao hơn như người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng, bé gái tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh, sau mãn kinh, phụ nữ có thai… nên chú ý hơn để phòng tránh viêm nhiễm âm đạo.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng ở âm hộ như ngứa, đỏ, sưng, rát, tiết dịch âm đạo bất thường,… bạn nên thăm khám bác sĩ ngay.
2. Viêm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, tiết dịch bất thường, có mùi hôi khó chịu, gây cảm giác ngứa và đau rát(3).
Tình trạng viêm âm đạo thường được phân loại theo tác nhân gây bệnh như sau:
- Viêm do vi khuẩn.
- Viêm do nấm men (Candida).
- Viêm do virus.
- Viêm do tác nhân lây qua đường tình dục (Trichomonas, Chlamydia, lậu).
- Viêm không lây nhiễm.
- Viêm teo âm đạo.
3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý xảy ra do tế bào lót trong ống cổ tử cung tràn ra bề mặt cổ tử cung và tiết dịch trong âm đạo, từ đó tạo điều kiện ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển gây nên tình trạng viêm nhiễm(4).
4. Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là tình trạng tế bào niêm mạc cổ tử cung bị kích thích gây viêm nhiễm, sưng nề, thậm chí chảy mủ tại cổ tử cung. Bệnh này thường xảy ra ở phụ nữ có độ tuổi từ 15 – 24 hay chị em đã từng sinh con qua đường âm đạo(5).
5. Viêm phần phụ
Viêm phần phụ là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các bộ phận liên quan trực tiếp tới chức năng sinh sản bao gồm vòi trứng, buồng trứng, hệ thống dây chằng quanh tử cung – vòi trứng. Bệnh thường khởi phát tại vòi trứng, sau đó lan ra xung quanh.
6. Viêm vùng chậu (PID)
Theo Cleveland Clinic, viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm tại các bộ phận sinh dục nữ phía trên như cổ tử cung, tử cung, vòi trứng và buồng trứng(6). Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này là do các loại vi khuẩn từ âm đạo đi lên cổ tử cung và lây nhiễm cho các cơ quan khác ở sinh dục.
Người bệnh cần biết cách để nhận biết các triệu chứng bất thường của bệnh lý này để có phương pháp can thiệp sớm, hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển lên giai đoạn nặng khó điều trị.
>> Xem chi tiết: Top 10+ bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và phòng tránh
III. Các dấu hiệu viêm âm đạo thường gặp nhất
Biểu hiện của bệnh viêm phụ khoa thường không rõ ràng nên bạn cần chú ý kĩ để nhận biết sớm và điều trị đúng cách. Bạn có thể tham khảo dấu hiệu viêm âm đạo thường gặp dưới đây:
1. Vùng kín bị ngứa
Bị ngứa vùng kín là dấu hiệu rất phổ biến ở hầu hết các bệnh lý phụ khoa trong đó có viêm âm đạo. Nguyên nhân chủ yếu gây ngứa vùng kín là do sự phát triển của vi sinh vật có hại trong âm đạo hoặc có thể là do kích ứng khi dùng dung dịch vệ sinh, xà phòng, nước hoa vùng kín hay do thói quen mặc quần lót quá chật, quá ẩm,…
2. Ra khí hư bất thường
Dịch âm đạo hay huyết trắng bình thường sẽ có màu trong suốt, không mùi hay có mùi rất nhẹ, thường tiết ra khi quan hệ tình dục hoặc trước và sau khi rụng trứng. Huyết trắng đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng môi trường âm đạo của phụ nữ, tuy nhiên khi huyết trắng nhiễm bệnh lý thì chúng sẽ được gọi là khí hư.
Dấu hiệu khí hư bất thường cảnh báo viêm nhiễm phụ khoa:
- Có mùi hôi: Khi bị tấn công bởi vi khuẩn và gây viêm nhiễm, dịch âm đạo sẽ bị thay đổi về tính chất trong đó bao gồm mùi chua (nếu nhiễm nấm) và mùi hôi tanh (nếu nhiễm tạp khuẩn).
- Màu sắc: Trắng sữa, vàng, xanh, nâu, xám,…
- Thể chất: Vón cục, lỏng có bọt.
- Số lượng: Dịch tiết ra nhiều hơn bình thường.
Lúc này bạn hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thăm khám ở cơ sở uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
3. Đau bụng kinh
Đau bụng kinh là triệu chứng bình thường khi đến kỳ hành kinh, tuy nhiên nếu cơn đau dữ dội kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, vã mồ hôi, chóng mặt, máu kinh đen sậm, có mùi hôi,… thì có thể là những dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
4. Đau rát khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu bị đau buốt
Viêm phụ khoa làm vùng kín bị tổn thương, vì thế nếu có bất kỳ ma sát nào tại âm đạo như khi quan hệ hoặc khi đi tiểu đều dễ gây nên tình trạng đau rát.
Bên cạnh đó, vi khuẩn từ âm đạo cũng có thể dễ dàng lây sang đường tiết niệu và gây viêm đường viêm tiết niệu. Nếu bạn cảm giác tiểu buốt, tiểu gắt hoặc đi tiểu nhiều lần không tự chủ được thì nên đi thăm khám ngay.
5. Kinh nguyệt không đều và gia tăng cảm giác đau bụng kinh
Sự phát triển quá mức của tác nhân có hại làm tử cung bị tổn thương và ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, từ đó gây rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh dữ dội ở người bị viêm phụ khoa.
Hơn nữa, bệnh viêm nhiễm phụ khoa còn làm xuất hiện tình trạng máu kinh ra nhiều, màu máu chuyển sang đen sậm và mùi hôi bất thường.
6. Đau lưng, đau bụng dưới dù không phải trong ngày hành kinh
Viêm phụ khoa có thể làm chị em thấy đau lưng, đau râm ran đến dữ dội vùng bụng dưới thường xuyên dù không phải trong ngày kinh. Nguyên nhân là do vi khuẩn từ đường âm đạo có thể di chuyển vào sâu bên trong, tác động đến xương khớp, dây thần kinh vùng chậu, gây ra triệu chứng đau vùng thắt lưng hay vùng chậu.
7. Xuất huyết âm đạo
Nếu xuất huyết âm đạo khi chưa đến kỳ kinh nguyệt, thường xuất hiện sau khi quan hệ thì đây có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa hoặc một số bệnh lý nguy hiểm khác, các chị em không nên bỏ qua.
8. Bị viêm vùng chậu (PID)
Nếu cảm thấy vùng chậu bị đau mỗi khi quan hệ tình dục thì có thể do bạn đang bị viêm nhiễm, nhưng cũng không loại trừ các bệnh lý nguy hiểm hơn như mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,…
9. Mệt mỏi
Mệt mỏi cũng là dấu hiệu thường thấy khi bị viêm phụ khoa nhưng lại được ít người để ý vì khó phân biệt với nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi đi kèm buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, chán ăn,… kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân thì chị em nên lưu ý.
IV. Các nguyên nhân viêm âm đạo cần biết
Vi khuẩn, virus và nấm men là những nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm âm đạo, tuy nhiên vẫn còn có một số nguyên nhân khác mà chị em cần phân biệt:
1. Viêm âm đạo do nấm men (Candida)
Viêm âm đạo do nấm men là bệnh lý gây ra bởi nấm Candida với các triệu chứng như âm đạo tiết dịch đặc, màu trắng sữa, không mùi kèm theo âm hộ đỏ, ngứa, nóng rát khi đi tiểu.
Bình thường nấm vẫn tồn tại trong cơ thể chúng ta nhưng không gây bệnh, hiện tượng nhiễm trùng chỉ xảy ra khi số lượng nấm Candida tăng lên đáng kể. Những yếu tố thuận lợi cho nấm tăng sinh như sử dụng kháng sinh, bệnh nhân đái tháo đường, HIV hay những người bị thay đổi nội tiết tố, hệ miễn dịch suy giảm,…
2. Viêm âm đạo do tạp khuẩn
Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo và gây viêm nhiễm(7).
Bạn có thể nhận biết viêm âm đạo do (BV) vi khuẩn bằng các triệu chứng đặc trưng như dịch âm đạo có mùi hôi tanh, loãng, có màu vàng hoặc trắng xám. Tuy nhiên, một số trường hợp không có triệu chứng và chỉ phát hiện khi đi khám định kỳ.
BV không phải bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng nó thường gặp ở những người thường xuyên quan hệ. Các yếu tố nguy cơ khiến tình trạng viêm bùng phát:
- Giao hợp với nhiều bạn tình.
- Thường xuyên thụt rửa âm đạo.
- Hút thuốc lá.
3. Nhiễm Trichomonas, Chlamydia và viêm do virus lây nhiễm
Một số tác nhân lây truyền qua đường tình dục có thể gây tình trạng viêm âm đạo.
3.1. Viêm âm đạo do Trichomonas
Trùng roi Trichomonas vaginalis là sinh vật đơn bào, khi xâm nhập vào âm đạo sẽ gây tiết dịch màu vàng xanh, có bọt, mùi hôi kèm theo biểu hiện ngứa, nóng rát, đau khi giao hợp khi đi tiểu, đau khi giao hợp và thường nặng hơn sau kỳ kinh nguyệt.
Đây là bệnh lây lan qua đường tình dục, do đó để việc điều trị đạt hiệu quả, cần điều trị cho cả bạn tình và tuyệt đối kiêng quan hệ trong vòng 7 ngày sau khi khỏi bệnh.
3.2. Viêm âm đạo do Chlamydia
Phần lớn phụ nữ bị nhiễm Chlamydia thường không biểu hiện lâm sàng khiến chị em khó nhận biết bệnh sớm. Một số người có thể thấy dịch tiết nhầy mủ, chảy máu nhẹ, đau ở vùng bụng dưới.
Viêm do Chlamydia thường gặp nhất ở phụ nữ trẻ từ 18 – 35 tuổi và quan hệ với nhiều bạn tình. Bởi thế, cách phòng tránh tốt nhất là duy trì đời sống tình dục lành mạnh với một bạn tình và sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ.
3.3. Viêm âm đạo do virus
- Herpes simplex virus (HSV): Gây ra mụn rộp tại cơ quan sinh dục, khi các mụn này vỡ ra tạo thành vết loét dễ khiến âm đạo bị viêm nhiễm. Ngoài ra, Herpes còn có thể gây mụn rộp miệng nếu người bệnh quan hệ tình dục bằng miệng.
- Human Papilloma virus (HPV): Loại virus này gây nên những nốt mụn cóc màu trắng xám hoặc hồng tím ở âm đạo và âm hộ, khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Virus HPV cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung.
4. Viêm âm đạo không lây
Nếu bạn bị ngứa, rát, tiết dịch âm đạo nhiều nhưng khi thăm khám thì không phát hiện tác nhân viêm nhiễm vùng kín thì có thể nguyên nhân là do dị ứng hoặc kích ứng bởi các sản phẩm dùng cho vùng kín như thuốc xịt, dung dịch vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san, băng vệ sinh,…
5. Viêm teo âm đạo
Viêm teo âm đạo là biến chứng của thời kỳ mãn kinh do sự suy giảm nội tiết tố với biểu hiện âm đạo trở nên khô, đau khi quan hệ, ngứa và nóng rát âm đạo, tiểu rắt,…
Một số nguyên nhân khác cũng làm giảm estrogen, gây nên tình trạng teo âm đạo và âm hộ như thủ thuật cắt bỏ buồng trứng, các loại thuốc như chất ức chế aromatase (điều trị ung thư vú) hoặc Lupron Depot (điều trị lạc nội mạc tử cung), giai đoạn sau sinh và cho con bú,…
V. Các yếu tố làm tăng nguy cơ của viêm nhiễm âm đạo
Tổng hợp các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo thường gặp:
- Thay đổi nội tiết tố.
- Quan hệ tình dục thường xuyên với nhiều bạn tình.
- Bệnh lây qua đường tình dục.
- Sử dụng các sản phẩm vệ sinh không phù hợp cho vùng kín.
- Thụt rửa âm đạo.
- Mặc quần quá chật hoặc ẩm ướt.
- Sử biện pháp ngừa thai như dụng cụ tử cung, chất diệt tinh trùng.
- Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát, HIV/AIDS.
- Sử dụng các loại thuốc như kháng sinh và steroid kéo dài.
VI. Những đối tượng dễ bị viêm âm đạo
Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm âm đạo, tuy nhiên có một số đối tượng nguy cơ cao cần chú ý như:
- Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Phụ nữ đang mang thai dễ bị viêm âm đạo.
- Đang sử dụng thuốc tránh thai và các biện pháp tránh thai khác.
- Sử dụng thuốc kháng sinh, corticoid kéo dài.
- Người có hệ miễn dịch yếu.
- Người có cơ địa âm đạo dễ bị khô.
- Phụ nữ bị béo phì hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến đường huyết.
VII. Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo
Khi có triệu chứng của viêm nhiễm phụ khoa, chị em cần đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán với các bước sau:
- Xem lại bệnh sử: Bác sĩ sẽ về triệu chứng và tiền sử bệnh nhiễm của bạn.
- Khám phụ khoa: Sử dụng mỏ vịt để xem xét tình trạng viêm và tiết dịch bên trong âm đạo. Bạn lưu ý là tránh dùng băng vệ sinh, quan hệ tình dục hoặc thụt rửa trong 24 giờ trước buổi khám.
- Xét nghiệm: Thu thập một mẫu dịch tiết xác định tác nhân gây viêm âm đạo.
- Kiểm tra độ pH: Sử dụng que thử viêm nhiễm phụ khoa hoặc giấy đo độ pH, nếu pH tăng cao cho thấy có khả năng bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc trùng roi.
VIII. Phương pháp điều trị viêm âm đạo như thế nào?
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm âm đạo, vì thế, với mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau:
1. Phương pháp điều trị viêm âm đạo bằng thuốc
Viêm âm đạo uống gì để bệnh mau khỏi? Việc sử dụng dụng thuốc điều trị tuỳ thuộc vào loại tác nhân gây viêm nhiễm:
- Viêm do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ kê đơn metronidazole dùng đường uống, bôi hoặc kem bôi clindamycin.
- Viêm do nấm men: Thường được điều trị bằng kem bôi chống nấm không kê đơn như miconazole, clotrimazole hoặc kê đơn với fluconazole đường uống.
- Viêm do Trichomonas: Thuốc được thường được chỉ định là metronidazole hoặc tinidazole.
- Viêm teo âm đạo: Điều trị với estrogen dạng kem, viên hoặc vòng đặt âm đạo.
- Viêm không do nhiễm trùng: Bạn cần xác định tác nhân gây kích ứng có thể là dung dịch vệ sinh, bột giặt hay băng vệ sinh,… và ngưng dùng ngay.
2. Chữa viêm âm đạo bằng ngoại khoa
Phương pháp ngoại khoa được áp dụng khi tình trạng viêm nhiễm không cải thiện dù đã tuân theo phác đồ điều trị với thuốc. Các thủ thuật can thiệp điều trị bao gồm:
- Liệu pháp ozone: Ozone có tác dụng diệt vi khuẩn, diệt nấm và kháng virus, điều này giúp loại bỏ các tác nhân gây viêm nhiễm trong thời gian ngắn.
- Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu: Phương pháp giúp hạn chế được vùng tổn thương mà không làm mất cân bằng độ pH âm đạo và ít gây tác dụng phụ cho người bệnh.
3. Top 5 cách điều trị viêm âm đạo tại nhà
Trường hợp viêm âm đạo nhẹ, bạn có thể áp dụng các dụng các phương pháp điều trị tại nhà để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu.
3.1. Cách trị viêm âm đạo dân gian bằng giấm táo
Giấm táo được được áp dụng để làm giảm triệu chứng viêm âm đạo nhờ đặc tính kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp điều chỉnh độ pH và ngăn chặn sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại tại âm đạo. Sử dụng bằng cách pha loãng 1 – 2 thìa giấm táo vào 200ml nước, uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần để thấy hiệu quả.
3.2. Dùng nước muối ấm để ngâm vùng chậu
Ngâm vùng chậu trong nước muối ấm khoảng 10 – 15 phút sẽ thấy vùng kín dịu nhẹ hơn. Đó là nhờ khả năng sát khuẩn cao của muối, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, ngoài ra hơi ấm từ nước cũng có tác dụng làm giảm phản ứng sưng nề ở âm đạo.
3.3. Dùng vitamin C chữa viêm âm đạo tại nhà
Các nghiên cứu đã chứng minh dùng vitamin C sẽ giúp duy trì sự cân bằng pH và hệ vi sinh trong âm đạo, cũng như ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn tái phát tại vùng kín(8). Theo đó, bạn hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C bằng chế độ ăn uống hằng ngày hoặc dùng thực phẩm chức năng theo lời khuyên từ chuyên khoa.
3.4. Điều trị viêm âm đạo bằng tinh dầu cây trà
Tinh dầu cây trà được biết đến với kháng nấm và kháng khuẩn mạnh mẽ, vì vậy thường được ứng dụng trong điều trị tình trạng viêm nhiễm vùng kín ngay tại nhà. Khi sử dụng bạn cần pha loãng tinh dầu cây trà trong dầu nền, không nên dùng tinh dầu cây trà khi chưa được pha loãng bởi nó có thể làm bỏng vùng da non.
3.5. Sử dụng lá trầu không để chữa viêm phụ khoa
Lá trầu không được biết đến là một dược liệu có tác dụng khử mùi, kháng viêm, sát trùng vết thương rất hiệu quả nên thường được sử dụng để cải thiện vấn đề viêm nhiễm âm đạo. Bạn thực hiện xông lá trầu không 2 – 3 lần/tuần sẽ thấy triệu chứng khó chịu giảm dần.
>> Xem thêm: Chữa viêm phụ khoa ở nam giới thế nào, khác nữ giới ra sao?
IX. Cách phòng viêm nhiễm phụ khoa, viêm âm đạo cho nữ giới
Các cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa cho nữ giới:
- Tránh tắm bồn nhất là bồn nước nóng, nên tắm bằng vòi sen.
- Rửa sạch xà phòng ra khỏi vùng kín sau khi tắm.
- Luôn giữ vùng kín khô thoáng.
- Lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.
- Không thụt rửa vùng kín.
- Mặc đồ lót bằng vải cotton mềm, thấm hút tốt.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ.
- Tăng cường sức đề kháng, bổ sung lợi khuẩn như ăn sữa chua không đường hoặc sử dụng các loại men vi sinh phụ khoa như Lavima Biotic.
X. Các câu hỏi thường gặp về viêm âm đạo, viêm phụ khoa
1. Viêm âm đạo có nguy hiểm không?
Viêm âm đạo được xem là bệnh phụ khoa nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, bởi bệnh dễ tái phát và có thể diễn tiến trở nặng.
Bệnh này có thể tác động nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, sức khỏe và chất lượng cuộc sống, có thể gây ra hiện tượng hiếm muộn và vô sinh. Vì vậy, chị em nên chú ý những dấu hiệu ban đầu để phát hiện bệnh sớm.
2. Giải đáp: Viêm nhiễm phụ khoa có tự khỏi được không?
Trường hợp viêm âm đạo do kích ứng hoặc biểu hiện rất nhẹ thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị với thuốc.
Tuy nhiên, nếu viêm âm đạo do các tác nhân lây nhiễm thì không thể tự khỏi mà cần có kế hoạch điều trị càng sớm càng tốt để loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh. Bệnh được đánh giá là khó xử lý dứt điểm bởi những tác nhân gây viêm nhiễm đều có sức đề kháng khá cao và thích ứng được với các điều kiện sống khác nhau.
3. Tình trạng viêm nhiễm âm đạo kéo dài thì có khả năng mang thai không?
Khi viêm vùng kín kéo dài, khí hư ra nhiều sẽ làm cản trở sự di chuyển của tinh trùng và tinh trùng cũng không thể sống được ở môi trường âm đạo bị biến đổi. Bởi vậy, viêm phụ khoa có khả năng giảm khả năng mang thai ở phụ nữ.
4. Chưa quan hệ tình dục có nguy cơ khiến âm đạo bị viêm không?
Bất kỳ phụ nữ nào cũng có nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, kể cả trẻ em ở tuổi dậy thì chưa quan hệ tình dục. Nguyên nhân là do thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc đồ lót quá chật, sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp…
5. Viêm nhiễm phụ khoa có quan hệ được không?
Nếu bệnh viêm nhiễm âm đạo là do tác nhân lây truyền qua đường tình dục thì bạn cần tuyệt đối kiêng quan hệ trong khi điều trị. Với những trường hợp còn lại, không nhất thiết kiêng giao hợp, tuy nhiên nếu cảm thấy đau hay khó chịu khi giao hợp thì bạn nên tránh để quá trình điều trị mau khỏi.
6. Có nên tự kiểm tra viêm âm đạo bằng que thử?
Theo Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung (Giám đốc phòng khám sản phụ khoa Hoàng Gia – Giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết không một que thử nào có thể thử được viêm âm đạo như nhiều chị em lầm tưởng. Hiện nay, trong ngành sản khoa chỉ có que thử thai và thử viêm âm đạo chỉ là quảng cáo của người bán.
7. Dấu hiệu viêm phụ khoa nhẹ – Viêm phụ khoa nhẹ có nguy hiểm không?
Viêm phụ khoa nhẹ là giai đoạn mới khởi phát nên chưa thực sự nguy hiểm, bao gồm các dấu hiệu như ngứa vùng kín, dịch âm đạo ra nhiều, mùi khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục, đau lưng, đau bụng dưới dù không phải trong kỳ kinh,…
Tuy nhiên, bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn nên nếu không được điều trị đúng cách vùng viêm có thể lan rộng và tác động lớn đến sức khỏe phụ khoa.
8. Những dấu hiệu viêm phụ khoa nặng và mức độ nguy hiểm
Viêm phụ khoa ở giai đoạn nặng thường có những dấu hiệu khá rõ ràng như ngứa, rát, sưng đỏ vùng âm hộ, đau khi quan hệ, đau lưng, đau bụng dưới, đau vùng chậu, dịch âm đạo có mùi hôi,…
Tình trạng viêm phụ khoa nặng tuy ít đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.
Viêm âm đạo tuy ít đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng nếu để nặng có thể dẫn đến biến chứng đối với sức khoẻ sinh sản của chị em. Hy vọng với những thông tin tổng hợp chi tiết về viêm âm đạo đã giúp bạn nhận biết được bệnh và tìm ra cho mình hướng điều trị phù hợp.
Lưu ý rằng, những thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám bác sĩ, nhận chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự tiến hành theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, chị em nào đang gặp các triệu chứng của viêm âm đạo và cần tư vấn về cách chăm sóc vùng kín cũng như phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh này thì có thể liên hệ hotline 0963 910 188 để đội ngũ dược sĩ Đại học tại nhà Lavima.vn hỗ trợ tận tâm và tốt nhất!
Nguồn tham khảo:
(1)https://my.clevelandclinic.org/health/body/22469-vagina
(2)https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15175-vulvitis
(3)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vaginitis/symptoms-causes/syc-20354707
(4)https://www.webmd.com/cancer/cervical-cancer/cervical-ectropion
(5)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK562193/
(6)https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9129-pelvic-inflammatory-disease-pid
(7)https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/3963-bacterial-vaginosis
(8)https://www.verywellhealth.com/vitamins-and-supplements-for-vaginal-health-8412336#toc-vitamin-c