Huyết trắng có máu hay khí hư lẫn máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý khi gặp tình trạng này. Tìm hiểu ngay!
Tình trạng huyết trắng có máu có thể là do dùng thuốc tránh thai, do rối loạn kinh nguyệt hoặc do tổn thương âm đạo khi quan hệ. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ mà chị em cần biết!
Vậy, huyết trắng hay khí hư có lẫn máu là bệnh gì, có nguy hiểm không và xử trí như nào? Hãy cùng đọc ngay bài viết sau từ Lavima để hiểu rõ hơn nhé!
Mục Lục
- I. Tìm hiểu về tình trạng huyết trắng ra kèm máu
- II. Các nguyên nhân gây ra tình trạng huyết trắng lẫn máu
- III. Ra huyết trắng có lẫn máu có nguy hiểm không?
- IV. Chẩn đoán tình trạng ra huyết trắng kèm máu
- V. Cách xử trí khi bị huyết trắng có máu và lưu ý
- VI. Các cách điều trị huyết trắng có lẫn máu
- VII. Cách phòng ngừa tình trạng huyết trắng có máu
- VIII. Nên khám ở đâu khi thấy huyết trắng có lẫn máu?
- IX. Các thắc mắc thường gặp về huyết trắng có máu
I. Tìm hiểu về tình trạng huyết trắng ra kèm máu
Huyết trắng có máu là dấu hiệu máu chảy từ cổ tử cung, âm đạo của bạn sau đó trộn lẫn vào huyết trắng của âm đạo và cùng thoát ra ngoài, đây không phải lúc nào cũng là nguyên nhân đáng lo ngại. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất là vào trước hoặc sau kỳ kinh của bạn. Nó có thể có màu đỏ, hồng hoặc nâu. Máu chảy ra đôi khi có thể có mùi như đồng.
Huyết trắng màu đỏ tươi nếu trong đó có máu tươi từ kỳ kinh nguyệt. Huyết trắng ra kèm máu cũng có thể có màu hồng nếu trong dịch tiết chỉ có một ít sợi máu. Ngoài ra, nó có thể có màu nâu nếu máu sót trong âm đạo bị oxy hoá và chưa kịp thoát ra.
Dịch tiết ra từ âm đạo giúp giữ cho âm đạo của bạn sạch sẽ và bảo vệ nó khỏi bị nhiễm trùng. Việc huyết trắng lẫn sợi máu gần kỳ kinh hoặc trong vòng 3 tháng đầu khi bạn sử dụng biện pháp tránh thai chứa nội tiết tố như thuốc tránh thai là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn có kèm các triệu chứng khác và chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt, đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc hiếm gặp hơn là ung thư.
| Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh huyết trắng có gây ra biến chứng gì nguy hiểm không?
- Sau quan hệ, huyết trắng ra nhiều có đáng lo không?
II. Các nguyên nhân gây ra tình trạng huyết trắng lẫn máu
1. Nguyên nhân không phải do bệnh lý
Việc huyết trắng ra lẫn máu có thể liên quan đến chu kỳ sinh sản của phụ nữ bao gồm:
- Do máu còn sót lại sau chu kỳ kinh nguyệt: Huyết trắng ra kèm máu có thể do cặn máu còn sót lại sau chu kỳ kinh nguyệt được trộn lẫn với dịch tiết âm đạo. Đây là hiện tượng bình thường, sẽ hết sau 1 vài ngày mà không gây nguy hiểm.
- Do rối loạn kinh nguyệt: chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn đôi khi cũng sẽ có hiện tượng ra huyết trắng lẫn máu, còn gọi là rong huyết.
- Do mãn kinh hoặc giai đoạn đầu của tuổi dậy thì: Tương tự như khi mang thai, phụ nữ có thể bị chảy máu trong giai đoạn đầu của tuổi dậy thì và giai đoạn cuối của thời kỳ mãn kinh.
- Do uống thuốc tránh thai khẩn cấp: tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra ra tình trạng tiết huyết trắng kèm máu. Do đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ khi sử dụng thuốc tránh thai và thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Đặt vòng tránh thai: Đặt vòng tránh thai đôi khi gây ra huyết trắng có máu (đặc biệt trong 1 tháng sau khi đặt) do quá trình thực hiện có thể gây cọ xát và làm xước niêm mạc âm đạo ở chị em. Huyết trắng trong trường hợp này thường lẫn máu màu đỏ tươi.
- Do có thai: Theo nguyên cứu(1), khoảng 15 – 25% phụ nữ khi mang thai bị chảy máu trong ba tháng đầu, thường nhẹ và xảy ra sau khi thụ tinh (khi trứng đã làm tổ trong niêm mạc tử cung). Tình trạng này là bình thường và không gây lo ngạị nhưng trong 1 số trường hợp, chảy máu có thể là dấu hiệu của các biến chứng nghiêm trọng hơn khi mang thai như sảy thai, bong nhau thai, chuyển dạ sinh non hoặc mang thai ngoài tử cung.
- Do quan hệ thô bạo hoặc sai cách: Trong quá trình quan hệ tình dục, đôi khi “yêu” quá mạnh bạo có thể gây ra tình trạng khí hư lẫn máu sau khi quan hệ.
2. Nguyên nhân gây huyết trắng có máu do bệnh lý tiềm ẩn
Trong một số trường hợp, tiết huyết trắng có máu có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn.
Nếu bạn bị huyết trắng lẫn máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường và kèm theo ngứa, rát hoặc đau thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh khác như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, polyp cổ tử cung, ung thư cổ tử cung,…
2.1. Do viêm âm đạo
Thông thường, viêm âm đạo có biểu hiện điển hình như ra nhiều huyết trắng, lợn cợn đóng mảng hoặc loãng, có bọt, màu vàng xanh; có mùi hôi, khó chịu, ngứa ngáy và đau rát vùng kín. Nhưng tình trạng nặng hơn có thể xuất hiện huyết trắng lẫn máu hoặc kèm mủ(2).
Nếu không được điều trị triệt để, bệnh này dễ tái phát thành mạn tính, gây viêm nhiễm cho các vùng lân cận như viêm tử cung, viêm vùng chậu,…
2.2. Do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)
Huyết trắng lẫn máu giữa kỳ kinh cũng có thể là triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) chẳng hạn như chlamydia, lậu hoặc trichomonas. Các triệu chứng của STIs có thể đi kèm với dịch tiết bất thường, đau hoặc ngứa ở vùng âm đạo.
2.3. Do viêm lộ tuyến cổ tử cung
Lộ tuyến cổ tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phần biểu mô bên trong cổ tử cung bị lộn ra ngoài khiến huyết trắng ra nhiều, dạng đặc màu trắng như bã đậu hoặc loãng có bọt, mùi hôi,… Ở mức độ nặng thường gây ra huyết trắng có lẫn sợi máu hoặc âm đạo chảy máu bất thường khi quan hệ(3).
Dấu hiệu của bệnh viêm lộ tuyến thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường khác. Tuy nhiên, ngay khi phát hiện các dấu hiệu như khí hư ra nhiều, có mùi hôi, màu trắng đục hoặc vàng xanh, hoặc khí hư kèm theo máu, chị em nên ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra, vì có thể đó là triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung.
2.4. Do polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào không phải ung thư trên cổ tử cung. Dấu hiệu điển hình của bệnh này là khí hư màu vàng ra nhiều, mùi hôi khó chịu, khí hư kèm theo máu, sau quan hệ thường bị xuất huyết âm đạo bất thường,…
Bệnh này cần được điều trị sớm nếu không có thể gây biến chứng cực nguy hiểm như ung thư cổ tử cung. Thực trạng, nhiều phụ nữ không hề biết mình mắc bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, huyết trắng ra nhiều kèm máu do các khối u bị vỡ ra.
2.5. Do lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào bình thường hình thành nên niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển ở những nơi bên ngoài tử cung như buồng trứng và ống dẫn trứng(4). Nội mạc tử cung lạc chỗ này vẫn dày lên gây ra chảy máu giống như kinh nguyệt, gây đau đớn và hình thành sẹo.
Đây cũng là bệnh phụ khoa thường gặp nhưng khó xác định nguyên nhân, còn khiến nữ giới bị vô sinh – hiếm muộn. Khi mắc bệnh lý này, chị em thường bị đau bụng kinh dữ dội, táo bón, tiêu chảy, luôn cảm thấy mệt mỏi, đau khi đi tiểu tiện, đại tiện và có thể xuất hiện của khí hư kèm theo máu hoặc máu trong nước tiểu hay phân.
2.6. Do ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung xảy ra ở cổ tử cung và hầu hết các trường hợp là do Papilloma virus ở người (HPV), một loại virus lây truyền qua đường tình dục (STIs). Triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là chảy máu bất thường xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu sau khi giao hợp.
Ngoài ra, vùng kín còn tiết dịch lẫn máu, có mùi hôi hoặc đặc sệt như mủ kèm theo đau và ngứa âm đạo.
III. Ra huyết trắng có lẫn máu có nguy hiểm không?
Nếu gặp tình trạng ra huyết trắng hoặc khí hư có máu nhưng không phải do chu kỳ kinh nguyệt thì rất có thể do bệnh lý tiềm ẩn gây ra. Khi không được thăm khám và điều trị kịp thời, tình trạng trên sẽ càng trở nặng và có thể để lại nhiều biến chứng khôn lường như:
- Ảnh hưởng tinh thần: Tình trạng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần, làm bạn cảm thấy mất tự tin, ám ảnh, lo âu và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
- Ảnh hưởng tới khả năng thụ thai: Việc âm đạo bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng dễ dẫn tới khó có con và ảnh hưởng tới quá trình thụ thai.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày: Phụ nữ thường xuyên cảm thấy khó chịu, mất tự tin, có thể ảnh hưởng cả đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
- Có nguy cơ gây ung thư gây ung thư, vô sinh, mang thai ngoài tử cung: Lạc nội mạc tử cung và bệnh viêm vùng chậu góp phần làm tăng nguy cơ vô sinh, mang thai ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung.
- Đe dọa đến tính mạng phụ nữ: Nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị ở những giai đoạn sớm, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
IV. Chẩn đoán tình trạng ra huyết trắng kèm máu
Nếu âm đạo của bạn xuất hiện triệu chứng ra huyết trắng lẫn máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt, hãy ngay lập tức gặp bác sĩ phụ khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Để xác định được tác nhân bất thường, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:
– Khám vùng chậu: Bác sĩ kiểm tra bộ phận sinh dục và dùng “mỏ vịt” để kiểm tra các cơ quan bên trong vùng chậu, chẳng hạn như cổ tử cung và tử cung.
– Thực hiện 1 số xét nghiệm như:
- Kiểm tra hàm lượng Beta HCG trong máu hoặc nước tiểu để loại trừ khả năng xuất hiện máu âm đạo liên quan đến thai kỳ.
- Soi tươi huyết trắng giúp xác định nguyên nhân của sự xuất hiện khí hư với máu và mủ.
– Phết tế bào tử cung (Xét nghiệm Pap): Đây là phương pháp kiểm tra bằng cách sử dụng kính hiển vi giúp quan sát các biểu hiện bất thường trong âm đạo, cổ tử cung và tử cung.
– Siêu âm phần phụ tử cung: Là phương pháp sử dụng sóng âm để quan sát hình ảnh tử cung, niêm mạc tử cung cũng như 2 phần phụ, giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường.
– Sinh thiết phát hiện ung thư: Bác sĩ sẽ thu mẫu tế bào từ cổ tử cung, âm đạo, tử cung,… để kiểm tra những dấu hiệu bất thường có thể liên quan đến tiền ung thư hoặc ung thư.
V. Cách xử trí khi bị huyết trắng có máu và lưu ý
Khi phát hiện mình có hiện tượng huyết trắng kèm máu, chị em cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán sớm. Bác sĩ chuyên khoa sản phụ sẽ tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
Chị em tuyệt đối không nên tự ý áp dụng các liệu pháp tại nhà mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu tự điều trị sai cách, bệnh có thể trở nên nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Do đó, khi gặp các triệu chứng bất thường sau đây, chị em cần đi khám ngay như:
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, có sự thay đổi lớn về lượng máu tiết ra giữa các chu kì (nhiều hoặc ít hơn bình thường).
- Chảy máu sau khi quan hệ tình dục.
- Chảy máu nào trước tuổi dậy thì hoặc sau khi mãn kinh (thậm chí một lượng nhỏ).
- Chảy máu liên quan đến việc thụt rửa.
- Chảy máu sau khi bắt đầu dùng 1 loại thuốc mới hoặc điều trị bằng hormone.
- Chảy máu khi mang thai (chảy máu nhiều đáng kể).
- Chảy máu kèm theo đau dữ dội (đặc biệt là khi không phải do chu kì kinh nguyệt).
- Cảm thấy bị sốt, cảm thấy yếu, chóng mặt hoặc đau ở vùng xương chậu.
Lưu ý rằng, trong mọi trường hợp bị huyết trắng ra lẫn máu, vệ sinh vùng kín đúng cách là điều cực kỳ quan trọng. Cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hằng ngày, khi có kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục, đặc biệt là thời điểm ra máu và khí hư ra bất thường.
Xem thêm: khăn giấy ướt vệ sinh vùng kín
VI. Các cách điều trị huyết trắng có lẫn máu
Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm và tình trạng của bệnh lý, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau để chữa bệnh cho bạn như:
– Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được sử dụng cho nhiều trường hợp nhiễm trùng và mắc các vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
– Phẫu thuật hoặc xạ trị: Nếu các triệu chứng xảy ra do tình trạng ung thư, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
– Dưới đây là một số biện pháp phẫu thuật giúp điều trị tình trạng huyết trắng kèm máu mà bác sĩ có thể dùng để chữa bệnh lý:
- Cắt bỏ nội mạc tử cung: giúp làm giảm hoặc ngừng chảy máu.
- Nong và nạo (D&C): Cạo hoặc hút mô ra khỏi tử cung của bạn.
- Thuyên tắc động mạch tử cung: Được sử dụng để điều trị khối u bằng cách chặn dòng mạch máu đến nuôi khối u trong tử cung.
- Cắt bỏ u xơ: Loại bỏ khối u xơ nhưng không loại bỏ tử cung.
- Cắt bỏ tử cung: Cắt bỏ tử cung được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác thất bại hoặc để điều trị ung thư nội mạc tử cung.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Cắt bỏ các khối u lành tính (không gây ung thư).
VII. Cách phòng ngừa tình trạng huyết trắng có máu
Huyết trắng kèm máu vào đầu hoặc cuối chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang hoạt động bình thường. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan, cần phải theo dõi sức khỏe vùng kín của bạn thường xuyên để không bỏ sót bất kỳ triệu chứng nào.
Khi cơ thể chưa báo hiệu tình trạng bệnh nghiêm trọng, bạn nên chú ý các điều sau để góp phần phòng ngừa, giảm nguy cơ chảy máu bất thường từ âm đạo như:
- Tiêm chủng vắc xin: Nữ từ 9 – 26 tuổi nên tiêm vắc xin phòng ngừa HPV giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
- Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn và phù hợp: Nếu đang dùng thuốc tránh thai gây huyết trắng có máu thì cần thay đổi phương pháp khác an toàn hơn như dùng bao cao su, vừa giúp tránh thai, vừa giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau xanh. Bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua không đường hoặc men vi sinh vùng kín như Lavima Biotic.
- Thăm khám phụ khoa: Nên khám định kỳ tối thiểu khoảng 6 tháng/lần để đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Kiêng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích: Đây đều là các chất gây nguy hại cho sức khỏe của chị em nói chung và của thai kỳ phụ nữ nói riêng.
- Giữ âm đạo sạch sẽ và khô: Có thể sử dụng nước ấm và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo như Gel rửa và gel bôi Lavima. Nên mặc quần áo khô thoáng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm có hại.
VIII. Nên khám ở đâu khi thấy huyết trắng có lẫn máu?
Hiện nay, nhờ công nghệ hiện đại và thiết bị tiên tiến, việc chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân gây tiết huyết trắng trong giai đoạn sớm là khá dễ dàng. Một số sơ sở khám chữa bệnh uy tín có thể kể đến như sau:
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Khoa Phụ sản Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Việt Pháp,…
- Tại TP.HCM: Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Bệnh viện Đại Học Y Dược, Bệnh viện Từ Dũ,…
IX. Các thắc mắc thường gặp về huyết trắng có máu
1. Huyết trắng có máu có phải có thai không?
Ra máu có thể là dấu hiệu mang thai ở một số phụ nữ. Điều này là do khi trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung, nó có thể gây chảy máu âm đạo. Nếu bạn bị trễ kinh, nên thử thai để chắc chắn hơn.
2. Ra huyết trắng có lẫn ít máu có sao không?
Huyết trắng có máu có thể là dấu hiệu bình thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, dịch tiết màu nâu hoặc có máu có thể là dấu hiệu của các bệnh khác như ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung hoặc u xơ tử cung.
Nguồn tham khảo:
(1)https://www.verywellhealth.com/bloody-discharge-5216176
(2)https://www.healthline.com/health/vaginal-infection
(3)https://www.webmd.com/cancer/cervical-cancer/cervical-ectropion
(4)https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14167-adenomyosis