Ra khí hư khi mang thai tuần đầu là hiện tượng bình thường, nhưng nếu khí hư có màu sắc bất thường có thể là dấu hiệu mẹ bầu đang gặp các bệnh lý cần điều trị. Tìm hiểu ngay!

Mỗi một thay đổi nhỏ trên cơ thể trong thời kỳ mang thai cũng khiến cho mẹ bầu lo lắng, nhất là sự thay đổi của khí hư – dấu hiệu để nhận biết các bệnh phụ khoa. Vậy ra khí hư khi mang thai tuần đầu có bình thường không? Khí hư như thế nào là bất thường? Bài viết này của Lavima sẽ giúp mẹ bầu phân biệt khí hư bình thườngkhí hư bất thường khi mang thai để nhận biết bệnh lý và cách điều trị kịp thời!

Các đặc điểm khí hư khi mang thai tuần đầu là bình thường?
Ra khí hư khi mang thai tuần đầu là bình thường không? Khi nào là bất thường?

I. Đặc điểm khí hư khi mang thai tuần đầu mẹ cần biết

Phụ nữ mới có thai có ra khí hư không? Thật ra, phụ nữ khi mới mang thai tuần đầu ra khí hư là hiện tượng hoàn toàn bình thường, hơn nữa bạn có thể nhận biết mang thai nhờ vào đặc điểm của khí hư.

1. Đặc điểm của khí hư khi mang thai tuần đầu 

Khi tinh trùng di chuyển vào tử cung trong thời kỳ rụng trứng, sẽ xảy ra hiện tượng thụ tinh. Do đó, vào thời điểm này này, âm đạo thường có một số biểu hiện bất thường báo hiệu cho sự giao phối thành công giữa trứng và tinh trùng. Trong đó, biểu hiện dễ nhận thấy nhất là dịch tiết âm đạo có ít tia máu hoặc màu hồng nhạt, hay còn gọi là máu báo thai.

Các đặc điểm khí hư khi mang thai tuần đầu là bình thường?
Dịch tiết âm đạo có màu hồng nhạt gợi ý máu báo thai.

2. Dấu hiệu nhận biết bạn đã mang thai  

Vậy khí hư khi mang thai có màu gì? Bạn có thể nhận biết việc có thai nhờ các đặc điểm về màu sắc và lượng khí hư như sau: 

  • Lượng khí hư tiết ra tăng lên làm âm đạo luôn trong trạng thái ẩm ướt. Đây là sự thay đổi tự nhiên của cơ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi và bảo vệ tử cung khi bị giãn nở trong thai kỳ.
  • Màu sắc khí hư có thể hơi ngả vàng do sự thay đổi nội tiết tố nhằm thích ứng với việc thai nhi tạo tổ trong tử cung.
  • Khí hư khi mang thai thường tiết ra nhiều hơn, loãng hơn và dễ dính hơn so với ngày thường.
  • Khí hư thường không có mùi hoặc có thể hăng nhẹ mà không ngứa ngáy.
  • Việc âm đạo tiết khí hư khi có thai hoàn toàn là một hiện tượng sinh lý bình thường nếu mẹ bầu không có cảm giác ngứa rát tại vùng kín.

Mặc dù trên đây là những dấu hiệu phổ biến ở các mẹ bầu nhưng vẫn có thể xuất hiện ngay cả khi bạn không mang thai. Vì thế, để xác định chính xác có thai hay không, bạn cần kết hợp các dấu hiệu khác như trễ kinh, buồn nôn, mệt mỏi, sử dụng que thử thai hoặc đi khám với bác sĩ.

II. Các nguyên nhân khí hư khi mang thai tuần đầu ra nhiều

Cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi trong quá trình mang thai và một trong những biến đổi phổ biến là khí hư tiết ra nhiều với nguyên nhân bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, dẫn đến tiết khí hư nhiều hơn bình thường.
Các đặc điểm khí hư khi mang thai tuần đầu là bình thường?
Nguyên nhân khí hư khi mang thai tuần đầu ra nhiều chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
  • Thay đổi kích thước thai nhi theo thời gian gây ra những biến đổi tương ứng trong tử cung, cổ tử cung và các bộ phận sinh dục khác, dẫn đến khí hư tiết ra nhiều hơn để điều hòa quá trình giãn nở của âm đạo.
  • Nồng độ hormone thay đổi cũng dẫn đến tăng nhu cầu sinh lý. Do đó, việc tiết khí hư nhiều hơn giúp cơ thể điều hòa và giải quyết các vấn đề sinh lý.
  • Gần cuối thai kỳ, phần đầu của thai nhi sẽ bắt đầu chèn vào vùng xương chậu nhiều hơn, làm khí hư ra nhiều và có lẫn máu. Đây là dấu hiệu sắp tới thời điểm chuyển dạ sinh, mẹ bầu cần chú ý.

III. Khí hư ra nhiều thường xuất hiện ở giai đoạn nào trong thai kỳ?

Khí hư có thể xuất hiện ngay sau quá trình thụ tinh từ 1 – 2 tuần. Mẹ bầu có thể ra huyết trắng khi mang thai 3 tháng đầu và kéo dài trong suốt thời gian mang thai. Đặc biệt ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối do lúc này lớp tế bào biểu mô âm đạo tăng lên.

Trong thời kỳ mang thai, nếu thấy khí hư ra loãng, trắng trong hoặc trắng đục, xuất hiện theo đợt hoặc có hiện tượng bung nút nhầy cổ tử cung, mẹ bầu nên đi thăm khám ngay để đánh giá tình trạng chuyển dạ hoặc dấu hiệu rỉ ối cho thai phụ.

IV. Khí hư khi mang thai tuần đầu như thế nào là bất thường?

Mặc dù tiết khí hư khi mang thai là hiện tượng bình thường, tuy nhiên cũng có những trường hợp tiết khí hư không bình thường cần chú ý:

1. Khí hư khi mang thai có màu trắng và vón cục 

Khí hư vón cục như bã đậu khi mang thai, màu trắng kèm theo triệu chứng ngứa, rát, đau khi giao hợp, âm đạo và âm hộ bị đỏ,… là những dấu hiệu của viêm nhiễm do nấm Candida

Trong trường hợp này, bác sĩ chỉ thực hiện điều trị khi mẹ bầu có triệu chứng để làm giảm các triệu chứng bởi nhiễm nấm thường ít gây ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.

Các đặc điểm khí hư khi mang thai tuần đầu là bình thường?
Mẹ bầu có khí hư màu trắng, vón cục như bã đậu kèm ngứa rát là dấu hiệu mẹ bầu nhiễm nấm vùng kín.

2. Khí hư màu trắng xám và mùi hôi 

Khí hư có mùi hôi, màu trắng xám và không gây đau khi giao hợp là dấu hiệu của nhiễm khuẩn âm đạo. Tình trạng này có thể liên quan đến vỡ ối non, sinh non, nhiễm trùng ối và viêm nội mạc tử cung, do đó cần phải điều trị bất kể có hay không có triệu chứng.

3. Khí hư khi mang thai có màu vàng, có mùi hôi 

Khí hư màu vàng kèm theo mùi hôi, cảm giác nóng rát, ra máu sau giao hợp, đau khi giao hợp, tiểu buốt, âm hộ sưng đỏ,… là dấu hiệu viêm âm đạo do Trichomonas. Tác nhân này có thể gây vỡ ối non, sinh non, trẻ nhẹ cân,… vì thế cần điều trị cả cho thai phụ và bạn tình.

Các đặc điểm khí hư khi mang thai tuần đầu là bình thường?
Mẹ bầu có khí hư màu vàng, mùi hôi kèm nóng rát, đau khi giao hợp, tiểu buốt,… là dấu hiệu nhiễm Trichomonas.

4. Khí hư khi mang thai có màu xanh như mủ  

Khí hư có màu xanh giống mủ, kèm theo ngứa ở âm hộ, âm đạo, tiểu đau,… có thể là dấu hiệu viêm cổ tử cung do Chlamydia hoặc lậu cầu. Các tác nhân này đều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi, thậm chí có thể làm sảy thai. Do đó, khi phát hiện nhiễm Chlamydia hoặc lậu cầu, cần điều trị cho cả thai phụ và bạn tình.

5. Khí hư khi mang thai có lẫn máu

Khí hư kèm theo máu có thể liên quan đến viêm nhiễm, động thai, thai lưu, dọa sẩy thai, dọa sanh non,… đặc biệt là khi xuất huyết âm đạo đi kèm đau bụng. Trường hợp này, mẹ bầu phải đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

V. Những lưu ý cho mẹ bầu ra khí hư khi mang thai tuần đầu

Ra khí hư ở bà bầu không phải là một vấn đề lo ngại quá mức, nhưng cũng không nên coi nhẹ. Khi mẹ bầu nhận thấy âm đạo tiết dịch, nên chú ý các điều sau:

  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa sản. Bởi việc tự ý dùng thuốc trong thai kỳ có thể gây nguy hại cho sức khỏe của thai nhi và sự phát triển của bé sau này
  • Thăm khám và điều trị các vấn đề phụ khoa tại các bệnh viện, cơ sở y tế có danh tiếng và uy tín để tránh gặp phải những tình huống không mong muốn cho bà bầu và thai nhi
  • Khi phát hiện khí hư tiết ra bất thường, mẹ bầu nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh lây nhiễm bệnh cho thai nhi.
Các đặc điểm khí hư khi mang thai tuần đầu là bình thường?
Thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh lây nhiễm bệnh cho thai nhi.

VI. Mẹ bầu ra khí hư khi mang thai tuần đầu: Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cơ thể tăng tiết khí hư trong thời kỳ mang thai là hiện tượng hoàn toàn bình thường, tuy nhiên mẹ bầu cần ngay lập tức đến cơ sở y tế nếu nhận thấy khí hư có đặc điểm bất thường sau:

  • Có màu sắc lạ, như trắng đục ngả vàng như mủ, vàng đậm, xanh loãng, có bọt, xám hoặc có vết máu.
  • Đặc quánh hoặc vón cục, lợn cợn.
  • Mùi hôi tanh khó chịu.
  • Triệu chứng kèm theo như ngứa, đau rát, âm hộ sưng đỏ, ra máu sau khi quan hệ, đau khi đi tiểu,…

Khi gặp các dấu hiệu trên, mẹ bầu nên thăm khám ngay để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển an toàn của thai nhi.

VII. Phân biệt khí hư và bong nút nhầy khi sinh con

Khi mẹ bầu chuẩn bị chuyển dạ sắp sinh, thường xảy ra hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung. Nhiều mẹ bầu gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa hiện tượng bong nút nhầy và khí hư khi mang thai. Tuy nhiên, nút nhầy cổ tử cung có điểm đặc trưng khác biệt so với khí hư.

Thông thường, nút nhầy cổ tử cung giống như một khối thạch. Khi bong ra, sẽ kết hợp với một ít máu, do đó màu sắc thường là màu hồng nhạt, có thể xuất hiện vài vệt máu đỏ hoặc màu nâu.

Nút nhầy cổ tử cung thường bong ra vào 3 tháng cuối thai kỳ, khi mẹ bầu chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu nút nhầy bong ra sớm hơn là dấu hiệu của tình trạng sinh non. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên lập tức tới bệnh viện để được can thiệp kịp thời.

Các đặc điểm khí hư khi mang thai tuần đầu là bình thường?
Hình ảnh bong nút nhầy cổ tử cung ở 3 tháng cuối thai kỳ cần phân biệt với khí hư ra nhiều khi mang thai.

VIII. Phân biệt khí hư khi mang thai và nước ối khi sinh con

Chất nhầy như thế nào là có thai? Đây là một thắc mắc của rất nhiều chị em gặp khó khăn trong việc phân biệt khí hư và nước ối. Tuy nhiên nước ối có những đặc điểm riêng biệt có thể giúp mẹ bầu nhận biết.

Nếu dịch âm đạo màu trắng đục, có độ đặc nhất định, không mùi, không ngứa, không lẫn máu và xuất hiện thỉnh thoảng, thì có thể là khí hư khi mang thai. 

Ngược lại, nếu chất lỏng trong suốt hoặc trắng loãng đục, không mùi, có thể lẫn nhầy hoặc máu, đi kèm đau bụng dưới, xuất hiện gần như liên tục thì chính là nước ối. Lượng nước ối khác nhau ở mỗi mẹ bầu, có thể nhiều hoặc ít tuỳ vào tình trạng rỉ ối hay ối vỡ hoàn toàn.

Nước ối đóng vai trò là môi trường chứa dưỡng chất trong túi ối để nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế, rò rỉ nước ối khi mang thai là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm, mẹ bầu cần phải kiểm tra ngay để tránh tình trạng sanh non, nhiễm trùng,…

Các đặc điểm khí hư khi mang thai tuần đầu là bình thường?
Nước ối có vai trò là môi trường chứa dưỡng chất trong túi ối để nuôi dưỡng thai nhi.

IX. Làm gì khi mẹ bầu ra nhiều khí hư khi mang thai tuần đầu?

Ra khí hư khi mang thai là hiện tượng bình thường, tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần quan tâm đặc biệt và tham khảo các cách làm giảm khí hư khi mang thai để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm, bao gồm:

  • Sử dụng sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ và phù hợp, tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh.
  • Sau khi vệ sinh, tắm hoặc tập thể dục, hãy lau khô vùng kín cẩn thận.
  • Tuyệt đối không thụt rửa sâu vào trong âm đạo.
  • Lựa chọn quần lót có chất liệu thoáng mát, rộng rãi.
  • Tuân thủ lịch hẹn thăm khám thai theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi phát hiện dấu hiệu bất thường nào, hãy thăm khám ngay để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. 

X. Phòng ngừa khí hư khi mang thai tuần đầu dành cho mẹ bầu

Để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe phụ khoa trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm. Mẹ bầu nên chọn loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ cho vùng kín như Gel bôi và gel rửa Lavima và nhớ lau khô sau khi đi vệ sinh.
  • Tránh thụt rửa âm đạo: Vì điều này có thể làm thay đổi cân bằng tự nhiên của hệ vi khuẩn trong âm đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể gây ra tình trạng sinh non.
  • Hạn chế tắm bồn: Bởi việc này có thể gây kích ứng và ngứa ở bộ phận sinh dục, đặc biệt là phụ nữ mang thai. 
Các đặc điểm khí hư khi mang thai tuần đầu là bình thường?
Mẹ bầu nên hạn chế tắm bồn để tránh gây kích ứng, ngứa khi mang thai.

XI. Câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu ra khí hư khi mang thai tuần đầu

1. Bị ra nhiều khí hư có phải mang thai không? 

Ra nhiều khí hư có thể là dấu hiệu mang thai hoặc các bệnh lý phụ khoa. Để xác định ra nhiều khí hư do mang thai cần căn cứ thêm các dấu hiệu khác như mất kinh, xuất hiện máu báo thai, bụng to hơn, tăng cân, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, tiểu rắt, ngực căng lên,…

Ngoài ra, chị em có thể dùng que thử thai hoặc đi khám chuyên khoa phụ sản để được chẩn đoán xác định với các phương pháp như khám bụng sản phụ, nghe tim thai, định lượng Beta hCG máu, siêu âm,…

2. Bà bầu ra huyết trắng nhiều có sao không? 

Ra nhiều khí hư khi mang thai là hiện tượng bình thường, mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu huyết trắng bất thường kèm theo các triệu chứng khác như đau rát, ngứa ngáy, chảy máu âm đạo,… thì mẹ bầu cần nhanh chóng thăm khám sản phụ khoa để được chẩn đoán và định hướng điều trị kịp thời.

3. Khí hư bất thường khi mang thai có gây nguy hiểm không?

Khí hư bất thường khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ của cả mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý và thăm khám bác sĩ sản khoa ngay khi có các dấu hiệu bất thường.

Hi vọng các thông tin trên đây đã giải đáp được thắc mắc về khí hư khi mang thai tuần đầu cho mẹ, giúp mẹ nhận biết và có cách xử trí thích hợp khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào về khí hư trong thời kỳ mang thai. Để được tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc vùng kín trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể liên hệ hotline 0963 910 188 để được đội ngũ Được sĩ Đại học tại nhà Lavima.vn hỗ trợ tốt nhất.

| Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok