Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có thể là tình trạng khí hư bất thường, chị em cần xác định đúng nguyên nhân để tìm cách chữa trị thích hợp nhất.
Nhiều chị em mặc dù đã vệ sinh vùng kín cẩn thận, nhưng thỉnh thoảng cơ quan sinh dục vẫn xuất hiện mùi hôi khó chịu. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa. Vậy, vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa xuất phát do đâu? Cách để chữa mùi hôi vùng kín hiệu quả? Dược sĩ Lavima sẽ bật mí ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
- I. Các nguyên nhân gây vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa?
- II. Các dạng thường gặp khi vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa
- III. Các cách chữa vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa hiệu quả
- IV. Mẹo khử mùi hôi vùng kín hiệu quả nhanh ngay tại nhà
I. Các nguyên nhân gây vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa?
Thông thường nhất, khí hư ra nhiều nhưng không ngứa là cảnh báo tình trạng viêm nhiễm của “cô bé”, tuy nhiên vẫn có một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng này, hay gặp đó là:
1. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược, nhất là khi chịu áp lực, căng thẳng hay stress thời gian dài sẽ dễ dẫn đến thay đổi, xáo trộn nồng độ các nội tiết tố, ảnh hưởng nhiều chức năng của các cơ quan, trong đó có cả buồng trứng. Vì thế, chị em sẽ tiết ra nhiều khí hư, gây ẩm ướt khu vực vùng kín nhưng có thể không kèm cảm giác ngứa.
2. Khí hư ra nhiều vào ngày rụng trứng
Ở thời kỳ rụng trứng, tử cung co bóp nhiều cộng với nồng độ estrogen tăng cao khiến âm đạo tiết ra nhiều dịch. Tuy là ra khí hư nhiều nhưng không ngứa và không hôi và đó cũng là sinh lý bình thường của cơ thể.
3. Do kinh nguyệt và sau khi sinh
Trong những ngày kinh nguyệt, vùng kín của chị em thường có mùi nặng hơn bởi máu kinh là hỗn hợp các lớp niêm mạc tử cung, khi thoát ra ngoài cửa âm đạo chúng sẽ tiếp xúc với không khí chứa nhiều vi khuẩn nên sẽ có mùi hôi tanh.
Bên cạnh đó, sau sinh cổ tử cung thường bị giãn rộng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây mùi. Ra khí hư nhiều nhưng không ngứa ở phụ nữ sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường, bởi tử cung trong thời gian đó có xu hướng co bóp nhiều, đẩy hết các nhau thai, sản dịch ra ngoài nên khí hư vì thế cũng ra nhiều hơn. Lúc này, mẹ bỉm cần chú ý chăm sóc vùng kín để tránh dẫn đến viêm nhiễm.
4. Do nước tiểu đọng
Mùi hôi vùng kín thường xuất phát từ sự kết hợp giữa lượng nước tiểu dư thừa và dịch nhầy âm đạo. Sau khi đi vệ sinh, nước tiểu đọng lại trên quần lót, tạo môi trường ẩm ướt lý tưởng cho vi khuẩn gây mùi. Tuy nhiên, vấn đề này có thể giải quyết dễ dàng bằng cách vệ sinh sạch sẽ và sử dụng băng vệ sinh hàng ngày.
5. Do mặc quần lót quá chật
Nếu bạn mặc quần lót quá chật, đặc biệt khi thời tiết nóng, có thể làm tăng tiết mồ hôi nhưng không thoát được hơi. Điều này thường khiến vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa, tuy nhiên, nếu kéo dài có thể tăng nguy cơ viêm nang lông vùng kín.
6. Do dị ứng với bao cao su
Bao cao su được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, trong đó cao su là thành phần phổ biến nhất. Hơn nữa, gel nhầy trên bao cao su có thể chứa các chất khác nhau và có mùi hương kích thích hưng phấn. Tất cả những yếu tố này có khả năng gây kích ứng và khiến vùng kín có mùi hôi khó chịu.
7. Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là có thể do mắc các bệnh viêm phụ khoa
Nhiều chị em chủ quan, nghĩ rằng không ngứa thì không phải bị viêm phụ khoa. Tuy nhiên chỉ có viêm âm đạo do nấm Candida hoặc viêm âm đạo do trùng roi mới kèm các triệu chứng ngứa nhiều, ngứa rát, còn nhiều loại viêm phụ khoa khác thì chỉ biểu hiện khí hư mà không kèm theo ngứa ngáy hoặc nếu có cũng chỉ rất nhẹ.
Để biết tình trạng ra khí hư nhiều nhưng không ngứa của mình thuộc loại viêm nhiễm nào, chị em hãy kiểm tra xem mình có những triệu chứng nào dưới đây nhé:
7.1. Viêm âm đạo do tạp khuẩn
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ và mùi hôi vùng kín thường là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh. Khi bị viêm âm đạo do tạp khuẩn, thường chị em ra khí hư nhiều nhưng không ngứa, đa số chỉ có cảm giác nóng rát vùng kín. Để nhận biết viêm do tạp khuẩn, chủ yếu dựa vào đặc điểm khí hư đặc trưng có màu vàng hoặc trắng xám và có mùi hôi tanh nồng rõ rệt.
Khi bệnh trở nặng, dịch tiết thường có màu sắc lạ, mùi hôi, ngứa, đau rát hoặc chảy máu âm đạo,… Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây viêm đường tiết niệu và các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.
7.2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Giống như viêm âm đạo do tạp khuẩn, viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng ra khí hư nhiều nhưng không ngứa. Viêm lộ tuyến dễ khiến vùng kín bị viêm, gây ra mùi hôi mà không ngứa và còn đi kèm với các triệu chứng như khí hư màu vàng hoặc trắng đục, ít hôi và kèm theo đau thắt lưng, đau bụng dưới, đau nhiều khi quan hệ, khi đi tiểu, thậm chí có thể thấy chảy máu bất thường,…(1) Nếu không được điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và gây vô sinh.
7.3. Viêm cổ tử cung
Đặc điểm của viêm cổ tử cung không quá đặc trưng, chủ yếu hay gặp ra khí hư nhiều màu vàng, có mùi hôi kèm đau tức bụng dưới, đau lưng, đau khi quan hệ,…
7.4. Viêm đường tiết niệu
Ra khí hư nhiều nhưng không ngứa cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm đường tiết niệu. Bệnh thường ra khí hư màu vàng, đau thắt lưng, tiểu rát tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc thậm chí kèm máu, có mùi khai nồng đặc trưng.
7.5. Bệnh lậu
Khi lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae xâm nhập vào cơ thể, thường sống trong môi trường ẩm ướt như bộ phận sinh dục ở nữ giới. Điều này khiến khí hư có mùi hôi, đau vùng bụng dưới, đau rát khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục,…(2) Chị em cần điều trị lậu kịp thời để tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Dấu hiệu nhận biết lúc này là khí hư màu vàng hoặc xanh nõn chuối, có dạng mủ, đặc quánh như keo và có mùi hôi là những triệu chứng nhận biết bệnh lậu. Ngoài ra khí hư nhiều nhưng không ngứa, bạn cũng sẽ thấy tiểu rát tiểu buốt và đau khi quan hệ,…
II. Các dạng thường gặp khi vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa
Dựa vào đặc điểm mùi hôi vùng kín có thể nhận biết sơ bộ tác nhân gây bệnh. Một số dạng mùi hôi ở vùng kín có thể gặp bao gồm:
1. Vùng kín có mùi hôi tanh
Mùi hôi tanh ở vùng kín thường xuất phát từ vi khuẩn phân hủy, gây nhiễm trùng âm đạo. Bình thường, âm đạo là môi trường cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi, hại khuẩn có thể phát triển quá mức gây viêm âm đạo và tạo ra các hợp chất có mùi hôi tanh khó chịu.
Để giải quyết tình trạng này và ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo, chị em cần duy trì vệ sinh cá nhân đúng cách, đảm bảo vùng kín luôn khô ráo và thoáng mát, duy trì một cuộc sống tình dục lành mạnh,…
2. Vùng kín có mùi ngọt hoặc như mùi bia
Mùi ngọt hoặc mùi bia ở vùng kín thường do sự tăng sinh quá mức của nấm Candida trong môi trường âm đạo. Mùi do nấm men gây ra có thể ngọt như mùi bánh quy, mật ong, hoặc giống mùi bánh mì, bia kèm chua nhẹ.
Bên cạnh đó, nhiễm nấm men còn có thể gây cảm giác nóng rát, ngứa, khô ở vùng kín và dịch âm đạo thường có màu ngà trắng, kết dính giống như phô mai.
Ngoài ra, mùi âm đạo cũng thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt do ảnh hưởng của hormone. Đặc biệt, sự sụt giảm hormone sinh dục ở thời kỳ mãn kinh khiến mùi của âm đạo thường trở nên khó chịu và gây khô rát. Tuy nhiên, tình trạng này thường không gây nguy hại lớn cho sức khỏe.
III. Các cách chữa vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa hiệu quả
Đầu tiên, bạn cần xác định nguyên nhân vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là do nguyên nhân nào, nếu bạn nghi ngờ là viêm nhiễm phụ khoa thì cần đến thăm khám ngay tại các bệnh viên chuyên khoa uy tín để các bác sĩ chẩn đoán, điều trị chính xác nhất.
Còn trong trường hợp vùng kín có mùi hôi do sinh lý hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học thì có thể tham khảo các cách chữa mùi hôi vùng kín đơn giản, hiệu quả và an toàn tại nhà như sau:
1. Vệ sinh vùng kín đúng cách, loại bỏ khí hư
Khí hư ra nhiều, đọng lại đáy quần nhỏ trong thời gian lâu không chỉ khiến “cô bé” bí bách, khó chịu mà còn tạo điều kiện ẩm ướt thuận lợi cho nấm khuẩn phát triển thành viêm nhiễm. Vì thế, việc vệ sinh vùng kín thường xuyên, đúng cách để rửa sạch khí hư là rất quan trọng.
Để rửa sạch được khí hư, nhất là những khí hư bất thường trong trường hợp viêm nhiễm, chị em nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng hoặc tìm một loại sản phẩm đảm bảo có pH từ 3,8 – 4,5 phù hợp với pH âm đạo. Vì nếu sản phẩm vệ sinh không phù hợp đôi khi có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn do mất cân bằng vi sinh và pH vùng kín.
Ngoài ra, chị em nên cần lưu ý cách chăm sóc sức khỏe vùng kín như:
- Tắm và vệ sinh vùng kín hằng ngày bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, có thành phần lành tính, an toàn như Gel rửa và gel bôi Lavima đặc biệt khi mồ hôi nhiều hoặc sau khi tập thể dục.
- Thường xuyên thay đồ lót, ít nhất 1 lần mỗi ngày. Giặt riêng quần lót bằng nước giặt đồ lót Lavima và phơi dưới nắng để khử trùng.
- Chọn đồ lót vừa vặn, thoáng mát, được làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi như cotton là tốt nhất.
- Tránh để xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh tiếp xúc với âm đạo.
- Sử dụng khăn mềm, sạch để lau khô vùng kín sau khi tắm và vệ sinh bằng cách lau từ trước ra sau để hạn chế nguồn bệnh từ hậu môn.
- Cần quan hệ tình dục an toàn và nên sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm bệnh.
2. Bổ sung lợi khuẩn probiotic
Để bảo vệ sức khỏe vùng kín, cân bằng pH âm đạo, chị em cần bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe như sữa chua không đường, sữa chua Hy Lạp,… trong chế độ ăn của mình. Hoặc cũng có thể bổ sung các loại men vi sinh phụ khoa Lavima Biotic giúp cung cấp các lợi khuẩn và tăng sức đề kháng cơ thể.
3. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và mùi của vùng kín. Để hạn chế mùi, bạn có thể tránh ăn nhiều các thực phẩm dễ gây mùi hôi vùng kín như hành, tỏi, măng tây, mít, sầu riêng, thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán, cà phê, rượu, bia,…
Chị em cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung lợi khuẩn vùng kín bằng cách ăn sữa chua không đường hoặc dùng men vi sinh Lavima Biotic.
4. Nâng cao đề kháng, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress
Thực hiện chế độ ngủ nghỉ và sinh hoạt điều độ, khoa học, thường xuyên tập luyện thể thao cũng như giữ tinh thần thoải mái luôn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Nó sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và hạn chế những biến động về nồng độ nội tiết tố, giữ cho “cô bé” khỏe mạnh, đồng thời tạo hàng rào bảo vệ tự nhiên tránh sự xâm hại của nấm khuẩn.
5. Quan hệ tình dục an toàn
Duy trì quan hệ tình dục an toàn là biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển gây mùi hôi, do đó bạn cần thực hiện:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ bằng nước sạch và sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ từ dược liệu tự nhiên như Lavima. Ngoài khả năng làm sạch, sản phẩm này còn giúp ngừa mùi hôi hiệu quả, an toàn.
- Sử dụng bao cao su để ngăn ngừa lây nhiễm mầm bệnh cho bạn tình.
- Tránh sử dụng gel bôi trơn có mùi hương vì chúng có thể gây kích ứng và thay đổi môi trường pH, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển.
>> Xem thêm: gel bôi trơn tốt nhất
6. Phòng ngừa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Các bệnh vùng kín nói chung đều rất dễ lây nhiễm qua đường tình dục mà nguyên nhân là do quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến lây nhiễm chéo.
Thế nên, khi ra khí hư nhiều nhưng không ngứa tốt nhất nên kiêng quan hệ trong quá trình điều trị, nếu không phải sử dụng các biện pháp an toàn, đồng thời trước sau khi quan hệ cần vệ sinh sạch sẽ với cả nam và nữ. Đây cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh tái phát.
IV. Mẹo khử mùi hôi vùng kín hiệu quả nhanh ngay tại nhà
Như đã nói, với tình trạng vùng kín có mùi hôi do sinh lý hoặc tiết dịch khí hư bất thường nhưng ở mức độ nhẹ, chị em có thể thử áp dụng các phương pháp dân gian để làm giảm nhanh mùi hôi vùng kín tại nhà như sau.
Tuy nhiên, lưu ý rằng đây chỉ là mẹo xử có hiệu quả tức thì, không trị bệnh dứt điểm và tận gốc, nhất là đối với các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa nặng. Chị em cần thăm khám phụ khoa tại bệnh viện chuyên môn uy tín để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
1. Xông hơi khử mùi vùng kín bằng lá trầu không
Lá trầu không có chứa các thành phần hoạt động như kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, vì được nhiều chị em ứng dụng để vệ sinh, giảm sưng và viêm nhiễm vùng kín.
Để khử hôi vùng kín với lá trầu không, bạn cần thực hiện với các bước như sau:
- Bước 1: Rửa sạch lá trầu, sau đó đun sôi với nước và thêm ít muối trắng.
- Bước 2: Đợi nước nguội vừa phải rồi thực hiện xông vùng kín khoảng 15 phút. Lặp lại 2 – 3 lần/tuần sẽ thấy mùi hôi giảm dần.
2. Dùng lá húng quế
Trong lá húng quế có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Vì vậy, việc sử dụng lá húng quế để loại bỏ mùi hôi ở vùng kín được nhiều người tin dùng. Bạn sử dụng húng quế bằng cách đun sôi với nước, chờ nước nguội dần thì rửa và lau khô vùng kín. Thực hiện đều đặn 3 lần/tuần sẽ giúp loại bỏ mùi hôi hiệu quả.
3. Dùng ngải cứu
Ngải cứu có khả năng hỗ trợ giảm tình trạng viêm âm đạo và loại bỏ mùi hôi hiệu quả. Bạn thực hiện đun nước ngải cứu đến khi nước chuyển sang màu vàng. Sau đó, sử dụng nước ngải cứu này để rửa quanh vùng kín. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần, tuy nhiên nếu tình trạng không được cải thiện, bạn nên thăm khám bác sĩ để được điều trị đúng cách.
4. Dùng dung dịch vệ sinh có chiết xuất trầu không
Dung dịch vệ sinh phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và khử mùi hôi cho vùng kín. Theo các chuyên gia, ngoài lá trầu không, có nhiều thảo dược khác cũng có tác dụng tốt trong việc vệ sinh vùng kín như lô hội, cúc La Mã, dâu tằm,… Do đó, bạn nên lựa chọn loại dung dịch kết hợp chiết xuất từ các nguyên liệu này để vệ sinh hằng ngày, đặc biệt là trong kỳ kinh, trước và sau khi quan hệ,…
Bài viết trên đây Lavima đã giải pháp các nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa và cách chữa vùng kín có mùi hôi hiệu quả tại nhà. Trong đó, nếu các bạn cần tư vấn, hướng dẫn chăm sóc vùng kín cụ thể hơn thì có thể liên hệ hotline 0963 910 188 để được đội ngũ Dược sĩ Lavima.vn hỗ trợ tận tâm, chi tiết!
Tài liệu tham khảo:
(1)https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23053-cervical-ectropion
(2)https://www.webmd.com/sexual-conditions/gonorrhea
| Có thể bạn quan tâm:
- Khí hư ra nhiều – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị tốt
- Huyết trắng vón cục như bã đậu là dấu hiệu của bệnh gì?
- Chữa Khí Hư Ra Loãng Như Nước Từ A Tới Z
- 5 Điều Về Bệnh Huyết Trắng Có Máu Bạn Cần Biết