Viêm lộ tuyến cổ tử cung là khi tế bào tuyến bên trong xâm lấn ra ngoài cổ tử cung và bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn, nấm… Bệnh chia làm 3 phân độ 1, 2, 3.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong các bệnh lý về phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và nếu không điều trị đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, bạn hãy xem ngay bài viết sau nhé!
Mục Lục
- I. Tìm hiểu: Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?
- II. Các triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung cần biết
- III. Các nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung
- IV. Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không? Tác hại
- V. Chẩn đoán viêm lộ tuyến cổ tử cung ở phụ nữ
- VI. Các phương pháp điều trị viêm lộ tuyến
- VII. Cách phòng ngừa bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
- VIII. Giải đáp: Các câu hỏi thường gặp về viêm lộ tuyến cổ tử cung nữ giới
I. Tìm hiểu: Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung (Cervical Ectropion) còn được gọi là viêm lộ tuyến là tình trạng các tế bào tuyến bên trong cổ tử cung phát triển lấn ra ngoài và vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên chị em thường gặp hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, khí hư có mùi,… dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Viêm lộ tuyến chia thành 3 cấp độ như sau:
- Độ 1: Tế bào tuyến chỉ mới lan ra bên ngoài, gây viêm chưa quá 30% diện tích cổ tử cung và có thể chưa biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.
- Độ 2: Diện tích tổn thương khoảng 50 – 70% cổ tử cung. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Độ 3: Diện tích tổn thương lan rộng hơn 70% cổ tử cung. Các triệu chứng nặng hơn và nguy cơ biến chứng cao, do đó cần được điều trị ngay.
Hầu hết viêm lộ tuyến là tổn thương lành tính, tuy nhiên, một số trường hợp ác tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn cần nhận biết các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn sớm để thăm khám và điều trị kịp thời.
II. Các triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung cần biết
Cách nhận biết triệu chứng viêm lộ tuyến qua từng phân độ như sau:
1. Viêm lộ tuyến tử cung độ 1
Ở giai đoạn đầu của bệnh, các tế bào tuyến trong cổ tử cung chỉ mới đã bắt đầu phát triển ra bên ngoài và viêm nhiễm nhẹ nên chưa có dấu hiệu rõ ràng.
Một số triệu chứng có thể gặp:
- Khí hư xuất hiện ở thời điểm bất thường so với chu kỳ rụng trứng
- Khí hư có màu sắc lạ như trắng đục, vàng, xanh, nâu, xám…
- Khí hư có mùi hôi khó chịu kèm theo ngứa ngáy âm đạo.
Khả năng chữa khỏi ở giai đoạn 1 là rất cao, do đó chị em cần chú ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể để thăm khám càng sớm càng tốt.
2. Viêm lộ tuyến tử cung độ 2
Ở giai đoạn 2, các triệu chứng cũng giống như giai đoạn đầu và có thể kèm theo cảm giác đau rát hoặc chảy máu ở vùng kín sau quan hệ.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm lộ tuyến có thể tiến triển lên độ 3. Từ đó làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, thậm chí là ung thư cổ tử cung.
3. Viêm lộ tuyến tử cung độ 3
Viêm lộ tuyến độ 3 (viêm lộ tuyến diện rộng) là tình trạng tổn thương đã rất nặng. Các triệu chứng bao gồm:
- Đau và chảy máu âm đạo khi quan hệ với bạn tình
- Khí hư ra nhiều hơn bình thường, có màu sắc lạ và có mùi hôi tanh khó chịu
- Chảy máu âm đạo nhưng không phải vào chu kỳ kinh nguyệt
- Cơ thể mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, đau thắt bụng
- Giảm ham muốn quan hệ tình dục
4. Viêm lộ tuyến bẩm sinh là gì?
Viêm lộ tuyến bẩm sinh cũng là tổn thương lành tính, tuy nhiên, không phải do tác nhân bên ngoài mà đã có sẵn khi mới sinh ra.
Bệnh lý này thường hiếm gặp, do khi người mẹ mang thai bị cường estrogen. Lượng estrogen này sẽ theo máu sang thai nhi làm thay đổi pH âm đạo, thúc đẩy tế bào tuyến phát triển ra ngoài cổ tử cung và gây viêm.
III. Các nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể là do bẩm sinh hoặc nhiều nguyên nhân khác trong cuộc sống như:
1. Vệ sinh vùng kín sai cách
Đây là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục, trong thời kỳ kinh nguyệt, sau sinh…
2. Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc quan hệ với nhiều bạn tình cũng là nguyên gây ra tình trạng viêm nhiễm và các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV…
3. Mắc các bệnh lý phụ khoa khác
Khi bạn mắc các bệnh lý phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, mụn cóc sinh dục… sẽ tăng nguy cơ bị viêm lộ tuyến.
4. Lạm dụng thủ thuật phụ khoa
Cổ tử cung có thể bị tổn thương khi bạn thực hiện các thủ thuật như nạo phá thai, đặt vòng tránh thai sai cách… Từ đó khiến vi khuẩn có hại tấn công gây viêm nhiễm phụ khoa.
5. Thay đổi nội tiết tố nữ
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng gây nên viêm lộ tuyến cổ tử cung, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh và trong độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh.
6. Không khám sức khỏe phụ khoa định kỳ
Tâm lý chủ quan không khám sức khỏe phụ khoa định kỳ là nguyên nhân khiến bệnh được phát hiện trễ và khó điều trị hơn. Theo khuyến cáo, chị em nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
IV. Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không? Tác hại
Bản chất của viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lành tính, không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng nếu để lâu dài sẽ biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng làm mẹ của chị em. Vì vậy, việc điều trị chuyên nghiệp nên được tiến hành càng sớm càng tốt.
1. Ảnh hưởng đến chất lượng đời sống
Viêm lộ tuyến gây triệu chứng khó chịu như tăng tiết khí hư, mùi hôi tanh, vùng kín bị ngứa ngáy… khiến chị em tự ti, giảm chất lượng cuộc sống.
2. Giảm ham muốn quan hệ tình dục
Viêm lộ tuyến có thể gây đau rát và chảy máu khi quan hệ tình dục làm trở ngại cuộc yêu, lâu ngày sẽ giảm ham muốn và ảnh hưởng hạnh phúc gia đình.
3. Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa khác
Tế bào tuyến xâm lấn ra ngoài cổ tử cung sẽ tiết trong âm đạo, từ đó tạo môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn gây hại phát triển và gây thêm bệnh viêm phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng…
4. Nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn
Viêm lộ tuyến gây tăng tiết dịch âm đạo và dịch tiết này sẽ cản trở tinh trùng di chuyển đến gặp trứng. Hơn nữa, viêm nhiễm làm pH trong âm đạo thay đổi khiến tinh trùng khó sống sót, từ đó làm giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh.
5. Nguy cơ bị ung thư cổ tử cung
Viêm lộ tuyến nặng lâu ngày không khỏi, bị tái phát nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
6. Nguy cơ sảy thai, sinh non nếu mang thai
Nếu mẹ bầu mang thai mà bị viêm lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ miễn dịch của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.
V. Chẩn đoán viêm lộ tuyến cổ tử cung ở phụ nữ
Để chẩn đoán có phải là bệnh viêm lộ tuyến và mức độ viêm lộ tuyến, các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định các cận lâm sàng cần thực hiện như:
- Siêu âm đầu dò: Xác định chính xác tình trạng và cấp độ bệnh thông qua hình ảnh siêu âm
- Xét nghiệm dịch âm đạo: Xác định chính xác tác nhân gây bệnh
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
VI. Các phương pháp điều trị viêm lộ tuyến
Chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ và biểu hiện triệu chứng của người bệnh. Các phương pháp để điều trị viêm lộ tuyến hiện nay::
1. Điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc đặt âm đạo
Đối với viêm lộ tuyến giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặt âm đạo để tiêu diệt vi khuẩn giúp cải thiện tình trạng viêm, ngứa rát và tiết dịch… Thông thường, một liệu trình đặt thuốc khoảng 10 – 14 ngày.
Điều trị bằng thuốc là phương pháp đơn giản, hiệu quả nhanh, tuy nhiên chỉ có tác dụng điều trị tình trạng viêm nhiễm, không điều trị dứt điểm phần lộ tuyến bệnh nên vẫn có nguy cơ tái phát. Do đó bạn cần phải theo dõi bệnh thường xuyên.
2. Diệt lộ tuyến bằng cách đốt laser
Đốt diệt tuyến laser là phương pháp sử dụng tia laser để tiêu diệt tế bào tuyến xâm lấn ra ngoài mặt cổ tử cung, kích thích tế bào biểu mô lát phục hồi nhanh và tránh nguy cơ tái nhiễm sau thủ thuật.
3. Điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp áp lạnh
Phương pháp này làm các tế bào viêm đông lại bằng cách dùng một dụng cụ y tế bằng kim loại áp sát vào vùng tổn thương và bơm nitơ lỏng vào. Đây là phương pháp xâm lấn nhanh và có thể tiêu diệt được tác nhân gây bệnh.
4. Chữa viêm lộ tuyến bằng phương pháp Dao LEEP
Phương pháp sử dụng dao LEEP để cắt bỏ hoàn toàn tế bào bị viêm. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất và quá trình hồi phục sau thủ thuật khá nhanh.
VII. Cách phòng ngừa bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Để phòng ngừa bệnh, bạn cần cải thiện lối sống và sinh hoạt lành mạnh, như sau:
- Quan hệ tình dục với biện pháp an toàn như bao su
- Tránh hoạt động tình dục thô bạo gây tổn thương vùng kín
- Không nạo phá thai
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt
- Không dùng tay thụt rửa sâu vào trong âm đạo
- Lựa chọn nội y vừa vặn, không mặc quần lót quá chật gây bí
- Chế độ ăn uống khoa học, ăn rau xanh, trái cây, sữa chua không đường mỗi ngày và bổ sung thêm men vi sinh vùng kín
- Hạn chế tối đa kháng sinh, không tự ý dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Thăm khám sức khoẻ phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần
VIII. Giải đáp: Các câu hỏi thường gặp về viêm lộ tuyến cổ tử cung nữ giới
1. Viêm lộ tuyến có gây chậm kinh không?
Viêm lộ tuyến không ảnh hưởng đến kinh nguyệt, tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách làm viêm lan rộng sang tử cung, vòi trứng và buồng trứng thì có thể gây rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, kỳ kinh kéo dài, màu máu kinh khác thường…
2. Viêm lộ tuyến để lâu có sao không?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh viêm phụ khoa phổ biến ở nữ giới, lành tính và không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để lâu không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng phụ khoa nguy hiểm, thậm chí là ung thư cổ tử cung.
3. Sau sinh bao lâu thì chữa viêm lộ tuyến được?
Sau sinh là thời điểm nhạy cảm do cơ thể lúc này chưa hoàn toàn phục hồi nên cần cẩn trọng trong quá trình điều trị. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị tùy theo tình trạng của mình.
4. Bị viêm lộ tuyến bị chảy máu có sao không?
Nếu bạn thấy triệu chứng đau bụng dưới, chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục thì có khả năng viêm lộ tuyến đang chuyển biến nặng hơn, lúc này bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa ngay để chẩn đoán, điều trị đúng cách và kịp thời.
5. Bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có tự khỏi được không?
Viêm lộ tuyến mức độ nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên vẫn cần theo dõi định kỳ để tránh chuyển biến nặng. Điều quan trọng là ngay khi có dấu hiệu viêm lộ tuyến bạn nên đi khám ngay, khi biết được tình trạng cụ thể thì bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp.
Hiện tại, có nhiều phương pháp để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung một cách hiệu quả. Điều quan trọng là ngoài việc điều trị bằng y khoa chuyên nghiệp, bạn cũng cần thay đổi lối sống và sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa viêm lộ tuyến tái phát thường xuyên.
Trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung, ngứa rát, khí hư nhiều, bạn có thể kết hợp bộ sản phẩm Gel rửa, Gel bôi và Viên uống phụ khoa Lavima Biotic tại Lavima.vn hoặc gọi đến số hotline 0963 910 188 để nhận tư vấn từ Dược sĩ Đại học có kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ khoa nhé!
| Có thể bạn quan tâm:
- Nhận biết ngay 5+ dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung
- Đốt viêm lộ tuyến bao lâu thì khỏi và ảnh hưởng gì không?
- Top 8 loại thuốc đặt viêm lộ tuyến tốt nhất hiện nay 2024