Viêm phụ khoa là bệnh gì? Tìm hiểu ngay nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng, cách điều trị và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa. Tìm hiểu ngay!

Chị em tuyệt đối không được bỏ qua các dấu hiệu như ngứa vùng kín, tiết khí hư bất thường, xuất huyết âm đạo,… vì đây có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đang bị viêm nhiễm phụ khoa. 

Trong bài viết dưới đây dược sĩ nhà Lavima sẽ giải đáp thật chi tiết về các nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả khi chị em bị viêm nhiễm phụ khoa. 

Viêm phụ khoa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Viêm phụ khoa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị. Tìm hiểu ngay!

I. Viêm phụ khoa là bệnh gì?

Viêm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục nữ bao gồm viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và dây chằng tử cung. Bệnh lý này thường xảy ra ở những chị em đã quan hệ tình dục, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. 

Viêm phụ khoa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Viêm phụ khoa là hiện tượng viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục nữ

Viêm phụ khoa có thể xuất phát do thói quen vệ sinh vùng kín sai cách, do nguyên nhân sinh lý hay do sự phát triển quá mức của nấm khuẩn, từ đó gây ngứa rát và viêm nhiễm tại vùng kín. 

II. Các nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa

Viêm phụ khoa ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của chị em. Để biết cách chữa trị và phòng ngừa hợp lý, chị em cần nắm rõ các nguyên nhân gây viêm phụ khoa, cụ thể là: 

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: việc sử dụng dầu gội, sữa tắm, xà phòng để vệ sinh vùng kín hay dùng các dung dịch vệ sinh chứa thành phần gây kích ứng tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển gây viêm nhiễm. Thói quen thụt rửa quá mức trong âm đạo, không vệ sinh kỹ trong những ngày hành kinh hay trước và sau khi quan hệ tình dục cũng gây viêm phụ khoa. 
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: việc quan hệ quá sớm, quan hệ với nhiều bạn tình, thực hiện những động tác thô bạo hay không dùng bao cao su khiến cho vùng kín dễ bị tổn thương gây viêm phụ khoa. 
  • Rối loạn nội tiết tố: phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh hay phụ nữ mang thai thường bị rối loạn nồng độ hormone estrogen, từ đó gây tiết quá mức hay giảm tiết dịch âm đạo. 
Viêm phụ khoa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Phụ nữ mang thai dễ bị viêm nhiễm phụ khoa do bị rối loạn nội tiết tố
  • Sử dụng quần lót không phù hợp: thói quen mặc quần lót bó sát, quần ẩm ướt hay lựa chọn quần con có chất liệu khó thấm mồ hôi gây bí bách bộ phận sinh dục.
  • Nhiễm trùng nấm khuẩn, trùng roi: khi có sự mất cân bằng hệ vi sinh vật âm đạo sẽ khiến hại khuẩn, vi nấm hay trùng roi Trichomonas phát triển quá mức gây viêm phụ khoa. 
  • Biến chứng sau phá thai, sinh nở: nạo phá thai nhiều lần, phá thai ở những cơ sở không đảm bảo vệ sinh hay đặt những dụng cụ tử cung dễ làm vi khuẩn lây lan sâu vào vùng kín gây viêm nhiễm. 

III. Dấu hiệu khi bị viêm nhiễm phụ khoa

Các dấu hiệu khi bị viêm nhiễm phụ khoa rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Do đó, khi bắt gặp các triệu chứng bên dưới chị em nên đi thăm khám phụ khoa. 

1. Ngứa vùng kín

Ngứa rát tại vùng kín là dấu hiệu phổ biến và thường xuất hiện trước tiên khi bị viêm phụ khoa, tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của viêm phụ khoa. Một số chị em cảm thấy ngứa theo từng cơn, số khác lại ngứa ngáy dữ dội đặc biệt vào ban đêm. Những trường hợp nặng, còn thấy xuất hiện những nốt mụn đỏ xung quanh bộ phận sinh dục. 

Viêm phụ khoa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Ngứa vùng kín là dấu hiệu xuất hiện trước tiên khi bị viêm nhiễm phụ khoa

Nguyên nhân chủ yếu gây ngứa bộ phận sinh dục là do nấm khuẩn và trùng roi Trichomonas phát triển lấn át lợi khuẩn, từ đó gây mất cân bằng vi sinh trong âm đạo. 

2. Khí hư ra bất thường

Thông thường, huyết trắng hay dịch tiết âm đạo có màu trắng trong, dai dính như lòng trắng trứng, không có mùi hay có mùi rất nhẹ(1). Thế nhưng, khi huyết trắng nhiễm bệnh lý hay còn gọi là khí hư thì chúng sẽ có mùi vị, màu sắc và độ đặc khác thường.

Khí hư có mùi hôi nồng khó chịu, vón cục, xuất hiện dạng bã đậu hay chuyển từ màu trắng trong sang trắng đục, vàng, xanh, xám hay nâu thì rất có thể chị em đang bi viêm phụ khoa. 

3. Tiểu buốt khi bị viêm nhiễm phụ khoa 

Khác với viêm nhiễm nam khoa, phụ nữ có đường tiết niệu gần với bộ phận sinh dục do đó nấm khuẩn dễ lây lan sang gây viêm đường tiểu. Nhiều chị em sẽ cảm thấy đau buốt khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu són hay tiểu không kiểm soát được. 

Viêm phụ khoa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Chị em có thể cảm thấy tiểu buốt, tiểu són khi bị viêm phụ khoa

4. Xuất huyết âm đạo bất thường 

Khi mắc các bệnh lý phụ khoa, chị em sẽ bị chảy máu âm đạo khác thường ngoài kỳ kinh, đặc biệt là xuất huyết khi quan hệ tình dục.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị rong kinh hay xuất kinh quá nhiều. Khi đó, bạn cần đến phòng khám phụ khoa để kiểm tra vì đó không chỉ là dấu hiệu của viêm phụ khoa mà còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. 

5. Đau bụng kinh dữ dội

Vào những ngày hành kinh, chị em sẽ thấy xuất hiện những cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới và máu kinh có thể bị đổi màu sang đen sẫm hoặc kèm theo mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, bạn cần chú ý khi bị đau bụng kinh kèm theo buồn nôn, chóng mặt, sắc mặt nhợt nhạt,… đây là dấu hiệu khi bị viêm phụ khoa nặng.  

Viêm phụ khoa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Chị em thường xuất hiện những cơn đau dữ dội vào những ngày hành kinh khi bị viêm phụ khoa

6. Đau vùng chậu

Âm đạo bị viêm nhiễm hay bị khô rát sẽ khiến cho chị em thấy đau nhức ở vùng chậu khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, tình trạng này cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như u nang buồng trứng, mang thai ngoài tử cung,… 

IV. Biến chứng khi bị viêm phụ khoa

Khi bị viêm phụ khoa kéo dài lâu ngày mà không được điều trị đúng cách thì sẽ gây ra các biến chứng sau đây: 

  • Viêm phụ khoa làm thay đổi độ pH tự nhiên và hệ vi sinh âm đạo, làm cản trở sự di chuyển của tinh trùng cũng như giảm chất lượng tinh trùng.
Viêm phụ khoa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Viêm phụ khoa làm cản trở sự di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng và giảm chất lượng tinh trùng
  • Viêm phụ khoa cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, bệnh lậu, mụn rộp sinh dục, giang mai hay Chlamydia,…
  • Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm nhiễm có thể lây sang các lớp tế bào tuyến của cổ tử cung gây viêm lộ tuyến cổ tử cung, thậm chí gây viêm tắc vòi dẫn trứng, ung thư cổ tử cung và vô sinh.  
  • Ngoài ra, bệnh lý này còn khiến cho chị em cảm thấy tự ti, mặc cảm, trốn tránh vấn đề chăn gối, từ đó gây tác động lớn đến hạnh phúc gia đình. 

V. Cách điều trị viêm phụ khoa

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chữa trị khác nhau, thông thường sau khi tìm ra tác nhân gây bệnh cụ thể bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc hay thực hiện can thiệp ngoại khoa. 

1. Sử dụng thuốc điều trị viêm phụ khoa

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa bằng thuốc uống, thuốc bôi hay thuốc đặt âm đạo thường áp dụng cho trường hợp viêm phụ khoa chưa lan rộng và chưa gây nhiều biến chứng. Các loại thuốc đó thường chứa thành phần kháng sinh hay kháng nấm để ngăn ngừa viêm nhiễm và loại bỏ tác nhân gây bệnh. 

Viêm phụ khoa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Thuốc đặt âm đạo thường được bác sĩ chỉ định khi bị viêm phụ khoa do nhiễm nấm

Khi sử dụng thuốc, chị em cần tuân thủ đúng liều lượng cũng như tần suất sử dụng để đạt được hiệu quả tối đa. Tránh lạm dụng thuốc vì sẽ gây hiện tượng đề kháng kháng sinh hay nhờn thuốc. 

2. Điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa thường được bác sĩ tiến hành khi vùng viêm lan rộng hay khi bệnh nhân đã dùng thuốc nhưng không thuyên giảm. Các biện pháp này cho hiệu quả nhanh chóng và ít tái phát: 

Viêm phụ khoa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Phương pháp đốt laser được dùng để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
  • Phẫu thuật thông tắc vòi dẫn trứng hay cắt ống dẫn trứng. 

VI. Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có sao không?

Viêm phụ khoa khi mang thai gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi. Môi trường âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm khuẩn gây nhiễm trùng phụ khoa, mẹ dễ bị nhiễm khuẩn ối, rò rỉ ối. Còn trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, sinh non, mắc các bệnh lý về mắt hay bị suy giảm miễn dịch. 

VII. Cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả

Để tránh rơi vào tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm phụ khoa chị em cần tuân thủ các biện pháp sau đây: 

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: vệ sinh vùng kín sạch sẽ từ trước ra sau, đặc biệt vào các ngày đèn đỏ hay trước và sau khi quan hệ tình dục. Không chà xát mạnh vào sâu bên trong âm đạo, không dùng xà phòng, sữa tắm để làm sạch vùng kín mà cần dùng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ lành tính như Gel rửa và gel bôi Lavima để làm sạch và ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa bởi 100% thảo dược từ thiên nhiên.  
  • Dùng quần lót phù hợp: chị em nên giặt sạch và phơi quần con dưới ánh nắng mặt trời, chọn mua quần lót có chất liệu cotton thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi. Đặc biệt, chị em cần tránh mặc quần lót quá chật hay quần ẩm ướt vì sẽ khiến nấm mốc sinh sôi nhanh hơn. 
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ: chị em cần đến phòng khám phụ khoa tối thiểu 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe vùng kín định kỳ cũng như để phòng ngừa các bệnh lý phụ khoa. 
Viêm phụ khoa là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Chị em nên thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa
  • Bổ sung lợi khuẩn vùng kín: bên cạnh việc ăn sữa chua không đường hay sữa chua Hy Lạp, chị em hoàn toàn có thể dùng men vi sinh vùng kín Lavima Biotic để phòng chống viêm nhiễm, cân bằng hệ vi sinh âm đạo.  
  • Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh: dùng bao cao su khi giao hợp, quan hệ nhẹ nhàng với chỉ 1 bạn tình, tránh quan hệ quá sớm. 
  • Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: bạn cần tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh để tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe vùng kín, hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều đường và thức ăn dầu mỡ. 
  • Không nạo phá thai: việc nạo phá thai thường xuyên đặc biệt những cơ sở không uy tín không chỉ gây viêm nhiễm trầm trọng mà còn ảnh hưởng lớn đến thiên chức làm mẹ sau này. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thật nhiều kiến thức bổ ích về hiện tượng viêm nhiễm phụ khoa. Chị em cần thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý vùng kín nguy hiểm. 

Ngoài ra, chị em cần tư vấn thêm về cách chăm sóc vùng kín thì có thể nhờ Đội ngũ Dược sĩ Đại học nhà Lavima.vn hỗ trợ miễn phí, tận tâm và chi tiết bằng cách gọi ngay đến hotline 0963 910 188.

| Có thể bạn quan tâm:

Nguồn tham khảo: 

(1)https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/4719-vaginal-discharge

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok