Bệnh huyết trắng thường gặp ở phụ nữ, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm tạp khuẩn, nấm Candida hoặctrùng roi Trichomonas….
Bệnh huyết trắng là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến mà chị em nào cũng có thể gặp phải. Phần lớn phụ nữ thường coi thường vấn đề này, không tìm kiếm điều trị, dẫn đến những hậu quả không lường trước. Vậy huyết trắng là gì làm sao hết? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!
| Có thể bạn quan tâm:
Mục Lục
I. Bệnh huyết trắng là gì?
1. Huyết trắng bình thường là gì? Bệnh huyết trắng là gì?
Huyết trắng (còn gọi là dịch tiết âm đạo hay khí hư) là chất lỏng trong suốt, màu trắng đục hoặc màu trắng chảy ra từ âm đạo người phụ nữ, bắt đầu ở bé gái tuổi dậy thì và tiếp diễn ở phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh.
Huyết trắng bình thường (tình trạng sinh lý) là dịch tiết từ âm đạo, màu trắng sữa hoặc trong như lòng trắng trứng, độ nhớt cao và thường không có mùi hôi khó chịu. Dịch tiết đóng vai trò cân bằng độ ẩm, chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại và tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển trong âm đạo.
Khi dịch tiết bình thường chỉ tiết khoảng 1 – 4 ml mỗi ngày, tuy nhiên nếu dịch tiết thay đổi về số lượng, màu sắc, mùi hôi kèm theo các viêm nhiễm sinh dục thì được gọi là bệnh huyết trắng.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp huyết trắng sinh lý nhưng có thể làm thay đổi đặc tính của dịch tiết và không nguy hiểm như:
- Phụ nữ mang thai, cho con bú
- Phụ nữ đang trong giai đoạn rụng trứng hay kì kinh nguyệt
- Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và kinh
- Sử dụng thuốc tránh thai
- Thay đổi nội tiết tố nữ khi căng thẳng, stress
- Một số loại thuốc cũng có thể làm thay đổi dịch tiết âm đạo
Ngoài những trường hợp kể mà vẫn thấy dịch âm đạo bất thường, các chị em không được chủ quan mà hãy theo dõi những biểu hiện khác bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.
2. Vai trò của huyết trắng
Dịch tiết âm đạo có vai trò đặc biệt đối với phụ nữ với những tác dụng quan trọng như:
- Là chất bôi trơn đặc biệt, giúp duy trì sự ổn định trong môi trường âm đạo của phụ nữ.
- Giữ cho âm đạo luôn đủ ẩm và hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh. Bởi vì dịch âm đạo có độ pH thấp, tạo môi trường axit, nên nó có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
- Tạo điều kiện thuận lợi để tinh trùng có thể tiến qua âm đạo và tiếp cận tử cung để thụ tinh với trứng.
II. Các dấu hiệu nhận biết bệnh huyết trắng
Bạn có thể nhận biết bệnh huyết trắng (tình trạng bệnh lý) qua các dấu hiệu sau:
- Nếu dịch âm đạo có màu nhạt và đi kèm với tình trạng nhầy, dính hoặc loãng giống nước, chị em cần chú ý đến khả năng mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, tăng sản nội mạc tử cung do sự tăng cường của hormone estrogen, hoặc cả bệnh u xơ cổ tử cung và polyp tử cung.
- Nếu dịch âm đạo có màu vàng, loãng, và giống váng sữa, đây có thể là dấu hiệu cho thấy chị em đang bị căng thẳng và stress.
- Trường hợp dịch âm đạo màu đục, có mùi hôi, tiết nhiều, có thể có màu xanh hoặc vàng đậm, và có bọt, cần xem xét khả năng mắc bệnh hoặc tình trạng không bình thường.
- Ngoài ra, bệnh huyết trắng còn biểu hiện khi khí hư ra nhiều bất thường (trên 4ml)
- Màu sắc của dịch tiết thay đổi như xanh, vàng, trắng đục, nâu…
- Khí hư có mùi hôi khó chịu
- Cảm giác ngứa hoặc rát âm đạo
- Đau rát khi quan hệ hoặc đau khi đi tiểu tiện
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới
III. Các nguyên nhân gây bệnh huyết trắng thường gặp
Dưới đây là các nguyên nhân bị huyết trắng ở phụ nữ thường gặp nhất:
1. Do nhiễm khuẩn âm đạo
Âm đạo chứa hệ vi sinh vật chung sống với nhau và được cân bằng nhờ pH âm đạo, khi pH thay đổi, vi khuẩn có hại phát triển gây viêm nhiễm và tiết dịch nhiều hơn, dẫn đến bệnh huyết trắng.
Trường hợp khác là do sự xâm nhập của các tạp khuẩn từ bên ngoài qua quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không đúng cách, thụt rửa âm đạo thường xuyên…
Đặc trưng của bệnh nhiễm khuẩn âm đạo là dịch tiết ra nhiều, màu vàng hoặc trắng xám, loãng và thường có mùi hôi tanh kèm theo biểu hiện ngứa, nóng rát khó chịu.
2. Do nhiễm nấm Candida albicans
Mất cân bằng pH, dùng kháng sinh kéo dài, bệnh suy giảm miễn dịch như bệnh gan, HIV, tủy xương… là những yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển gây bệnh huyết trắng.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh do nấm Candida albicans là khí hư có màu trắng đục, vón cục, dính như bã đậu, thường không có mùi hôi nhưng kèm theo ngứa rát nhiều ở vùng kín.
3. Do nhiễm Trichomonas
Phụ nữ thường bị lây nhiễm trùng roi Trichomonas qua quan hệ tình dục hoặc từ nguồn nước, khăn tắm khi vệ sinh vùng kín. Bệnh do Trichomonas thường có các biểu hiện đặc trưng như khí hư ra nhiều, màu vàng xanh, loãng, có bọt, mùi hôi tanh kèm theo ngứa rát âm đạo.
4. Do mắc các bệnh sinh dục khác
Một số bệnh lý đường sinh dục có thể gây ra bệnh huyết trắng, thường gặp nhất là:
- U xơ tử cung: Khí hư ra nhiều, đôi khi lẫn máu hoặc mủ, kinh nguyệt không đều, chảy máu âm đạo bất thường…
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Khí hư ra nhiều, dính thành từng mảng, màu sắc bất thường, mùi hôi kèm theo đau bụng dưới hay chảy máu nếu viêm nặng.
IV. Bị ra huyết trắng khi nào cần gặp bác sĩ?
Chị em nên thăm khám bác sĩ khi gặp những bất thường sau:
- Cảm giác ngứa ngáy, nóng rát khó chịu tại âm đạo
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Khí hư có màu sắc lạ, mùi hôi tanh, có bọt
- Đau bụng dưới
- Tiểu buốt, tiểu rắt
- Đau khi quan hệ tình dục
Ngoài ra, phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả nếu có những bất thường vùng kín.
V. Cách phòng và điều trị phụ nữ ra huyết trắng
Để dứt điểm bệnh huyết trắng hiệu quả cần tuân thủ đúng các nguyên tắc điều trị và chăm sóc bản thân thật tốt để phòng tránh bệnh tái phát.
1. Các phòng bệnh huyết trắng
Một số cách để phòng tránh bệnh huyết trắng cho chị em như sau:
- Vệ sinh vùng kín hằng ngày, đặc biệt là ngày đèn đỏ, không thụt rửa quá sâu.
- Sử dụng loại dung dịch vệ sinh vùng kín phù hợp
- Không mặc quần bó sát, sử dụng quần lót thấm hút tốt
- Quan hệ tình dục với biện pháp bảo vệ an toàn
- Không lạm dụng kháng sinh.
2. Các điều trị bệnh huyết trắng
Việc điều trị bệnh huyết trắng phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh cụ thể, bác sĩ chuyên môn sau khi thăm khám phụ khoa sẽ xác định nguyên nhân và phác đồ điều trị cụ thể như:
- Nhiễm nấm Candida albicans: Đặt âm đạo với Miconazole hay Clotrimazole viên 100 mg trong 7 ngày. Hoặc uống Fluconazole liều duy nhất 150 mg.
- Nhiễm trùng roi Trichomonas: Uống Tinidazole hoặc Secnidazole 2000 mg, liều duy nhất.
- Nhiễm khuẩn âm đạo: Uống Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày, hoặc 2000 mg với liều duy nhất.
Lưu ý: Chị em chỉ sử dụng thuốc điều trị khi có sự thăm khám, kê đơn từ bác sĩ vài tuân thủ đúng chỉ định, liệu trình – phác đồ điều trị. Ngoài ra, cũng cần kết hợp với vệ sinh âm đạo đúng cách và chế độ sinh hoạt lành mạnh.
VI. Bị huyết trắng có sao không? Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không?
1. Bị huyết trắng có sao không?
Bệnh huyết trắng có thể gây ra các tác động:
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Bệnh gây đau rát, khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng và hạnh phúc gia đình.
- Ảnh hưởng tâm lý: Vùng kín luôn ngứa ngáy, tiết nhiều dịch khiến chị em có tâm lý lo lắng, bất an, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Đe doạ khả năng sinh sản: Bệnh thường không gây nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như vô sinh hay ung thư cổ tử cung.
2. Bị bệnh huyết trắng có nguy hiểm không?
Bệnh huyết trắng mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng nếu kéo dài, lây lan hoặc tái phát nhiều lần, có thể gây nguy cơ vô sinh và tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Bệnh này có thể gây phiền toái và khó chịu cho phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của đôi vợ chồng.
Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, nếu được chữa trị ở giai đoạn đầu, bệnh huyết trắng không ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bệnh do nấm kéo dài và không được điều trị, có thể gây viêm nhiễm, thủng màng ối non hoặc rỉ ối non, dẫn đến nguy cơ sinh non.
Như vậy, mong rằng những thông tin của bài viết trên đã giúp chị em hiểu rõ hơn về huyết trắng và cách chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ một cách tốt nhất. Trong đó, trong quá trình điều trị khí hư mà bạn cần tư vấn cách cải thiện bệnh này thì có thể liên hệ hotline 0963 910 188 để được Đội ngũ Dược sĩ Lavima hỗ trợ tận tâm và chi tiết.