Khí hư ra nhiều vào thời kỳ mãn kinh không? Mãn kinh có ra huyết trắng không? Thực tế, phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh vẫn có thể xuất hiện huyết trắng, tuy nhiên số lượng thường không nhiều.

Mãn kinh có ra huyết trắng là vấn đề mà rất nhiều phụ nữ quan tâm bởi bất kỳ sự thay đổi nào của huyết trắng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy, thực tế phụ nữ khi mãn kinh có huyết trắng không? Cách xử lý thế nào? Trong bài viết dưới đây, dược sĩ Lavima sẽ giải đáp chi tiết về tình trạng này nhé.

Mãn kinh có huyết trắng không? Cách xử lý thế nào?
Mãn kinh có huyết trắng không và cách xử lý thế nào?

I. Giải đáp: Mãn kinh có huyết trắng không?

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên của sự phát triển sinh lý trong cuộc đời của mỗi phụ nữ. Đây là thời điểm đánh dấu sự chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản ở chị em. Một phụ nữ được coi là đã vào mãn kinh khi không có chu kỳ kinh trong suốt 12 tháng liên tiếp(1). Tuy nhiên, các biến đổi trong cơ thể thường xảy ra trước thời điểm này trong một khoảng thời gian dài. Khoảng thời gian này thường được gọi là giai đoạn tiền mãn kinh.

Ở độ tuổi tiền mãn kinh, sau tuổi 40, hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng nội tiết tố nữ dẫn đến môi trường âm đạo mất cân bằng sinh lý. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của các mầm bệnh, gây viêm nhiễm phụ khoa, thường gặp là bệnh huyết trắng (khí hư).

Do đó, khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, việc xuất hiện huyết trắng là hiện tượng bình thường, tuy nhiên số lượng sẽ ít hơn. Nhưng nếu huyết trắng ra nhiều và có màu lạ hoặc mùi hôi là dấu hiệu của bệnh lý.

Mãn kinh có huyết trắng không? Cách xử lý thế nào?
Vào giai đoạn mãn kinh, huyết trắng cũng xuất hiện nhưng với số lượng ít hơn bình thường

*Lưu ý: Khi gặp phải tình trạng bất thường của khí hư trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, các chị em phụ nữ nên nhanh chóng nên đi khám phụ khoa để được điều trị kịp thời. Điều này giúp khắc phục vấn đề sớm, tránh tình trạng kéo dài có thể dẫn đến viêm âm đạo, ung thư cổ tử cung và trong tình huống nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong.

| Có thể quan tâm:

II. Biểu hiện ra huyết trắng khi mãn kinh

Trong giai đoạn mãn kinh, phụ nữ có thể gặp các các biểu hiện ra huyết trắng bất thường như huyết trắng tiết nhiều hơn, thường đi kèm với vùng kín có mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy, nóng rát ở vùng kín. 

Tình trạng này lâu dần có thể khiến chị em không thoải mái khi sinh hoạt hàng ngày và làm giảm ham muốn quan hệ tình dục. Đồng thời, huyết trắng kéo dài trong giai đoạn mãn kinh có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như ư xơ tử cung, ung thư tử cung,…

Mãn kinh có huyết trắng không? Cách xử lý thế nào?
Mãn kinh có huyết trắng không? Huyết trắng ra nhiều khi mãn kinh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và đời sống vợ chồng như nào?

III. Nguyên nhân phụ nữ mãn kinh bị ra huyết trắng

Mãn kinh là thời kỳ mà cơ thể phụ nữ trải qua nhiều biến đổi, đặc biệt là nội tiết tố nữ. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, béo phì, đái tháo đường,… Hơn nữa, ở giai đoạn này, chức năng sinh lý nữ cũng bị suy giảm, dẫn đến nhiều bệnh lý phụ khoa. Trong đó, xuất hiện khí hư bất thường là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh.

Các nguyên nhân xuất hiện khí hư xuất hiện ở tuổi mãn kinh như:

1. Do sụt giảm nội tiết tố

Trước khi chấm dứt chu kỳ kinh, cơ thể trải qua nhiều biến đổi. Sự sụt giảm đáng kể của hormone nữ estrogen và progesterone làm giảm dịch âm đạo và gây khô âm đạo, dễ kích ứng. Tuy nhiên, sau mãn kinh, cơ thể có cơ chế tiết thêm khí hư để đối phó với tình trạng này.

Mãn kinh có huyết trắng không? Cách xử lý thế nào?
Nồng độ hormone sinh dục nữ giảm đi đáng kể ở tuổi mãn kinh.

2. Khu vực vùng kín trở nên mỏng và nhạy cảm hơn 

Lúc này, da ở vùng nhạy cảm trở nên mỏng và mềm hơn trong giai đoạn mãn kinh. Đặc biệt, da ở khu vực âm đạo trở nên dễ bị kích ứng hơn khi tiếp xúc với nước tiểu. Điều này có thể tạo ra nguy cơ cao hơn cho viêm nhiễm âm đạo, và cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng tiết dịch hoặc sản xuất khí hư để cảnh báo tình trạng này.

3. Dịch âm đạo không được tiết thường xuyên

Phụ nữ sau phẫu thuật cắt tử cung thì giai đoạn mãn kinh thường đến sớm hơn, lúc này âm đạo vẫn sản xuất nhiều dịch bôi trơn, giảm ma sát và đau rát khi quan hệ. Nhưng khi phụ nữ sau phẫu thuật không quan hệ tình dục trong thời gian dài, âm đạo có thể ngắn và hẹp, gây teo âm đạo, làm âm đạo khô và dễ gặp viêm nhiễm.

IV. Mãn kinh có nhiều huyết trắng là dấu hiệu bệnh gì?

Trong giai đoạn mãn kinh, nếu âm đạo ra nhiều huyết trắng cùng với các dấu hiệu khác như khô rát, ngứa ngáy vùng kín, mùi hôi,… thì có thể bạn đang gặp một số vấn đề sức khỏe phụ khoa sau đây:

1. Viêm âm đạo  

Đây là một trong những bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất trong giai đoạn mãn kinh, vì lúc này lượng dịch tiết ra thường không đủ để tạo độ ẩm cho âm đạo, dẫn đến khô rát và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây viêm. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp viêm âm đạo đều làm huyết trắng ra nhiều, do đó cần quan sát thêm các dấu hiệu như màu sắc, mùi hôi, ngứa ngáy, sưng đỏ,… để xác định bệnh.

Mãn kinh có huyết trắng không? Cách xử lý thế nào?
Viêm âm đạo là một trong những bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất trong giai đoạn mãn kinh.

2. Nấm âm đạo

Ở tuổi mãn kinh, phụ nữ dễ bị nhiễm nấm âm đạo hơn do sức đề kháng của âm đạo suy giảm và nội tiết tố rối loạn. Khi bị nấm âm đạo, có thể gặp hiện tượng huyết trắng ra nhiều, mùi hôi, ngứa ngáy, đau rát khi quan hệ tình dục và khi tiểu tiện.

Mãn kinh có huyết trắng không? Cách xử lý thế nào?
Ở tuổi mãn kinh dễ bị nhiễm nấm âm đạo hơn do sức đề kháng suy giảm và nội tiết tố rối loạn.

3. Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh lý nguy hiểm phổ biến ở phụ nữ, thường phát triển trong giai đoạn tiền mãn kinh và gây tình trạng huyết trắng bất thường. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào huyết trắng không đủ để xác định viêm cổ tử cung, bạn cần theo dõi thêm các triệu chứng nhiễm nấm, nhiễm khuẩn âm đạo đi kèm.

Mãn kinh có huyết trắng không? Cách xử lý thế nào?
Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh lý nguy hiểm phổ biến ở giai đoạn tiền mãn kinh.

4. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng thường đi kèm với các triệu chứng như khí hư ra bất thường, mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy,… Các triệu chứng này thường giống với các bệnh phụ khoa khác, do đó, nếu gặp bất kỳ triệu chứng nghi ngờ, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Mãn kinh có huyết trắng không? Cách xử lý thế nào?
Viêm lộ tuyến khi mãn kinh cũng thường gây ra tình trạng khí hư thay đổi bất thường.

V. Ra khí hư ở mãn kinh sẽ kéo dài bao lâu? 

Giai đoạn tiền mãn kinh thường làm cơ thể thay đổi, nhưng sau khoảng 1 năm không có kinh, người phụ nữ chính thức vào mãn kinh thì cơ thể sẽ ổn định trở lại.

Điều này khó để dự đoán tình trạng sản xuất khí hư ở tuổi mãn kinh kéo dài bao lâu, phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Lượng dịch âm đạo sẽ giảm sau khi kết thúc chu kỳ kinh và phụ nữ có thể cần sử dụng thuốc bôi trơn để giảm khô âm đạo và đau đớn trong quan hệ tình dục.

VI. Nên làm gì nếu mãn kinh có huyết trắng nhiều, bất thường?  

Nếu phụ nữ mãn kinh gặp tình trạng ra huyết trắng nhiều, ít thất thường thì có thể thực hiện các phương pháp sau để giải quyết tình trạng này:

1. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Vệ sinh vùng kín đúng cách là bước quan trọng đầu tiên để kiểm soát tình trạng ra huyết trắng bất thường. Vì thế, bạn nên vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ một cách nhẹ nhàng rồi lau khô bằng khăn sạch. Đặc biệt, chị em có thể dùng kết hợp bộ đôi Gel rửa và gel bôi Lavima rửa ngoài bôi trong để làm sạch vùng kín mỗi ngày. 

Xem thêm: khăn ướt vệ sinh phụ nữ

2. Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng sẽ giúp “cô bé” khỏe mạnh hơn. Trong đó, một số thực phẩm như sữa chua tự nhiên, nước ép nam việt quất, nước chanh và rau lá xanh có thể giúp phòng tránh viêm nhiễm âm đạo. Ngoài ra, cần đảm bảo duy trì đủ lượng nước mỗi ngày để giúp bôi trơn âm đạo và ngăn mùi hôi khó chịu.

Ngoài sử dụng sữa chua không đường để bổ sung lợi khuẩn vùng kín, tăng cường sức đề kháng, chị em có thể sử dụng thêm men vi sinh phụ khoa như Lavima Biotic với tác dụng bổ sung 1.7 tỷ lợi khuẩn cho “cô bé”.

3. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phụ nữ giai đoạn mãn kinh cần chú ý duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc giúp cơ thể và vùng kín khỏe mạnh. Bạn cũng đừng quên thăm khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện sớm vấn đề và điều trị kịp thời.

Mãn kinh có huyết trắng không? Cách xử lý thế nào?
Phụ nữ mãn kinh cần thăm khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện vấn đề và điều trị sớm.

4. Dùng thuốc Tây 

Mãn kinh ra huyết trắng có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa, do đó nếu bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp, thường bao gồm:

5. Các mẹo dân gian

Ngoài sử dụng các thuốc đặc trị, bạn cũng có thể tham khảo thêm các mẹo dân gian để cải thiện dấu hiệu viêm âm đạo như:

  • Vệ sinh bằng lá trầu không: Rửa sạch bằng nước muối, giã nát và pha với nước ấm, sau đó lọc bỏ bã và sử dụng để rửa vùng kín.
  • Vệ sinh bằng lá trà xanh: Cách sử dụng tương tự như lá trầu không.
  • Rửa vùng kín bằng nước húng quế: Rửa sạch lá húng quế, đun sôi và lọc lấy nước để sử dụng.
  • Ăn tỏi: Ăn 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày.
Mãn kinh có huyết trắng không? Cách xử lý thế nào?
Có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng viêm âm đạo.

6. Cách chữa theo Đông y

Một số bài thuốc Đông y có thể hỗ trợ điều trị triệu chứng ra huyết trắng ở phụ nữ như sau:

  • Âm hư nội nhiệt: Bài thuốc này bao gồm 12g mỗi vị sinh địa, sơn thù, bạch linh, trạch tả, đại cốt bì và 20g mỗi vị sinh mẫu lệ, quy bản, long cốt. Bạn rửa tất cả, sắc kỹ ba lần rồi uống để thanh nhiệt và thải trừ tác nhân gây bệnh.
  • Thuốc trị thận dương hư: Bài thuốc gồm 12g mỗi vị củ mài, bạch linh, đan bì và 4g mỗi vị phụ tử, nhục quế. Bạn sắc nhỏ lửa để lấy nước uống và có thể đun lại để uống nhiều lần.

VII. Mãn kinh có huyết trắng – Khi nào cần đi khám?

Một số biểu hiện cho thấy vùng kín của bạn đang gặp vấn đề, cần phải đi thăm khám để được điều trị, cụ thể:

  • Khí hư ra nhiều kéo dài, màu sắc thay đổi như màu vàng, xanh, xám, hồng và thể chất dày đặc, vón cục hoặc loãng có bọt.
  • Mùi hôi khá nặng.
  • Cảm giác nóng rát trong vùng kín.
  • Ngứa ngáy dữ dội.
  • Vùng kín bị sưng đỏ, phát ban, lở loét.
  • Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu.
  • Đau khi quan hệ tình dục.

Bên cạnh đó, bất kỳ lúc nào bị chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh cũng là dấu hiệu bất thường và cần phải đi khám ngay lập tức để được đánh giá và điều trị.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về câu hỏi phụ nữ mãn kinh có huyết trắng không, cùng với những thông tin liên quan. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.

Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến việc chăm sóc vùng kín sau mãn kinh và phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa, bạn có thể liên hệ qua hotline 0963 910 188 để được đội ngũ Dược sĩ Đại học của Lavima.vn tư vấn một cách chi tiết và tận tâm.

Tài liệu tham khảo: 

(1)https://www.healthline.com/health/womens-health/menopause-discharge

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
Chat Facebook
Chat Zalok