Huyết trắng có máu hay huyết trắng màu đỏ có phải do nhiễm bệnh lý không? Cần xử lý và phòng tránh hiện tượng này thế nào? Tìm hiểu ngay!
Huyết trắng có máu là một trong những hiện tượng huyết trắng bất thường hay gặp nhất và là nỗi “ám ảnh” của nhiều chị em phụ nữ. Hiện tượng ra huyết trắng có máu hay huyết trắng màu đỏ có phải là bệnh lý huyết trắng? Cần xử lý và phòng tránh hiện tượng ra huyết trắng có lẫn máu này như thế nào? Trong bài viết dưới đây, dược sĩ Lavima sẽ giải đáp giúp bạn nhé.
Mục Lục
I. Huyết trắng có máu là bệnh gì?
Theo Cleveland Clinic(1), huyết trắng là dịch tiết sinh lý bình thường của cơ thể, giúp phản ánh tình trạng sức khỏe của “cô bé”. Huyết trắng bình thường có màu trắng hoặc trong như lòng trắng trứng, hơi dai, dính và không có mùi khó chịu.
Khi huyết trắng có lẫn máu hay ra huyết trắng có màu đỏ, đó là một tín hiệu bất thường. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu sinh lý của cơ thể và không đáng lo ngại. Nhưng hiện tượng này cũng có thể là triệu chứng cảnh báo sớm về bệnh phụ khoa nguy hiểm ở nữ giới, chị em không được chủ quan.
II. Dấu hiệu huyết trắng có máu
Dấu hiệu ra huyết trắng có máu cũng có nhiều dạng, thường gặp là:
- Ra huyết trắng có lẫn ít máu hoặc ra huyết trắng có lẫn sợi máu: những trường hợp này dịch huyết trắng ra vẫn trong và dai, nhưng có lẫn các sợi máu với lượng máu ít. Đây đơn thuần là tình trạng ra huyết trắng kèm theo máu.
- Ra huyết trắng màu đỏ hoặc huyết trắng màu nâu đỏ: ở trường hợp này, huyết trắng chuyển màu hoàn toàn, lượng máu ra cũng nhiều hơn, gần như không còn nhận ra màu trắng sinh lý. Ngoài triệu chứng ra huyết trắng lẫn máu, chị em có thể kèm theo những dấu hiệu như: đau bụng dưới, ngứa vùng kín, tiểu rát,…
III. Tại sao huyết trắng có màu đỏ?
Nguyên nhân huyết trắng có máu gồm những nguyên nhân sau đây:
1. Do chu kỳ kinh nguyệt còn sót lại
Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, chị em không cần lo lắng. Sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, máu kinh chưa được đào thải hết có thể lẫn vào khí hư dẫn đến hiện tượng huyết trắng có sợi máu. Chị em vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tình trạng này sẽ hết sau vài ngày.
2. Do rối loạn kinh nguyệt
Khi kinh nguyệt không đều, nội tiết tố trong cơ thể không được ổn định sẽ kéo theo hiện tượng ra huyết trắng bất thường. Thường gặp nhất là ra huyết trắng kèm máu vào những ngày trước chu kỳ kinh nguyệt. Chị em nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc tránh stress, căng thẳng quá độ,… vì đây có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt của mình nhé.
3. Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Hiện tượng trong huyết trắng có máu cũng có thể gặp phải khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Đây là một trong những tác dụng phụ có thể gặp phải sử dụng loại thuốc này, thường sẽ kéo dài vài ngày sau khi dùng.
4. Hiện tượng máu báo có thai
Sau khi thụ thai khoảng 1 – 2 tuần thì chị em có thể bắt gặp một ít máu ra cùng với huyết trắng. Đây là dấu hiệu báo thai sớm, ngoài ra bạn còn có thể gặp các dấu hiệu khác như chậm kinh, buồn nôn, đau tức ngực,…
5. Do quan hệ tình dục quá mạnh
Chị em lưu ý nếu quan hệ tình dục quá mạnh có thể gây tổn thương bên trong âm đạo dẫn đến chảy máu, là nguyên nhân ra huyết trắng lẫn sợi máu.
6. Do mắc bệnh viêm âm đạo
Viêm âm đạo là một bệnh lý phụ khoa phổ biến, nếu không chữa trị sớm rất dễ chuyển thành mạn tính và nguy cơ mắc các bệnh viêm tử cung, viêm vùng chậu,… Ra huyết trắng có máu và khí hư có mùi chua khó chịu là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này.
- Trường hợp ra huyết trắng lẫn máu, đặc, có lợn cợn bột trắng kèm theo ngứa rát dữ dội. Đây là những dấu hiệu bị viêm âm đạo do nấm Candida.
- Trường hợp huyết trắng màu trắng đục hoặc khí hư màu vàng, có thể có máu, dạng đặc quánh như keo hoặc có bọt, cảm giác ngứa râm ran. Đây là những triệu chứng đặc trưng của viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc do trùng roi Trichomonas.
7. Do lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là khi nội mạc tử cung di chuyển lạc đến nơi khác ngoài buồng tử cung. Nơi này có thể là lớp cơ của thành tử cung, cũng có thể ở ngoài tử cung như buồng trứng, màng bụng, thành ruột hay thậm chí là thận, phổi.
Sự di chuyển lạc chỗ này gây ra những con đau bụng kinh dữ dội, mệt mỏi, ra huyết trắng kèm máu giống như rong kinh và đau buốt khi đi tiểu tiện, đại tiện. Đây cũng là nguyên nhân điển hình gây vô sinh ở phụ nữ, chị em cần phát hiện và điều trị sớm.
8. Do viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm phần cổ tử cung lộ tuyến, rất dễ lây nhiễm sang các bộ phận xung quanh nếu không điều trị sớm. Dấu hiệu của viêm lộ tuyến là huyết trắng lẫn máu ra nhiều, đôi khi có mủ, thường dính thành từng mảng và có mùi hôi rất khó chịu. Vùng kín lúc nào cũng ẩm ướt và có thể đau lưng, đau bụng dưới(2).
9. Do polyp tử cung
Một nguyên nhân khác không thể bỏ qua khi bị ra huyết trắng lẫn máu là polyp tử cung. Bệnh lý này thường kèm theo triệu chứng như chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, kéo dài, khí hư có mùi hôi, đau bụng dưới và dễ chảy máu khi quan hệ. Polyp để lâu có thể biến chứng thành ung thư cổ tử cung nên chị em cần phải cảnh giác.
10. Do ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung do những tế bào ác tính phát triển bất thường, vượt tầm kiểm soát của cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Khi bị ung thư cổ tử cung thường có các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, ra huyết trắng màu đỏ, mùi hôi nặng, đau bụng kéo dài, đau khi quan hệ,… Bệnh thường gặp ở nữ giới có quan hệ tình dục sớm, không an toàn, sinh con nhiều khi còn trẻ hoặc do điều trị các bệnh phụ khoa không kịp thời.
IV. Cách xử lý khi bị huyết trắng có máu
Khi gặp tình trạng huyết trắng có máu, trước hết chị em cần bình tĩnh xác định nguyên nhân tại sao mình ra huyết trắng bất thường. Hãy rà soát lại 10 nguyên nhân huyết trắng có máu kể trên để có cách xử lý thích hợp nhất nhé.
Nếu huyết trắng có lẫn sợi máu mà nguyên nhân là do kinh nguyệt còn sót lại, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hay rối loạn kinh nguyệt,… thì chị em không cần quá lo lắng. Đây là sinh lý bình thường của cơ thể. Để khắc phục, chị em có thể sử dụng biện pháp tránh thai an toàn khác, thay đổi chế độ ăn uống khoa học hợp lý,…
Mặt khác, nếu xác định huyết trắng có máu là do các bệnh lý phụ khoa gây ra thì chị em cần tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín. Viêm phụ khoa không khó để điều trị, có thể chữa bằng phương pháp Tây y hoặc các bài thuốc Đông y.
Mục đích là kìm hãm và tiêu diệt các chủng nấm khuẩn gây viêm nhiễm. Đồng thời khôi phục lại hệ cân bằng vi sinh và pH âm đạo. Quan trọng là chị em cần phát hiện và chữa trị sớm để tránh bệnh tái phát nhiều lần và phát triển thành biến chứng.
V. Cách phòng tránh bệnh huyết trắng ra máu
Dù là nguyên nhân nào thì huyết trắng có máu cũng là một hiện tượng huyết trắng bất thường. Vì thế, bạn đừng bao giờ chủ quan với những dấu hiệu cảnh báo của cô bé nhé. Để phòng tránh bệnh huyết trắng ra máu, chị em nên:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Vệ sinh thường xuyên, không thụt rửa sâu và không sử dụng các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, có pH ngoài khoảng 3,8 – 4,5 (vùng pH sinh lý của âm đạo)
- Luôn giữ vùng kín khô thoáng, chọn quần nhỏ chất cotton, không mặc quần quá bó, bí bách. Nếu quần lót dính vết dâu hay khí hư thì có thể dùng nước giặt đồ lót Lavima để loại bỏ hoàn toàn.
- Thay băng thường xuyên trong những ngày đèn đỏ, không vệ sinh bằng các sản phẩm sát khuẩn mạnh.
- Quan hệ tình dục lành mạnh và tránh thai an toàn, hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Hạn chế đồ ngọt, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và bổ sung lợi khuẩn để tăng cường đề kháng như ăn sữa chua không đường hoặc dùng men vi sinh vùng kín Lavima Biotic.
Trên đây là những chia sẻ của Lavima.vn về tình trạng huyết trắng có máu, bao gồm nguyên nhân, cách xử lý và cách để phòng tránh khi ra huyết trắng lẫn máu bất thường. Nếu có thắc mắc, chị em hãy gọi tới hotline 0963 910 188 để được các Dược sĩ tư vấn Miễn phí và tận tâm nhất!
| Có thể bạn quan tâm:
- Khí hư ra nhiều – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị tốt
- Huyết trắng vón cục như bã đậu là dấu hiệu của bệnh gì?
- Vì sao vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa và cách xử lý?
- Chữa Khí Hư Ra Loãng Như Nước Từ A Tới Z
Tài liệu tham khảo:
(1)https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/4719-vaginal-discharge
(2)https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23053-cervical-ectropion